0
Tải bản đầy đủ (.doc) (81 trang)

Đặc điểm của thấu kính hội tụ :

Một phần của tài liệu GIÁO ÁN LÍ 9 CẢ NĂM (Trang 29 -31 )

.

I / MỤC TIÊU :

1 . Nhận dạng được thấu kính hội tụ .

2 . Mô tả được sự khúc xạ của các tia sáng đặc biệt ( Tia tới quang tâm , tia song song với trục chính và tia

có phương qua tiêu điểm ) qua thấu kính hội tụ .

3 . Vận dụng được các kiến thức đã học để giải bài tập đơn giản về thấu kính hội tụ và giải thích một vài

hiện tượng thường gặp trong thực tế .

II/ CHUẨN BỊ:

* Đối với mỗi nhóm HS :

- 1 thấu kính hội tụ có tiêu cự khoảng 12cm , 1 giá quang học

- 1 màn hứng để quan sát đường truyền của chùm sáng ,1 nguồn sáng phát ra chùm ba tia sáng song song

III/ TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG CỦA HS : 1/ Ổn định tổ chức : 1/ Ổn định tổ chức :

2/ Kiểm tra bài cũ :( 5’ ) a) Nêu kết luận về sự thay đổi góc khúc xạ theo góc tới ?

b) GV vẽ tia khúc xạ trong 2 trường hợp : - Tia sáng truyền từ không khí sang thủy tinh . Tia sáng truyền từ nước sang không khí . Yêu cầu HS lên bảng vẽ tiếp tia tới ?

3/ Bài mới :

T.G HOẠT ĐỘNG CỦA HS TRỢ GIÚP CỦA GV NỘI DUNG

10’ * Hoạt động 1: Nhận biết đặc điểm của thấu kính hội tụ : a) Các nhóm HS bố trí và tiến hành TN như hình 42.2 SGK

b) Từng HS suy nghĩ và trả lời Câu C1 : Chùm tia khúc xạ ra khỏi thấu kính là chùm hội tụ

c) Cá nhân đọc phần thông báo về tia tới và tia ló trong SGK

+ Câu C2 :HS quan sát hình 42.2 để trả lời : Tia sáng đi tới thấu kính là tia tới . Tia khúc xạ ra khỏi thấu kính là tia ló

+ Hướng dẫn HS tiến hành TN . Theo dõi và giúp đỡ các nhóm yếu . Hướng dẫn các em đặc đúng các dụng cụ TN đúng vị trí .

+ Đối với HS khá giỏi trước khi bố trí TN hình 42.2 . GV có thể làm thêm TN sau : dùng thấu kính hội tụ hứng 1chùm sáng song song ( Chùm sáng mặt trời hay ánh sáng ngọc đèn đặt ở xa ) lên màn hứng ảnh . Từ từ dịch chuyển tấm bìa ra xa thấu kính . Yêu cầu HS quan sát và trả lời câu hỏi sau : Kích thước vết sáng trên màn thay đổi thế nào ? Dự đoán chùm khúc xạra khỏi thấu kính có đặc điểm gì ? Sau khi HS trả lời các câu hỏi trên mới bố trí TN 42.2 + Yêu cầu HS trả lời Câu C1 . Thông báo về tia tới và tia ló

+ Yêu cầu HS trả lời Câu C2 .

I / Đặc điểm của thấu kính hội tụ : kính hội tụ :

1/ Thí nghiệm :

Bố trí TN như hình 42.2 SGK .

+ Câu C1 : chùm hội tụ

+ Câu C2 : - Tia sáng đi tới Thấu kính là tia tới . - Tia khúc xạ ra khỏi thấu kính là tia ló

2/ Hình dạng của thấu kính hội tụ : kính hội tụ :

5’ * Hoạt động 2 : Nhận biết hình dạng của thấu kính hội tụ :

a) Từng HS trả lời Câu C3 : - Phần rìa của thấu kính hội tụ mỏng hơn phần giữa . b) Cá nhân đọc phần thông báo về thấu kính và thấu kính hội tụ trong SGK .

+ Yêu cầu HS trả lời câu C3 . + Thông báo về chất liệu làm thấu kính hội tụ thường dùng trong thực tế . Nhận biết thấu kính hội tụ dựa vào hình vẽ và ký hiệu thấu kính hội tụ . + Vẽ hình 42.3 a,b,c,d SGK

+ Câu C3 :

* Thấu kính được làm bằng vật liệu trong suốt ( thường là thủy tinh hoặc

nhựa ) . Ký hiệu về thấu

kính hội tụ .

15' * Hoạt động 3 : Tìm hiểu các khái niệm trục chính , quang tâm , tiêu điểm , tiêu cự của thấu kính hội tụ : a) Tìm hiểu khái niệm trục chính :

- Các nhóm thực hiện lại TN hình 42.2 . Thảo luận nhóm để Trả lời Câu C4 : Trong 3 tia sáng tới thấu kính , tia ở giữa truyền thẳng , không bị đổi hướng. Có thể dùng thẳng kiểm tra đường truyền của tia sáng đó .

b)Tìm hiểu khái niệm quang

tâm . Từng HS đọc phần

thông báo về khái niệm quang tâm

c) Tìm hiểu khái niệm tiêu điểm : - Các nhóm tiến hành lại TNhình 42.2 SGK .

- Trả lời Câu C5 :-Điểm hội tụ F của chùm tia tới song song với trục chính của thấu kính , nằm trên trục chính . - Biểu diễn bằng hình vẽ chùm tia tới và chùm tia ló

d) Tìm hiểu khái niệm về tiêu cự :

- Từng HS đọc phần thông báo về khái niệm tiêu cự

+ Yêu cầu HS trả lời Câu C4 : - Hướng dẫn HS quan sát TN , đưa ra dự đoán .

- Yêu cầu HS tìm cách kiểm tra dự đoán ( có thể dùng thước thẳng ) . - Thông báo về khái niệm trục chính . + Thông báo về khái niệm quang tâm GV làm TN : Khi chiếu tia sáng bất kỳ qua quang tâm thì nó tiếp tục truyền thẳng , không đổi hướng

+ Hướng dẫn HS tìm hiểu khái niệm tiêu điểm .

+ Yêu cầu HS quan sát lại TN để trả lời Câu C5

- Trả lời Câu C6 : Khi đó chùm tia ló vẫn hội tụ tại 1 điểm trên trục chính ( Điểm F’ )

+ Thông báo khái niệm về tiêu cự + GV làm TN đối với tia tới qua tiêu điểm

II/ Trục chính , quang tâm , tiêu điểm , tiêu cự của thấu kính hội tụ : 1/ Trục chính :+ Câu C4

Trong các tia tới vuông góc với mặt thấu kinh hội tụ , có 1 tia cho tia ló truyền thẳng không đổi hướng . Tia này trùng với 1 đường thẳng được gọi

là trục chính (∆) của TK

2/ Quang tâm :

Trục chính của thấu kính hội tụ đi qua 1 điểm O trong thấu kính mà mọi tia sáng tới điểm này đều truyền thẳng , không đổi hướng . Điểm O gọi là quang tâm của thấu kính

3/Tiêu điểm :

Là chùm tia ló hội tụ tại 1 điểm F nằm trên trục chính . Điểm đó gọi là tiêu điểm của thấu kính hội tụ . Mỗi thấu kính có 2 tiêu điểm F và F’ .

4/ Tiêu cự :

Khoảng cách từ quang tâm đến mỗi tiêu điểm OF = OF’ = f Gọi là tiêu cự của thấu kính .

10’ * Hoạt động 4 : Củng cố và vận dụng :

a) Từng HS trả lời câu hỏi của GV .

b) Cá nhân suy nghĩ trả lời Câu C7 và C8 .

+ Câu Hỏi : - Nêu các cách nhận biết thấu kính hội tụ ?

- Cho biết đặc điểm đường truyền của 1 số tia sáng qua thấu kính hội tụ ?

+ Yêu cầu HS trả lời Câu C7 : Vẽ hình

đường truyền của 3 tia sáng

- Trả lời Câu C8 : là thấu kính có phần rìa mỏng hơn phần giữa . Nếu chiếu 1 chùm sáng tới song song với trục chính của TK hội tụ thì chùm tia ló sẽ hội tụ tại tiêu điểm của thấu kính

Một phần của tài liệu GIÁO ÁN LÍ 9 CẢ NĂM (Trang 29 -31 )

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×