III. Quyết định đối với yêu cầu ly hôn
58 chí thực, nghiêm túc và chắc chắn không thể được coi là tồn tại trong trường hợp vợ và chồng cùng xin ly hôn, nhưng lại tỏ ra tận tuỵđối với nhau Sự chuẩn bị thiếu chu đáo cho việc ly hôn thường được phát hiện trong
quá trình hoà giải cũng như trong quá trình xem xét các thoả thuận giữa hai bên.
Có trường hợp vợ và chồng cùng xin ly hôn chỉ nhằm mục đích tổ chức lại cuộc sống chung của họở một nơi khác và vào một thời điểm khác. Một khi có đủ bằng chứng về mục đích đó, thẩm phán có thể bác đơn xin ly hôn với lý do không có ý chí thực của các đương sự về việc chấm dứt cuộc sống chung. Song, khó có thể nói rằng thẩm phán không làm tròn trách nhiệm của mình trong trường hợp không phát hiện được ý chí thực của các
đương sự: thẩm phán phải điều tra, xác minh; còn ý chí thực có thểđược che giấu.
Cần phân biệt giữa ý chí thực với lý do thực, động cơ thực: trong nhiều trưòng hợp, vợ và chồng thực sự không còn muốn sống chung với nhau, nhưng lại vì sự thôi thúc của những điều thầm kín mà họ không muốn cho người khác biết (ví dụ, tình trạng bất lực của một người trong sinh hoạt tình dục; sự khác biệt về nhận thức đối với ý nghĩa của quan hệ chăn gối giữa vợ và chồng,...). Trong chừng mực của nguyên tắc tôn trọng đời tư, thẩm phán có quyền tìm hiểu những lý do thực, động cơ thực của việc ly hôn, nhưng không có trách nhiệm phải làm việc
- Ý chí nghiêm túc. Mong muốn ly hôn phải là kết quả của một quá trình cân nhắc thận trọng. Nhiều cặp vợ chồng trẻ vội vàng dắt nhau ra Toà chỉ sau một vụ cãi vã về những chuyện rất lặt vặt trong cuộc sống hàng ngày. Trên thực tế, việc đánh giá tính nghiêm túc của ý chí thường được thực hiện trong giai đoạn hoà giải chứ không phải trong giai đoạn xét xử. Song, vẫn có trường hợp hoà giải bất thành, dù yêu cầu ly hôn chưa được các bên cân nhắc.
- Ý chí chắc chắn. Mong muốn ly hôn của mỗi người trong các đương sự phải được duy trì trong suốt thời gian diễn ra vụ án ly hôn. Không thể có chuyện hôm trước xin ly hôn, hôm sau lại rút yêu cầu, hôm sau nữa lại muốn ly hôn. Một khi ý chí ly hôn không được duy trì liên tục, thẩm phán có thể bác đơn mà không phải bận tâm đến nội dung của vụ ly hôn. Cũng không có khó khăn đặc biệt, nếu vợ hoặc chồng hoặc cả hai đều hướng đến việc ly hôn với thái độ ngập ngừng: ngay nếu như hoà giải không thành, thẩm phán cũng có quyền nói rằng mọi chuyện chưa đếïn nỗi không thể cứu chữa và bác đơn xin ly hôn với lý do đó: ý chí có thể thực, có thể nghiêm túc, nhưng chưa chắc chắn.
Thoả thuận sau khi ly hôn. Trong trường hợp thuận tình ly hôn, ý chí thực, nghiêm túc và chắc chắn chưa đủ để xây dựng căn cứ ly hôn. Muốn chấm dứt quan hệ hôn nhân một cách hợp pháp, các bên còn phải thoả thuận được về các hậu quả của việc ly hôn, đặc biệt là về phần liên quan đến việc phân chia tài sản chung và về việc thực hiện các quyền và nghĩa vụ của cha mẹ đối với con. Tuy nhiên, theo Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 Điều 90, nếu xét thấy hai bên thật sự tự nguyện ly hôn và đã thoả thuận về việc chia tài sản, việc trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con, thì Toà án công nhận sự thuận tình ly hôn và sự thoả thuận về tài sản và con trên cơ sở bảo đảm quyền và lợi ích chính đáng của vợ và con; nếu không thoả thuận được hoặc tuy có thoả thuận, nhưng không bảo đảm quyền và lợi ích chính đáng của vợ và con, thì Toà án quyết định.