Kết quả khảo sát tính chất sinh hóa

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU QUY TRÌNH SẢN XUẤT KHÁNG HUYẾT THANH CHẨN ĐOÁN LỴ TRỰC KHUẨN (Trang 64 - 69)

Bảng 3.2. Kết quả khảo sát tính chất sinh hóa của các chủng Shigella

Chủng giống di động Mannit Urea

Lên men đƣờng

Glucose Mannitol Lactose Saccharose

Shigella dysenteriae SG (-) (-) (+) (-) (-) (-) Shigella flexneri HN1 (-) (-) (+) (+) (-) (±) Shigella boydii 116 (-) (-) (+) (+) (-) (-) Shigella sonnei 285 (-) (-) (+) (+) (±) (-) Shigella dysenteriae Shigella flexneri Shigella boydii Shigella sonnei Chứng (+)

Kết qủa ở bảng 3.2 và hình 3.3 cho thấy:

Về tính chất di động: Tất cả các chủng nuôi cấy đều thể hiện âm tính sau 24 giờ nuôi cấy trên môi trƣờng thạch mềm mannit, vi khuẩn mọc thẳng theo đƣờng que cấy theo hình 3.3 chứng tỏ trực khuẩn không có lông.

Kết qủa ở bảng 3.2 và hình 3.4 cho thấy:

Khả năng phân giải Urea: Sau 24 giờ nuôi cấy ở 37oC, các chủng kiểm tra đều không phân giải urea trong môi trƣờng nuôi cấy. Môi trƣờng vẫn giữ nguyên màu vàng ban đầu.

Về tính chất lên men các loại đường: Tất cả các chủng kiểm tra đều lên men đƣờng glucose. Shigella dysenteriae Shigella flexneri Shigella boydii Shigella sonnei Chứng (+)

Hình 3.5. Khả năng lên men đƣờng của chủng Shigella dysenteriae

Hình 3.7. Khả năng lên men đƣờng của chủng Shigella boydii

+ Chủng Sh. dysenteriae chỉ lên men đƣờng glucose, không lên men đƣờng mannitol, lactose và saccharose. Hình 3.5 cho thấy vi khuẩn đã lên men đƣờng glucose rất mạnh, ống môi trƣờng chứa đƣờng glucose chuyển sang màu vàng rơm khi nhỏ thuốc thử xanh bromothymol vào. Trong khi đó các ống môi trƣờng chứa đƣờng khác và ống chứng không có đƣờng đã chuyển thành màu xanh lam khi cho thuốc thử vào.

+ Chủng Sh. flexneri vừa lên men đƣờng glucose và mannitol, lên men yếu với đƣờng saccharose và không lên men đƣờng lactose. Hình 3.6 cho thấy vi khuẩn đã lên men đƣờng glucose và mannitol rất mạnh, hai ống môi trƣờng đã chuyển sang màu vàng rơm hoàn toàn khi nhỏ thuốc thử xanh bromothymol vào. Ống môi trƣờng chứa đƣờng saccharose lên men yếu, tạo màu môi trƣờng có màu vàng nhạt.

+ Chủng Sh. boydii lên men đƣờng glucose, mannitol và không lên men đƣờng saccharose và lactose. Hình 3.7 cho thấy hai ống môi trƣờng chứa đƣờng glucose và mannitol có màu vàng rơm, các ống môi trƣờng còn lại vẫn giữ nguyên màu xanh lam khi nhỏ thuốc thử xanh bromothymol vào.

+ Chủng Sh. sonnei lên men đƣờng glucose và mannitol, lên men yếu đƣờng lactose và không lên men đƣờng saccharose. Hình 3.8 biểu hiện màu vàng rơm với ống môi trƣờng chứa đƣờng glucose và mannitol, màu vàng nhạt với ống môi trƣờng chứa đƣờng lactose khi nhỏ thuốc thử xanh bromothymol vào. Chứng âm và môi trƣờng chứa đƣờng saccharose cho màu xanh lam.

Từ kết quả trên chúng tôi nhận xét:

Các chủng đƣa vào nghiên cứu để sản xuất kháng nguyên ở trên có tính chất sinh hóa phù hợp hồ sơ chủng giống gốc và tính chất này điển hình với trực khuẩn Shigella.

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU QUY TRÌNH SẢN XUẤT KHÁNG HUYẾT THANH CHẨN ĐOÁN LỴ TRỰC KHUẨN (Trang 64 - 69)