Có thể xem thêm Cách ợp đồng thông dụng, nxb Trẻ-TPHCM, 2001, số 232a.

Một phần của tài liệu Giáo trình hôn nhân và gia đinh Phần 1 (Trang 92 - 93)

I. Hệ quả của việc ly hôn đối với vợ và chồng A Hệ quả nhân thân

68 Có thể xem thêm Cách ợp đồng thông dụng, nxb Trẻ-TPHCM, 2001, số 232a.

nuôi trồng thuỷ sản chung với hộ gia đình, thì khi ly hôn, phần quyền sử dụng đất của vợ chồng được tách ra và chia theo quy định tại điểm a khoản này. Việc chia quyền sử dụng đất theo quy định tại điểm a khoản 2 của Điều 97 sẽ được phân tích kỹ trong một nghiên cứu về quan hệ tài sản giữa vợ chồng. Ở đây, ta ghi nhận rằng việc tách phần quyền sử dụng đất của vợ chồng ra khỏi quyền sử dụng đất chung của hộ là một ngoại lệ đối với nguyên tắc không thể phân chia quyền sử dụng của hộ đối với đất nông nghiệp trồng cây hàng năm, nuôi trồng thuỷ sản được thiết lập trong pháp luật dân sự.

2. Thanh toán nợ

Bảo vệ quyền và lợi ích của chủ nợ. Theo Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 Điều 95 khoản 3, việc thanh toán nghĩa vụ chung về tài sản của vợ, chồng do vợ, chồng thoả thuận; nếu không thoả thuận được, thì yêu cầu Toà án giải quyết. Có thể hình dung thế nào về phạm vi áp dụng của điều luật ?

Trong nhiều trường hợp, một món nợ nào đó có quan hệ mật thiết với một tài sản nào đó (ví dụ, mua tài sản trả chậm; mua tài sản bằng tiền vay,...); sau khi ly hôn, do tài sản được giao hẳn cho một người mà, theo thoả thuận hoặc theo quyết định của Toà án, người được giao tài sản sẽ là người chịu trách nhiệm trả món nợ có quan hệ với tài sản đó. Dẫu sao, còn rất nhiều món nợ được bảo đảm bằng toàn bộ sản nghiệp của người mắc nợ chứ không phải bằng một tài sản cụ thể nào đó. Trong mọi trường hợp, ta biết rằng người trực tiếp xác lập nghĩa vụ tài sản luôn có thể bị buộc phải thực hiện nghĩa vụ bằng tất cả các tài sản riêng của mình. Trong điều kiện người có nghĩa vụ có vợ (chồng), một số nghĩa vụ của người này còn có thể được bảo đảm thực hiện bằng các tài sản chung của vợ và chồng. Sau khi ly hôn, khối tài sản chung được phân chia; nhưng người có nghĩa vụ vẫn phải thực hiện đúng nghĩa vụ của mình và việc thực hiện nghĩa vụđó được bảo đảm bằng toàn bộ tài sản của người này, bao gồm tài sản riêng đích thực và tài sản trở thành của riêng do hiệu lực của việc phân chia tài sản chung.

Thưc ra, thoả thuận giữa vợ và chồng, cũng như quyết định của Toà án trong trường hợp vợ và chồng không thoả thuận được, chỉ có giá trị đối với vợ, chồng mà không ảnh hưởng đến quyền lợi của người thứ ba, đặc biệt là quyền lợi của chủ nợ. Theo luật chung về nghĩa vụ, chủ nợ có vợ, chồng hoặc cả hai, là những người có nghĩa vụ trả nợ, tùy theo người xác lập nghĩa vụ là vợ hoặc chồng hoặc cả hai69. Tất nhiên, không ai cấm vợ hoặc chồng, trong khuôn khổ thoả thuận giữa vợ và chồng hoặc quyết định của Toà án, chủđộng trả nợ bằng tài sản của mình; nhưng, nếu không ai tự giác trả nợ, thì chủ nợ có quyền yêu cầu buộc người thực sự mắc nợđối với mình phải trả nợ và yêu cầu tiến hành các thủ tục cưỡng chế trả nợ bằng cách kê biên và bán các tài sản riêng của người sau này. Muốn thay đổi người có nghĩa vụ, thì phải có sự đồng ý của chủ nợ theo đúng luật chung về chuyển giao nghĩa vụ. Nói tóm lại, khoản 3 Điều 95 của Luật hôn nhân và gia đình chỉ được áp dụng để giải quyết vấn đề đóng góp vào việc thực hiện nghĩa vụ trong quan hệ nội bộ giữa vợ chồng, không liên quan đến chủ nợ. Để sự thoả thuận giữa vợ chồng hoặc quyết định của Toà án có hiệu lực đối với người thứ ba, cần phải mời chủ nợ tham gia vào việc thoả thuận ấy.

Một phần của tài liệu Giáo trình hôn nhân và gia đinh Phần 1 (Trang 92 - 93)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)