Cái tôi lãng mạn của thi tiên Lý Bạch và tinh thần vô ngã của thi sĩ thiền sư Basho trước thiên nhiên:

Một phần của tài liệu Đề tài " Thiên nhiên trong thơ tứ tuyệt của Lý Bạch và haiku của Basho " pot (Trang 68 - 76)

CHƯƠNG 3: NHỮNG NÉT KHÁC BIỆT TRONG VIỆC THỂ HIỆN THIÊN NHIÊN TRONG THƠ LÝ BẠCH VÀ BASHO

3.2.Cái tôi lãng mạn của thi tiên Lý Bạch và tinh thần vô ngã của thi sĩ thiền sư Basho trước thiên nhiên:

Basho trước thiên nhiên:

3.2.1. Thiên nhiên của đời và thiên nhiên của đạo:

Rất nhiều nhà nghiên cứu đã lưu ý đến tính chất mâu thuẫn, phức tạp trong tư tưởng của Lý Bạch. Tứ tuyệt Lý Bạch có bài mang đầy hồi bão nhập thế, ý thức trách nhiệm của bậc quân tử với đời ("Hoành giang từ", "Tống Lục phán quan vọng Tì bà hiệp", "Vĩnh Vương đơng tuần ca"...), có bài đượm ý tưởng thanh thản, u nhàn của phật tử ("Thu Phố ca" bài 17, "Biệt Đông Lâm tự tăng", "Bạch lộ ti"...), có bài ca tụng thần tiên, ao ước được phiêu du đến cõi trời ("Diên chân quan", "Luyện đan tỉnh", "Đào nguyên" 2 bài...), lại có bài cuồng phóng với tơn chỉ tự do, anh hùng của người hiệp

khách ("Cổ khách hành", "Vịnh sơn tôn", "Kết Miệt tử", "Thiếu niên hành"...). Thậm chí ngay trong một bài tứ tuyệt, Lý Bạch cùng lúc tự xưng vừa là " cư sĩ", vừa là "tiên", mà cũng vừa là "Phật" :

" Thanh Liên cư sĩ trích tiên nhân

Tửu tứ tàng danh tam thập xuân Hồ Châu tư mã hà tu vấn, Kim Túc Như Lai thị hậu thân "

("Đáp Hồ Châu Gia Diệp tư mã vấn Bạch thị hà nhân" ) tạm dịch :

Thanh Liên cư sĩ tiên giáng trần,

Ẩn danh quán rượu ba mươi xuân. Tư mã Hồ Châu còn muốn hỏi, Như Lai Kim Túc mới hiện thân.

Nhưng chủ yếu trong thơ Lý Bạch vẫn là một bức tranh thiên nhiên của đời sống. Ông hướng về cuộc sống trần thế với những trăn trở của một tâm hồn u thiên nhiên tha thiết. Có thể tìm thấy điều này trong một số bài như Thu phố ca, Sơn trung vấn đáp, Lao Lao đình,…

Cịn trong thơ của Basho, hình ảnh thiên nhiên trong thơ Basho khơng chỉ tươi đẹp, trữ tình, phảng phất hương thiền mà nó cịn ẩn chứa những triết lí nhân sinh sâu sắc. Basho là thi sĩ vĩ đại của thiên nhiên. Ơng khơng chỉ sáng tạo ra những câu thơ tuyệt đẹp mà còn là người dẫn “đạo” trở về với thiên nhiên về với cội rễ, nguồn mạch của sự sống con người. Tình yêu thiên nhiên trong thơ Basho thể hiện bên cạnh những mỹ cảm thông thường là cả một sự minh triết - triết lí về những quy luật của cuộc sống. Trong đó con người và thiên nhiên có mối quan hệ gắn bó mật thiết với nhau trong vũ trụ này.

Tính triết lí trong thơ Basho kế thừa và phát huy từ thơ ca truyền thống. Truyền thống văn chương Nhật thấm đậm mỹ cảm Nhật Bản. Người Nhật ưa chuộng cái đẹp. Cái đẹp ln làm tiêu chí của thơ ca. Thơ ca là chiếc gương soi để thiên nhiên soi vào và biểu hiện cái đẹp ở mỗi cung bậc của nó, trong đơi mắt nhà thơ và mỹ cảm người

đọc. Cuộc sống người Nhật cũng thấm thiên nhiên. Thiên nhiên lại ẩn chứa bao triết lí sâu sắc về cuộc sống. Cuộc sống lại bắt đầu từ những gì bình thường nhất, đơn sơ mộc mạc nhất:

Bài ca khởi đầu

bài ca người trồng lúa từ miền quê thâm sâu.

Thơ ca Basho bắt nguồn từ cuộc sống nên nó sẽ tưới mát cho cuộc sống. Trong cuộc sống ấy, cuộc sống của một sinh vật nhỏ bé cũng là cuộc sống của con người vì trong vũ trụ này vạn vật đồng nhất thể. Chi tiết này cũng là một triết lí của Thiền tơng. Như các nhà văn thơ khác, Basho cũng chịu ảnh hưởng sâu sắc nền văn minh văn học lớn của các nước như Trung Quốc, Ấn Độ...

Từ nhỏ Basho đã học cổ văn Trung Quốc, lớn lên lại tu Thiền nên ít nhiều chịu ảnh hưởng văn học Trung Quốc cụ thể là bài thơ sau:

Em là bướm ư ta là giấc mộng trong hồn Trang Chu.

Basho lấy giấc mộng Trang Chu (Trung Quốc) để đưa vào thơ mình. Trung Quốc cũng ít nhiều chịu ảnh hưởng văn hóa Ấn Độ từ đạo Phật. Vì thế, Basho tu Thiền tơng từ Trung Quốc có nghĩa là ít nhiều chịu ảnh hưởng văn hóa Ấn Độ chăng ?

Vậy, tính chất triết lí trong thơ Basho kết hợp từ tính triết lí truyền thống trong thơ ca Nhật với tính triết lí trong văn hóa văn học các nước mà Nhật Bản tiếp thu.

Tính triết lí của nhà thơ thiền thật sâu lắng. Ta chỉ có thể cảm nhận bằng tâm linh thật sâu sắc nhưng ta lại khó giải thích, lí giải cặn kẽ bằng lời. Nó như tư thế ngồi thiền vậy. Chúng ta hiểu trong trạng thái “đạt ngộ”. Tâm hồn ta đang u tối bổng một chốc ánh lên, lóe sáng bừng tỉnh tâm hồn. Bài thơ con ếch là một minh chứng:

Ao cũ

con ếch nhảy vào vang tiếng nước xao.

Basho lấy cái động để tả cái tĩnh, cảm nhận cái tức thời trong cái vĩnh hằng. “Ao cũ” là ao tù chết, sáo mòn, cũ kĩ, phẳng lặng như vừa trải qua một mùa đông băng giá. “Nó khơng nằm ở đâu cả và đồng thời nằm trong Basho trong chúng ta. Nó cũ

nghìn xưa đồng thời có mặt ngay bây giờ bởi vì nó là thiên nhiên” [2; tr.176]. “Con ếch

nhảy vào” lăn xả vào, lao vào trong ao gây ra tiếng động. Con ếch đánh thức vũ trụ bằng bước nhảy của mình. Đánh thức cái ao tù im lặng nghìn thu ! “Con ếch” là biểu tượng của mùa xuân, mùa của tuổi trẻ, của niềm vui, của hạnh phúc. Nếu ta cứ phẳng lặng ngủ yên trong cái ao cũ, sẽ khơng thốt khỏi buồn chán mà ta hãy bắt tay vào hành động, hãy nhảy vào cuộc sống cuộc đời của mình. Ta thổi vào cho nó nguồn sinh khí và sự sống. Nó sẽ tưng bừng sơi động, vang xa, tức ta làm cho cuộc đời đầy ý nghĩa. Cuộc sống của ta mới có ý nghĩa như mùa xuân làm cho cuộc sống hồi sinh xao động cả vũ trụ đang im lìm ngủ sau một mùa đơng dài.

Trong cuộc sống, “ta nhỏ nhoi như con ếch và ta là con ếch đang nhảy vào cuộc

sống, đồng thời ta là chiếc ao cũ và là tiếng vang của chính ta là tiếng vang của vũ trụ” [2; tr.176]. Ta phải chủ động với cuộc sống của mình. Bài thơ thật nhỏ nhoi gọn

gàng trong ba câu nhưng hàm chứa ý nghĩa cả một vũ trụ này. Cuộc sống sôi động luôn đổi thay ta không thể dậm chân tại chỗ như đôi chân hạc:

Mưa tháng năm đứng dầm trong nước chân hạc ngắn dần.

Những cơn mưa mùa hạ làm nước dâng lên dâng lên mãi. Nếu ta cứ đứng yên như đôi chân hạc dầm trong nước và nước cứ lên chân hạc chìm dần vào nước và ngắn dần ngắn dần thì ta sẽ bị chìm mất, sẽ lạc hậu. Cuộc sống địi hỏi chúng ta phải hoạt động phải bắt tay vào cuộc sống dù khắc nghiệt. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Đôi khi, ta cũng phải biết hành động, làm việc theo tình huống thời cơ để bắt kịp nhịp điệu cuộc sống. Ta nên học theo cách sống như con bướm phải đổi chỗ đậu trên cành liễu mỗi khi gió lên để tìm cho mình một chỗ đậu vững chắc trong cuộc sống:

Trên cành liễu nghiêng con buớm đổi chỗ

mỗi lần gió lên.

Đồng thời cũng phải kiên trì nhẫn nại, đừng bao giờ bng xuôi, chịu thua phải như một con chuồn chuồn cố tìm cho mình một chổ đậu trên ngọn cỏ rung rinh trước gió:

Con chuồn chuồn

đậu mãi mà khơng được trên ngọn cỏ gió rung.

Đó cũng là ý chí của Basho lên đường dấn thân vào các bụi mù sương: Đi nữa bạn ơi

ngắm nhìn tuyết đổ cho dầu ta rơi !

Tình yêu thiên nhiên và ước mơ trở về với thiên nhiên để được đi, được hòa vào thiên nhiên sống cùng thiên nhiên luôn thúc giục Basho lên đường.

Các bài thơ trên, những ý nghĩa triết lí về cuộc sống chúng ta liên tưởng chỉ là lớp mỏng manh trên từng câu chữ. Chớ ý nghĩa triết lí nó rất sâu xa ta chỉ có thể cảm chứ khơng giải thích được nhiều, thậm chí khơng giải thích được như bài thơ sau ẩn chứa một triết lí sâu sắc:

Từ bốn phương xa hoa đào bay lại xuống hồ Biwa.

Tất cả các bài thơ haiku của Basho dường như điều ẩn chứa triết lí và pha chút hương Thiền vị trong triết lí ấy. Hình ảnh thiên hiên trong thơ gợi cho ta những liên tưởng gần gũi trong cuộc sống. Đó là những cảnh vật nguyên sơ, nhỏ bé, bình vị, tầm thường có thể bị lãng qn như một con ếch, một tiếng chim, một bông hoa… Nhưng trong cái bình thường ấy ẩn chứa cái đẹp và triết lí cho cuộc sống bình thường này. Vì vậy, chúng ta dễ cảm nhận được sự gần gũi, quen thuộc.

Tóm lại, mặc dù tư tưởng thơ ca của Lý Bạch và Basho khác nhau giữa một bên “đời”, một bên “đạo” nhưng điểm giống nhau là đều “nhập thế”. Và đó chính là tấm lòng bao la của thi nhân lúc nào cũng hướng về thiên nhiên và cuộc sống con người.

3.2.2. Một thiên nhiên như là đối tượng của chủ thể và một thiên nhiên với chủ thể

ẩn mình:

Trong thơ Lý Bạch, thiên nhiên được miêu tả một cách trực tiếp, là đối tượng để nhà thơ phản ánh trong thi ca của mình. Đối với ơng, thiên nhiên vừa là khách thể nhưng đồng thời cũng là chủ thể. Lý Bạch xem thiên nhiên như người bạn tâm giao, đặc biệt là trăng và gửi vào đấy những tâm sự của mình. Có thể tìm thấy ở khía cạnh này qua những bài như Tự khy khỏa, Độc tọa Kính Đình san, Tĩnh dạ tứ,…

Trong thơ của Basho, thiên nhiên được miêu tả thông qua chủ thể ẩn mình. Đằng sau mỗi bức tranh thiên nhiên của thơ haiku dường như đều muốn nói đến con người hay cuộc sống con người, chẳng hạn như:

Ao cũ

con ếch nhảy vào vang tiếng nước xao.

Hay:

Trên cành khô Chim quạ đậu Chiều thu

Tiếng hạc vang trời và tàu lá chuối trở thành tả tơi.

Nói chung, Lý Bạch và Basho tuy có khác nhau trong cách miêu tả đối tượng thiên nhiên dưới góc độ khách thể - chủ thể nhưng nhìn chung,điểm hội tụ ở hai nhà thơ vẫn là hướng đến cuộc sống của con người và gửi gắm tâm sự của mình vào đấy.

3.2.3. Trăng và hoa, say và mộng:

Trong thơ thiên nhiên, ánh trăng hầu như được Lý Bạch và Basho sử dụng đến mức triệt để nhưng có lẽ Lý Bạch nổi trội hơn Basho trong mảng thơ viết về trăng. Người đời tương truyền cái chết của Lý Bạch là do ông đi chơi thuyền thấy trăng đẹp quá nên lao đầu xuống ôm trăng mà chết. Hầu như bài nào cũng phảng phất ánh trăng.

Đối với Lý Bạch, trăng vừa là ước mơ vừa là người bạn tâm giao. Trăng cũng là nơi ơng thể hiện lịng nhớ cố hương (Tĩnh dạ tứ) và tình bằng hữu (Từ nơi xa gửi đến Vương Xương Linh) và một phần nào đấy, trăng cũng được gắn liền với vẻ đẹp của người phụ nữ.

Như vậy với “thi tiên” Lý Bạch trăng là khách thể nhưng ơng đã làm cho nó trở thành chủ thể hóa. Vầng trăng của thiên nhiên đất trời đã trở thành vầng trăng nghệ thuật toả sáng trong thơ Lý Bạch. Từ bao đời nay trăng đã làm say mê lịng người khơng chỉ vì ánh sáng lung linh huyền diệu, vẻ đẹp mờ ảo xa xăm của nó mà chính ở cái tình bao la của nó, đưa con người trở về triết lý nhất nguyên “Thiên Nhân tương dữ” (Trời và Người là một) của người phương Đơng có từ ngàn xưa.

Có lẽ chính vì vậy thơ trăng của Lý Bạch sẽ sống mãi cùng nhân loại.

Trong thơ của Basho, có lẽ hoa chính là đối tượng được ơng miêu tả nhiều nhất. Ơng có rất nhiều bài dành tặng cho riêng hoa:

Nhìn kỹ (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Hoa mã đề đang nở Bên giậu

Hay:

Đi, đi mãi

Dầu có ngã trên đường Cánh đồng hoa thu

Kẻ lông mày Liên tưởng đến Hoa nghệ phấn

Hoặc:

Hoa đào như áng mây xa Chuông đền Ueno vang vọng Hay đền Asacusa

Nếu Lý Bạch dành nhiều tình cảm của mình cho ánh trăng thì đối với Basho, hoa lại được ông ưu ái hơn cả. Cịn nói đến chất thơ, ta có thể gọi thơ Lý Bạch là thơ say vì Lý Bạch nổi tiếng khi say rượu làm thơ rất hay. Trong khá nhiều bài thơ, Lý Bạch nói đến rượu hoặc cảnh say rượu:

“Rượu Lan Lăng uất kim hương

Chuốc tràn chén ngọc hào quang rực màu Chủ nhân ví khéo mời nhau

Say sưa thì biết nơi nào tha hương!”

(Thơ làm nơi đất khách – Trần Ngọc Hưởng dịch) Hay:

“Năm, ba trăm sáu mươi ngày

Ngày ngày đều túy lúy say, ngày ngày”

(Tặng vợ - Trần Ngọc Hưởng dịch)

Lý Bạch dùng rượu không phải để hưởng lạc mà là để nói lên tâm sự bất mãn với đời. Cho nên, “thơ say” của Lý Bạch khơng phải chỉ tồn là siêu thốt mà vẫn còn chất chứa nỗi đau đời.

Trái lại với Lý Bạch, tiên sinh Basho luôn ôm ấp giấc mộng trần thế: thích đi tìm cái đẹp cuộc sống giữa chốn đời thường. Cả đời Basho là những cuộc hành trình khơng mệt mỏi, ơng qua nhiều nơi và để lại biết bao dấu ấn trong thơ mình:

Ơi biển hoang vu Ngân hà vươn trải Trên đảo Sado

Hay:

Vịnh Kisakata

Như nàng Tây Thi ngủ

Trong mùa mưa và trong hoa

Và cho đến gần cuối đời, Basho tâm sự:

Đau yếu giữa hành trình Chỉ cịn mộng tơi phiêu lãng

Trên những cánh đồng hoang

“Mộng” của Basho chính là “mộng phiêu lãng”, là ước muốn được đi khắp mọi nơi để trải lịng mình, để khám phá những vẻ đẹp tiềm ẩn của thiên nhiên và cuộc sống con người. “Chất mộng” trong thơ Basho cũng chính là khát khao, ước muốn cao đẹp của chính nhà thơ.

Có thể thấy Lý Bạch và Basho tuy khác nhau trong cách hành đạo nhưng đều có chung một tư tưởng là đều hướng về vẻ đẹp của thiên nhiên và cuộc sống trần thế. Cả hai đều hịa mình vào thiên nhiên mới có thể cảm thụ và viết nên những câu thơ, bài thơ tuyệt tác đến thế!

Tóm lại, thiên nhiên trong thơ Lý Bạch và Basho có nhiều điểm khác nhau là do ảnh hưởng bởi một bên là tinh thần lãng mạn, một bên là tinh thần vô ngã. Sự khác biệt này tạo nên nét riêng biệt trong thơ ca và đồng thời làm nên tên tuổi Lý Bạch và Basho.

Một phần của tài liệu Đề tài " Thiên nhiên trong thơ tứ tuyệt của Lý Bạch và haiku của Basho " pot (Trang 68 - 76)