1. Định kỳ hoặc một lần
Việc cấp dưỡng có thể được thực hiện định kỳ hàng tháng, hàng quý, nửa năm, hàng năm hoặc một lần (Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 Điều 54).
a. Cấp dưỡng định kỳ
Tháng, quý, năm. Cấp theo định kỳ hay một lần và nếu cấp theo định kỳ, thì định kỳ nào sẽ được lựa chọn, hẳn là các vấn đề được giải quyết, trước hết, theo sự thoả thuận giữa các bên. Toà án chỉ can thiệp một khi các bên không có được sự thoả thuận cần thiết. Trước khi xác định phương thức cấp dưỡng, Toà án thường cân nhắc dựa trên các dữ kiện vềđịnh kỳ thu nhập của người có nghĩa vụ cũng như vềđặc điểm của các nhu cầu của người được cấp dưỡng78. Riêng trong trường hợp cấp dưỡng cho
78 Ví dụ. người đang theo một chương trình học dài hạn có nhu cầu đóng học phí vào tháng 10 hàng năm, có nhu cầu trả tiền thuê nhà trọ vào đầu mỗi quý, có nhu cầu ăn uống, đi lại mỗi ngày. Người bệnh có nhu cầu tái khám cầu trả tiền thuê nhà trọ vào đầu mỗi quý, có nhu cầu ăn uống, đi lại mỗi ngày. Người bệnh có nhu cầu tái khám
con sau khi cha mẹ ly hôn, thì theo Toà án nhân dân tối cao, nếu giữa cha và mẹ không thoả thuận được, Toà án sẽ lựa chọn phương thức cấp dưỡng định kỳ hàng tháng79.
b. Cấp dưỡng một lần
Đặt vấn đề. Việc cấp dưỡng một lần được quy định chi tiết tại Nghị định số 70/2001/NĐ-CP Điều 18 khoản 2, 3 và 4. Các trường hợp cấp dưỡng một lần, theo Nghị định, bao gồm:
a. Có thoả thuận giữa người được cấp dưỡng hoặc người giám hộ của người đó và người có nghĩa vụ cấp dưỡng;
b. Có yêu cầu của người có nghĩa vụ cấp dưỡng và được Toà án chấp nhận;
c. Có yêu cầu của người được cấp dưỡng hoặc người giám hộ của người đó và được Toà án chấp nhận trong trường hợp người có nghĩa vụ cấp dưỡng thường xuyên có các hành vi phá tán tài sản hoặc cố tình trốn tránh việc thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng mà hiện có tài sản để thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng một lần;
d. Theo yêu cầu của người trực tiếp nuôi con khi vợ chồng ly hôn mà có thể trích từ phần tài sản được chia của bên có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con.
Cấp dưỡng một lần, số tài sản được chuyển giao chắc chắn có giá trị lớn (thường là một số tiền lớn) đối với người được cấp dưỡng. Ta có thể tự hỏi: 1. Số tiền được ấn định bằng cách nào ?; 2. Hình dung thế nào về mục đích, ý nghĩa của việc cấp dưỡng một lần ?
Ấn định số tiền cấp dưỡng một lần. Tất nhiên việc xác định mức cấp dưỡng, dù là một lần hay theo định kỳ, đều phải dựa vào các tiêu chí chung để đánh giá nhu cầu thiết yếu của người được cấp dưỡng, được thiết lập tại Nghị định số 70/2001/NĐ-CP đã dẫn, Điều 16 khoản 2, nghĩa là mức chi tiêu trung bình tại địa phương cho việc ăn, ở, mặc, học, khám chữa bệnh,... Sau khi đã xác định được mức chi tiêu trong một kỳ (mức cấp dưỡng hàng tháng, quý, năm), ta nhân kết quả thu được cho số kỳ cần cấp dưỡng để có được số tiền cấp dưỡng một lần.
Ngay lập tức, một vấn đề bật ra: làm thế nào xác định số kỳ (đúng ra là số năm) cần cấp dưỡng ?
- Nếu người được cấp dưỡng chưa thành niên, thì hẳn số năm cần cấp dưỡng là hiệu số giữa tuổi thành niên và tuổi ghi nhận lúc bắt đầu cấp dưỡng;
- Còn nếu người được cấp dưỡng đã thành niên, thì số năm cấp dưỡng được xác định như thế nào ? Suy nghĩ một cách vội vàng, ta có thể sẽ nói ngay rằng con số ấy phải được xác định tùy theo kết quả dự kiến về thời điểm kết thúc tình trạng cần được cấp dưỡng: năm hết tàn tật, phục hồi khả năng lao động, có tài sản để tự nuôi mình; năm kết hôn đối với người được cấp dưỡng là vợ (chồng) sau khi ly hôn; thậm chí năm chết (!?). Thế nhưng, việc xác định số tiền cấp dưỡng một lần cho người đã thành niên, dựa vào những tham số trên đây, khó có thểđược coi là một công việc nghiêm túc.
Ngay cả đối với việc cấp dưỡng cho người chưa thành niên, nếu được thực hiện một lần, cũng có thể trở nên không hợp lý trong nhiều trường hợp: giá cả tăng vọt, nhu
79 Xem Nghị quyết số 02/2000/NQ-HĐTP, đã dẫn, 11, c. Nghị quyết chỉ giải quyết vấn đề cấp dưỡng cho con sau khi ly hôn. Cũng trong cùng một vụ ly hôn, có thể còn có vấn đề cấp dưỡng cho vợ (chồng). sau khi ly hôn. Cũng trong cùng một vụ ly hôn, có thể còn có vấn đề cấp dưỡng cho vợ (chồng).
cầu thiết yếu thay đổi theo thời gian,... Nói chung, cấp dưỡng một lần chỉ là một sai sót trong hoạt động xây dựng pháp luật.
2. Bằng tiền, hiện vật hoặc bằng cách nuôi dưỡng
Tiền hoặc hiện vật. Cấp dưỡng bằng tiền là hình thức cấp dưỡng thông dụng nhất. Trong trường hợp người có nghĩa vụ không có nhiều tiền mặt, thì việc cấp dưỡng có thểđược thực hiện bằng hiện vật. Trên thực tế, hiện vật dùng để cấp dưỡng thường là sản phẩm làm ra bằng sức lao động của người có nghĩa vụ (ví dụ, lúa gạo, súc vật nuôi, trứng,...). Việc cấp dưỡng bằng tiền hay hiện vật được xác định theo thoả thuận giữa các bên, nếu không thoả thuận được, thì có thể yêu cầu Toà án giải quyết.
Tiền hoặc hiện vật cấp dưỡng được giao tại nơi cư trú của người được cấp dưỡng, trừ trường hợp có thoả thuận khác giữa các bên, áp dụng luật chung về địa điểm thực hiện nghĩa vụ.
Nuôi dưỡng. Trong khung cảnh của luật viết, việc trực tiếp nuôi dưỡng là một trong những biện pháp có tác dụng chấm dứt nghĩa vụ cấp dưỡng. Thế nhưng, ta đã nói rằng nghĩa vụ cấp dưỡng thực chất chỉ là một hình thức thực hiện nghĩa vụ nuôi dưỡng; bởi vậy, việc trực tiếp nuôi dưỡng đúng ra là biện pháp có tác dụng thay đổi hình thức thực hiện nghĩa vụ nuôi dưỡng hơn là chấm dứt nghĩa vụ cấp dưỡng.