Đại diện trong các giao dịch quan trọng. Các giao dịch quan trọng liên quan đến tài sản chung mà có giá trị lớn và các giao dịch khác mà theo quy định của pháp luật chỉ có thểđược xác lập với sựđồng ý của vợ, chồng đều phải do vợ và chồng cùng đứng ra xác lập. Tuy nhiên, vợ, chồng có thể uỷ quyền cho nhau để giao dịch trong các trường hợp ấy (Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 Điều 24 khoản 1). Việc uỷ quyền phải được lập thành văn bản (cùng điều luật).
Đại diện trong trường hợp một bên mất hoặc bị hạn chế năng lực hành vi. “Vợ, chồng đại diện cho nhau khi một bên mất năng lực hành vi mà bên kia có đủđiều kiện làm người giám hộ hoặc khi một bên bị hạn chế năng lực hành vi mà bên kia được Toà án chỉđịnh làm người đại diện theo pháp luật cho người đó” (Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 Điều 24 khoản 2). Ở góc độ quản lý tài sản của gia đình, sẽ không có vấn đề gì đặc biệt một khi vợ hoặc chồng ở trong tình trạng mất năng lực hành vi và người còn lại là người giám hộ: người giám hộ sẽ quản lý tất cả các tài sản của gia đình và sẽ có quyền định đoạt những tài sản quan trọng thuộc khối tài sản chung hoặc khối tài sản riêng của người được giám hộ theo các quy định tại BLDS 2005 Điều 68 và 69. Trái lại, trong trường hợp vợ (chồng) được chỉđịnh làm người đại diện cho người còn lại, thì sự việc có khả năng trở nên rắc rối: người bị hạn chế năng lực hành vi không mất năng lực hành vi, do đó, người này có quyền bày tỏ ý chí đồng ý hoặc không đồng ý đối với việc nên hay không nên xác lập các giao dịch liên quan đến tài sản, nhất là đến tài sản chung của gia đình. Giả sử cần định đoạt một tài sản mà theo luật phải có sựđồng ý của cả vợ và chồng; việc người bị hạn chế năng lực hành vi không đồng ý sẽ khiến giao dịch không thểđược xác lập, dù chính người này lại không có đầy đủ năng lực để xác lập giao dịch đó.