Ngày 22 tháng 06 năm

Một phần của tài liệu do_luong_su_thoa_man_va_muc_do_gan_ket_cua_nhan_vien_ngan_hang_tren_dia_ban_tphcm (Trang 78 - 80)

- Nguồn nhân lực trẻ thể hiện sự gắn kết với ngân hàng thấp Nữ giới chiếm số lượng lớn trong nguồn nhân lự c ngân hàng

Ngày 22 tháng 06 năm

Ngày nay, trong điều kiện khắc nghiệt của thương trường, cạnh tranh về nhân lực luôn là vấn

đề nóng bỏng tại các ngân hàng. Các ngân hàng liên tục đưa ra những chính sách hấp dẫn, nổi bật để thu hút các nhân tài về cho mình. Chính điều này đã dẫn đến một thực trạng là nhân viên thường xuyên thay đổi chỗ làm, họ luôn muốn đi tìm nơi làm việc tốt nhất cho bản thân, dẫn đến một vấn nạn đáng báo động là mức độ gắn kết của nhân viên trong lĩnh vực ngân hàng rất thấp.

Bản thân các ngân hàng bị mất nguồn nhân lực nhất là nguồn nhân lực gắn bó lâu năm sẽ là người bị thiệt hại nhiều nhất và gặp khó khăn trong hoạt động tuyển dụng để bù đắp vào các vị

trí đã ra đi. Bên cạnh đó còn có những tổn thất bắt nguồn từ sự lãng phí nhân lực do nhân viên không đồng thuận với ngân hàng, hoặc nhân viên làm việc không hết mình với công việc dẫn đến không phát huy hết khả năng, năng lực của nguồn nhân lực trong tổ chức.

Xét ở góc độ vi mô trong một ngân hàng, ý thức gắn kết kém sẽ mất nguồn nhân lực và giảm hiệu năng và hiệu suất của ngân hàng. Nếu xét ở góc độ vĩ mô, những thiệt hại nêu trên của các ngân hàng sẽ tổn thất cho nền kinh tế quốc gia. Đặc điểm không tốt này sẽ giảm tính cạnh tranh của nguồn nhân lực Việt Nam trong khu vực.

Đặc biệt là sau khi Việt Nam gia nhập WTO, các ngân hàng trong nước có nhu cầu mở rộng hoạt động kinh doanh, thì ngoài việc cần nguồn nhân lực có chất lượng cao, thì còn phải biết cách làm thế nào để giữ chân những nhân viên có năng lực để tránh việc bị chảy máu chất xám,

đây là vấn đề sống còn của các ngân hàng.

Vì lẽđó, vấn đềđặt ra là các ngân hàng cần phải đo lường từđó nâng cao sự thỏa mãn của nhân viên mình, dựa trên cơ sởđó sẽ xem xét, đánh giá và có những hướng đi phù hợp trong việc nâng cao sự trung thành của nhân viên, nhằm có những động thái tích cực nhằm giữ chân những nhân tài cho ngân hàng, tránh việc chảy máu chất xám trong tương lai. Đó là lý do nhóm chúng tôi chọn đề tài “ĐO LƯỜNG SỰ THỎA MÃN VÀ MỨC ĐỘ GẮN KẾT CỦA NHÂN VIÊN TRONG LĨNH VỰC NGÂN HÀNG TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Đề tài thực hiện hướng đến các mục tiêu nghiên sau: Xác định và đo lường các yếu tố tác

động đến sự thỏa mãn và mức độ gắn kết của nhân viên; Kiểm định các giả thuyết đo lường và tiến tới xây dựng mô hình lý thuyết; Tìn ra những giải pháp đểđóng góp cho cấp lãnh đạo của ngân hàng có cơ sởđể tham khảo.

Một phần của tài liệu do_luong_su_thoa_man_va_muc_do_gan_ket_cua_nhan_vien_ngan_hang_tren_dia_ban_tphcm (Trang 78 - 80)