Điều chỉnh lại mô hình và giả thuyết nghiên cứu

Một phần của tài liệu do_luong_su_thoa_man_va_muc_do_gan_ket_cua_nhan_vien_ngan_hang_tren_dia_ban_tphcm (Trang 26 - 28)

Tiến hành thực hiện điều chỉnh lại mô hình nghiên cứu, và bốn nhóm giả thuyết nghiên cứu đầu tiên. Từ bốn nhóm giả thuyết nhóm 1, 2, 3, 4 – nghiên cứu về mức độ tác động của các yếu tố công việc tác động lên sự thỏa mãn chung, và sự gắn kết với ngân hàng, sau khi thực hiện điều chỉnh lại thì chỉ còn lại ba nhóm giả thuyết. Hai nhóm giả thuyết 5, 6 nghiên cứu về sự tác động của đặc điểm cá nhân nhân viên ngân hàng và loại hình sở hữu của ngân hàng tới sự gắn kết đối với ngân hàng được giữ nguyên không thay đổi. Ba nhóm giả thuyết được điều chỉnh như sau:

Nhóm gi thuyết th nht cho nghiên cu: Mối liên hệ giữa mức độ thõa mãn về các yếu tố thành phần công việc và mức độ thỏa mãn chung

H1b: Mức độ thỏa mãn với thu nhập và phúc lợi tăng hay giảm thì mức độ thỏa mãn chung của nhân viên đối với công việc cũng tăng hay giảm theo.

H1c: Mức độ thỏa mãn đối với đồng nghiệp tăng hay giảm thì mức độ thỏa mãn chung của nhân viên đối với công việc cũng tăng hay giảm theo.

H1d: Mức độ thoả mãn đối với quyền quyết định tăng hay giảm thì mức độ thỏa mãn chung của nhân viên đối với công việc cũng tăng hay giảm theo.

H1e: Mức độ thỏa mãn đối với bản chất công việc tăng hay giảm thì mức độ thỏa mãn chung của nhân viên đối với công việc cũng tăng hay giảm theo.

H1g: Mức độ thỏa mãn đối với điều kiện làm việc tăng hay giảm thì mức độ thỏa mãn chung của nhân viên đối với công việc cũng tăng hay giảm theo.

Nhóm gi thuyết th hai cho nghiên cu: Mối liên hệ giữa mức độ thỏa mãn về các yếu tố thành phần công việc và mức độ gắn kết vì lòng tự hào và trung thành của nhân viên ngân hàng:

H2a: Mức độ thỏa mãn đối với lãnh đạo, thăng tiến/học hỏi tăng hay giảm thì mức độ gắn kết vì lòng tự hào và trung thành của nhân viên ngân hàng cũng tăng hay giảm theo. H2b: Mức độ thỏa mãn với thu nhập và phúc lợi tăng hay giảm thì mức độ gắn kết vì lòng tự hào và trung thành của nhân viên ngân hàng cũng tăng hay giảm theo.

H2c: Mức độ thỏa mãn đối với đồng nghiệp tăng hay giảm thì mức độ gắn kết vì lòng tự hào và trung thành của nhân viên ngân hàng cũng tăng hay giảm theo.

H2d: Mức độ thoả mãn đối với quyền quyết định tăng hay giảm thì mức độ gắn kết vì lòng tự hào và trung thành của nhân viên ngân hàng cũng tăng hay giảm theo.

H2e: Mức độ thỏa mãn đối với bản chất công việc tăng hay giảm thì mức độ gắn kết vì lòng tự hào và trung thành của nhân viên ngân hàng cũng tăng hay giảm theo.

H2g: Mức độ thỏa mãn đối với điều kiện làm việc tăng hay giảm thì mức độ gắn kết vì lòng tự hào và trung thành của nhân viên ngân hàng cũng tăng hay giảm theo.

Nhóm gi thuyết th ba cho nghiên cu:Mối liên hệ giữa mức độ thõa mãn về các yếu tố thành phần công việc và mức độ gắn kết vì sự cố gắng của nhân viên ngân hàng:

H3a: Mức độ thỏa mãn đối với lãnh đạo, thăng tiến/học hỏi tăng hay giảm thì mức độ gắn kết vì sự cố gắng của nhân viên ngân hàng cũng tăng hay giảm theo.

H3b: Mức độ thỏa mãn với thu nhập và phúc lợi tăng hay giảm thì mức độ gắn kết vì sự cố gắng của nhân viên ngân hàng cũng tăng hay giảm theo.

H3c: Mức độ thỏa mãn đối với đồng nghiệp tăng hay giảm thì mức độ gắn kết vì sự cố gắng của nhân viên ngân hàng cũng tăng hay giảm theo.

H3d: Mức độ thoả mãn đối với quyền quyết định tăng hay giảm thì mức độ gắn kết vì sự cố gắng của nhân viên ngân hàng cũng tăng hay giảm theo.

H3e: Mức độ thỏa mãn đối với bản chất công việc tăng hay giảm thì mức độ gắn kết vì sự cố gắng của nhân viên ngân hàng cũng tăng hay giảm theo.

H3g: Mức độ thỏa mãn đối với điều kiện làm việc tăng hay giảm thì mức độ gắn kết vì sự cố gắng của nhân viên ngân hàng cũng tăng hay giảm theo.

Hình 3.1: Mô hình nghiên cứu được điều chỉnh lại 3.5 Phân tích hồi quy

Để xem xét sâu hơn mối quan hệ giữa các thành phần thỏa mãn công việc đối với mức độ thỏa mãn chung, cùng với sự gắn kết của tổ chức, đồng thời thực hiện kiểm định lại các ba nhóm giả thuyết (hiệu chỉnh nêu trên) của mô hình, nghiên cứu thực hiện hồi quy và kiểm định mô hình hồi quy.

Phân tích hồi quy giữa 6 biến độclập: X1: Lãnh đạo, thăng tiến, đào tạo/học hỏi, X2: Thu nhập và phúc lợi, X3: Đồng nghiệp, X4: Quyền quyết định, X5: Bản chất công việc, X6: Điều kiện làm việc và ba biến phụ thuộc: biến Y1: Thỏa mãn chung, hai biến đo lường mức độ gắn kêt của nhân viên với ngân hàng: biến Y2: Lòng tự hào và trung thành, biến Y3: Sự cố gắng. Phương pháp đưa biến vào là đưa các biến vào cùng lúc vào mô hình hồi quy – Enter.

Một phần của tài liệu do_luong_su_thoa_man_va_muc_do_gan_ket_cua_nhan_vien_ngan_hang_tren_dia_ban_tphcm (Trang 26 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(149 trang)