II. Xác định quan hệ cha mẹ-con như là quan hệ pháp lý Truy tầm sự thật sinh học Việc xác định quan hệ cha mẹ-con về phương diện
31 Khi soạn thảo Điều 65 khoản 2, hẳn người làm luật quan tâm đến trường hợp con biết mẹ mà chưa biết cha hoặc con biết cha mà chưa biết mẹ Câu chữ của quy tắc rất cô đọng và có vẻ như vẫn được coi là phù hợp vớ
hoặc con biết cha mà chưa biết mẹ. Câu chữ của quy tắc rất cô đọng và có vẻ như vẫn được coi là phù hợp với quy định của luật, việc con đã có cha xin nhận cha khác mà không có sựđồng ý của mẹ.
2. Viện kiểm sát, theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự có quyền yêu cầu Toà án xác định cha, mẹ cho con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc xác định con cho cha, mẹ mất năng lực hành vi dân sự.
3.Cơ quan, tổ chức sau đây, theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự, có quyền tự mình yêu cầu Toà án hoặc đề nghị Viện kiểm sát yêu cầu Toà án xác định cha, mẹ cho con chưa thành niên hoặc con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc xác định con cho cha, mẹ mất năng lực hành vi dân sự:
a. Uỷ ban bảo vệ và chăm sóc trẻ em; b. Hội liên hiệp phụ nữ.
4. Cá nhân, cơ quan, tổ chức khác có quyền đề nghị Viện kiểm sát xem xét, yêu cầu Toà án xác định cha, mẹ cho con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc xác định con cho cha, mẹ mất năng lực hành vi dân sự.
Từ các quy định dẫn trên, có thể nhấn mạnh rằng việc kiện cáo theo sáng kiến của người thứ ba và được thực hiện vì lợi ích của đương sự trong quan hệ cha mẹ-con ruột chỉ được chấp nhận trong trường hợp người có lợi ích là người chưa thành niên hoặc đã thành niên mà mất năng lực hành vi dân sự. Người đã thành niên và có đủ năng lực hành vi dân sự hoặc chỉ bị hạn chế năng lực hành vi dân sự phải tự mình yêu cầu.
Thực tiễn ghi nhận rằng sự can thiệp của Viện kiểm sát và các cơ quan khác thường xảy ra trong trường hợp người được coi là cha, mẹ cố tình không thừa nhận con mình hoặc người được coi là con cố tình không thừa nhận cha, mẹ mình, nhằm trốn tránh các nghĩa vụ của cha, mẹ, con đối với người không được thừa nhận.
Luật chính thức cho phép người thứ ba yêu cầu xác định con cho cha, mẹ hoặc cha, mẹ cho con trong những trường hợp đặc thù nêu trên. Khi dự kiến những trường hợp đó, luật không phân biệt người được gọi là con đang có hay không có cha (mẹ) khác. Nói rõ hơn, người thứ ba, trong những trường hợp được luật dự kiến, có quyền gián tiếp yêu cầu phủ nhận tư cách cha (mẹ) của một người bằng cách xin xác định một người khác là cha (mẹ) của đương sự. Điều luật hẳn sẽ tiếp tục được hoàn thiện để ngăn ngừa việc nảy sinh những vấn đề nhạy cảm về đạo đức. Cho đến nay, các cơ quan, tổ chức, cá nhân thường không can thiệp vào các vụ án xác định cha cho con trong trường hợp con đang có cha khác; nhưng có thể can thiệp trong trường hợp tranh chấp con giữa hai người mẹ.
Kiện cáo vì lợi ích của bản thân. Có hai ví dụđiển hình.
- Trường hợp xin nhận cha (mẹ) cho con hoặc nhận con cho cha mẹ. A là con của X. X chết. A muốn yêu cầu xác nhận X là con của Y. nếu vụ kiện thành công, thì khi Y chết, A sẽ thế vị X để nhận phần mà X được hưởng trong di sản của Y, nếu còn sống, do áp dụng BLDS 2005 Điều 677;
- Trường hợp xin bác bỏ tư cách cha (mẹ) hoặc tư cách con. Cha chết để lại hai con ruột; một con kiện yêu cầu Toà án xác định người đồng thừa kế còn lại không phải là con của người chết. Ta thấy ngay lợi ích của vụ án: nếu thắng kiện, người yêu cầu sẽ được hưởng trọn di sản...
3. Thụ lý
Nguyên tắc. Các nguyên tắc xác định phạm vi đối tượng tranh chấp về quan hệ cha mẹ-con ruột có vẻ rất thoáng trong luật thực định Việt Nam: bất kỳ người nào không được nhận là cha hoặc mẹ của một người đều có quyền yêu cầu Toà án xác định người đó là con mình (Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 Điều 64); bất kỳ người nào không được nhận là con của một người đều có quyền yêu cầu Toà án xác định người ấy là cha hoặc mẹ của mình (Điều 65). Có thể hiểu rằng trong suy nghĩ của người làm luật, sự thật sinh học về quan hệ cha mẹ-con ruột luôn phải được tôn trọng và được tạo điều kiện để làm rõ.
Trường hợp người được nhìn nhận hoặc không được nhìn nhận đã chết. Theo Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 Điều 65 khoản 1, con có quyền xin nhận cha, mẹ của mình kể cả trong trường hợp cha, mẹđã chết. Áp dụng tương tự pháp luật, ta nói rằng cha mẹ có quyền nhận con, ngay cả trong trường hợp con đã chết. Mặt khác, người được nhận là cha, mẹ của một người có quyền yêu cầu xác định người khác đó không phải là con mình, ngay cả trong trường hợp người sau này đã chết. Người được nhận là con có quyền yêu cầu xác định người được nhận là cha, mẹ không phải là cha, mẹ mình ngay cả khi những người sau này đã chết.
Trường hợp con trong giá thú có giấy khai sinh và các yếu tố xã hội học phù hợp với nội dung của giấy khai sinh. Giả thiết được hình dung như sau: cha và mẹ có đăng ký kết hôn hợp pháp; con được sinh ra trong thời kỳ hôn nhân và có giấy khai sinh được lập hợp lệ, trên đó có ghi đầy đủ tên họ của cha và mẹ; quan hệ cha mẹ-con ruột tồn tại vững chắc và được xã hội ghi nhận, thừa nhận; một ngày nọ, một người thứ ba (một người đàn ông chẳng hạn) xuất hiện và yêu cầu Toà án xác định đứa con ấy là con ruột của mình. Trong khung cảnh của luật thực định, loại tranh chấp này không thể bị Toà án từ chối. Thế nhưng, liệu có trường hợp nào trong đó, người tranh chấp không được thúc giục bởi động cơ nào ngoài động cơ phá rối gia đình của người khác?
Ngay cả trong trường hợp giữa một người và một người khác đúng là có quan hệ cha mẹ-con ruột về mặt sinh học, thì việc thừa nhận rằng quyền nhận con, nhận cha mẹ được thực hiện mà không có giới hạn có thể dẫn đến những hậu quả không hay về mặt xã hội và đạo đức. Lấy lại ví dụ vừa nêu và giả sử thêm: người đàn ông lạ mặt ấy chỉ là một tên sở khanh và đứa con ấy là kết quả của một vụ lừa dối của người đó đối với người đàn bà; khi biết người đàn bà mang thai, người đó biến mất; một người đàn ông khác xuất hiện và cưu mang người đàn bà; hai người kết hôn và đứa con được người đàn ông khai sinh như là con chung của mình và người đàn bà; đứa con lớn lên trong sự thương yêu của hai người và quan hệ cha mẹ-con ruột được những người thân thích và xã hội thừa nhận; một ngày nọ, người cha thật trở lại và yêu cầu Toà án xác định mình là cha ruột của đứa trẻ. Trong khung cảnh của luật thực định, Toà án phải thụ lý và nếu có đủ bằng chứng thuyết phục về mặt sinh học, Toà án phải thừa nhận quan hệ cha-con ruột giữa người cha thật và đứa trẻ. Song, rõ ràng, sự thừa nhận ấy chỉ có tác dụng huỷ diệt gia đình.