Quan hệ nhân thân giữa ông bà và cháu

Một phần của tài liệu Giáo trình hôn nhân và gia đinh Phần 1 (Trang 59 - 60)

Gia đình ba thế hệ. Sau khi có chính sách đổi mới; trong khi đó, mô hình gia đình ba thế hệ - ông bà (thường là ông bà nội), cha mẹ và con - đang dần được khôi phục. Mô hình này vẫn được duy trì như là khuôn mẫu gia đình ở nông thôn cả trong thời kỳ đất nước gặp nhiều khó khăn về kinh tế. Thay thế Luật hôn nhân và gia đình năm 1986, Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 ghi nhận sự sống lại của mô hình gia đình ba thế hệ và xây dựng một số quy tắc chi phối các quan hệ giữa các thành viên thuộc thế hệ khác nhau.

Quan hệ giữa ông bà và cha mẹ được điều chỉnh bởi các quy tắc liên quan đến cha mẹ và con.

Quan hệ giữa ông bà và cháu được chi phối bởi các quy định tại Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 Điều 47:

“Ông bà nội, ông bà ngoại có nghĩa vụ và quyền trông nom, chăm sóc, giáo dục cháu; sống mẫu mực và nêu gương tốt cho con cháu. Trong trường hợp cháu chưa thành niên hoặc cháu đã thành niên bị tàn tật, mất năng lực hành vi dân sự, không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình mà không có người nuôi dưỡng theo quy định tại Điều 48 của Luật này, thì ông bà nội, ông bà ngoại có nghĩa vụ nuôi dưỡng cháu.

“Cháu có bổn phận kính trọng chăm sóc, phụng dưỡng ông bà nội, ông bà ngoại”.

Thực ra, các quyền và nghĩa vụ ghi nhận trên đây được thừa nhận cả trong trường hợp ông bà không sống chung với cháu. Riêng nghĩa vụ nuôi dưỡng chỉ được đặt thành vấn đề pháp lý trong trường hợp cha mẹ không còn hoặc còn nhưng không có khả năng thực hiện nghĩa vụ nuôi dưỡng của mình đối với con và ông bà.

Một phần của tài liệu Giáo trình hôn nhân và gia đinh Phần 1 (Trang 59 - 60)