CHƯƠNG 2: SỰ GẶP GỠ GIỮA THƠ THIÊN NHIÊN LÝ BẠCH VÀ THƠ THIÊN NHIÊN CỦA BASHO
2.4. Bút pháp miêu tả thiên nhiên:
2.4.1. Tính cơ đọng hàm súc:
Trước hết, nói về những điểm tương đồng. Hai thể thơ Tứ Tuyệt và Haikư đều là thể thơ cách luật ngắn nhất trong văn học dân tộc của Trung Quốc và Nhật Bản.
Cả hai thể thơ này đều có một đặc trưng cơ bản giống nhau: hàm súc cao độ. Điều này như một lẽ đương nhiên và là lý do tồn tại của thể thơ. Bởi vì chúng rất ngắn, nếu chúng khơng có khả năng ngụ ý và gợi ý thì chúng đã chẳng có sức sống lâu bền đến thế.
Vì vậy, nghiên cứu thơ tứ tuyệt Lý Bạch chính là "Dĩ thiểu kiến đa" (lấy ít hiểu nhiều), vì đây là phần bộc lộ rõ tài năng bậc thầy, sự tinh tế, sắc sảo trong nghệ thuật làm thơ của Lý Bạch, qua đó cũng thấy được một phần thi pháp đặc trưng của Đường thi. Nhà nghiên cứu Nguyễn Sĩ Đại viết: “Đỉnh cao và sự độc đáo của thơ tứ tuyệt
Đường là ở những hình ảnh mang tính ẩn dụ cao. Các ẩn dụ đó lại được tổ chức trong một cấu trúc ma phương, vừa hết sức chặt chẽ, vừa mở rộng liên tưởng về bốn phía, do đó, các trường nghĩa của nó, càng đi sâu khám phá, càng hầu như vô hạn” [9; tr.190].
Một ví dụ điển hình:
Nhật chiếu hương lơ sinh tử yên Dao khán bộc bố quải tiền xuyên. Phi lưu trực há tam thiên xích, Nghi thị Ngân Hà lạc cửu thiên.
(Vọng lư sơn bộc bố – Xa ngắm thác núi Lư – Lý Bạch) Bài thơ chính là sự liên tưởng độc đáo,mạnh mẽ của một trí tưởng tượng phong phú,sự rung động sâu xa của một tấm lòng yêu thiên nhiên đất nước nồng nàn và tha thiết. Lư Sơn là dãy núi ở Sơn Tây, Trung Quốc có nhiều ngọn chạy dài, nhưng chỉ có một ngọn là có thác đổ.
Giữa nền xanh của núi, hơi nước trắng rọi tỏa bay như khói hương là dịng nước bạc đồ sộ, tuôn dài như một tấm vải trắng. Chỉ với ba câu thơ ngắn, ngòi bút tài tình của nhà thơ Lí Bạch, khung cảnh Lư Sơn như hiện ra trước mắt ta với đầy đủ màu sắc, hình khối, đường nét… Thấy dịng thác lấp lánh bạc đổ xuống tưởng như dải Ngân Hà lạc khỏi chín tầng mây ở trời cao, rơi xuống hạ giới. Đây là hình ảnh đầy tự hào về trí tưởng tượng của nhà thơ trước khung cảnh hùng vĩ và đầy thi vị của thiên nhiên.
Tiền đề của sự hàm súc là sự ngắn gọn. Trong hai thể thơ, dài hơn là tứ tuyệt cũng chỉ 4 câu với 28 âm (nếu là thất ngôn tuyệt cú) thứ đến là haikư với 17 âm, ngắn nhất là lục bát với 14 âm. Khơng rõ trên thế giới có thể thơ nào ngắn hơn nữa khơng. Quy mơ rất nhỏ, nếu khơng nói là cực nhỏ, mà điều gửi gắm trong đó, gợi lên từ đó lại rất phong phú, sâu xa.
Có lẽ khơng nên phân tích, bởi vì mọi sự phân tích sẽ “cố định hóa” nội dung thâm sâu và sức gợi của tác phẩm theo chủ quan của người phân tích, làm giảm sự huyền diệu linh lung và khả năng gợi mở vào tâm hồn người đọc của những thế giới tinh tế đến vậy.
Thơ haiku của Basho cũng vậy. Chính vì sự ngắn gọn mà nội dung thơ Basho hàm súc cao độ. Nhật Chiêu cho rằng: “Sự ngắn gọn của haiku khơng phải là vấn đề
hình thức; haiku khơng phải là một tư tưởng phong phú rút vào một hình thức ngắn, mà là một sự tình vắn tắt đã tìm ra được hình thức vừa vặn của mình” [3; tr.208]. Vì thế, thơ Basho có nhiều khoảng trống im lặng khơng phải vì chật chội mà đó là một đặc sắc nghệ thuật. Sự cô đọng đi vào chiều sâu vào chân không chứ không phải là ý muốn dùng sự ít lời để diễn tả nhiều ý nghĩa khác nhau.
Vầng trăng non dại theo tôi từ độ ấy
có ai ngờ đêm nay.
Bài thơ ngắn gọn vẻn vẹn trong 17 âm tiết tả về một vầng trăng non. Nhưng câu cuối lại vẽ nên vầng trăng đầy đặn, vẽ nên khoảng thời gian dài trôi đi bằng im lặng không đường nét, không màu sắc. Vầng trăng của Basho là vầng trăng đang sống đang vận động cùng thời gian và du hành cùng nhà thơ. Nó cịn là vầng trăng tâm linh trong tâm nhà Thiền sư.
Có khi đó chỉ là tiếng reo của Basho khi bắt gặp một danh lam thắng cảnh. Basho xúc động làm nên bài thơ:
Matsushima ya a Matsushima ya Matsushima ya
Sự ngắn gọn cơ đọng của thơ Basho lại ẩn chứa phía sau nó những giá trị thẩm mỹ tuyệt vời của thiên nhiên. Trong đó thiên nhiên là nơi gởi gắm những ảnh hình về thiên nhiên ngun sơ, trữ tình, giàu tính triết lí và thoảng hương vị Thiền:
Mùa đơng vị võ thế gian một màu và âm thanh gió.
Hay:
Những chiếc lá rơi dường như trăm tuổi giữa ngôi vườn chùa.
Qua khung cảnh, âm thanh bài thơ, ta cảm được mọi giá trị mỹ cảm, nghệ thuật và ý nghĩa của bài thơ nhưng ta khơng muốn giải thích vì sợ giải thích sẽ mất hay, mất đi ý nghĩa của bài thơ. Ta chỉ hiểu rằng đó là phong thái của thiền-thi Basho. Sự ngắn gọn, cơ đọng của thơ khơng biết là vơ tình hay cố ý ? Basho đã truyền cho ta chút “Thiền tính” khi đọc ba câu thơ ông. Ta hiểu được thơ ơng mà dường như chẳng hiểu gì cả. Nó q ngắn đến nỗi khơng thể cắt nghĩa trọn vẹn ví như Xn Diệu (Việt Nam) từng nói:
Có nghĩa gì đâu một buổi chiều Nó chiếm hồn ta bằng nắng nhạt Bằng mây nhè nhẹ gió hiu hiu
Thể thơ ba câu (ba nhịp) này lại còn một đặc điểm tuyệt vời trong thơ mà ta có thể dựa vào đó dễ dàng khám phá thơ Basho. Thơ haiku cũng giống như thơ Tứ tuyệt và Ca dao là trọng tâm của bài thơ thường nằm ở câu cuối hay cuối bài. Đôi khi cũng có ở câu đầu nhưng rất ít. Bài thơ sau là ví dụ:
Mưa đơng giăng đầy trời một chú khỉ đơn độc cũng mong chiếc áo tơi.
(Đoàn Lê Giang dịch thơ)
Chi tiết quan trọng là ở câu cuối “cũng mong chiếc áo tơi”. Chiếc áo tơi là tấm lòng thương người thiết tha sâu lắng của Thiền sư Basho.
Hay một số câu cuối ở các bài thơ như:
Mong manh mong manh một nhành hoa cúc vừa đơm nụ vàng. Trong ánh ngày
con đom đóm ấy cổ đỏ gay.
Biển tối dần
tiếng kêu chim nhan trắng màu trong đêm. Vầng trăng non dại
theo tơi từ độ ấy có ai ngờ đêm nay.
Vậy, về phương diện hình thức cũng là một nét đặc sắc nghệ thuật miêu tả thiên nhiên trong thơ Basho. Nhưng thơ ông đến với mọi người bằng cái “thần” của thơ mà ơng đặt vào hình thức ba câu chớ khơng phải chỉ là hình thức ba câu. Hình thức ba câu là nơi Basho gởi gắm “tinh thần” của mình qua hình ảnh thiên nhiên. Đó là nghệ thuật truyền cảm giác chớ khơng phải trưng bày.
Tóm lại, sự cơ đọng hàm súc trong thơ Lý Bạch và Basho không làm giảm sút hiệu quả nghệ thuật của thơ ca mà cịn làm tăng giá trị của nó. Người đọc có thể thoải mái trong cách nhìn nhận,khám phá ý nghĩa của bài thơ mà khơng có sự ràng buộc nào và đem lại được những phút giây thăng trầm cho người đọc.
2.4.2. Cam dư chi vị, huyền ngoại chi âm:
Đối với Lý Bạch và Basho, ta nhận thấy ở họ đều có một bút pháp miêu tả thiên nhiên rất tinh tế và điêu luyện.
Thể thơ tứ tuyệt và haiku ngắn gọn nhưng chỉ bằng vài nét chấm phá, cả hai nhà thơ đều đạt đến sự huyền diệu của thơ ca. Trước hết, đối với thơ tứ tuyệt, Lý Bạch đã có sự chắt lọc, chọn lựa hình ảnh, chi tiết để thơ đạt tới “đỉnh” của sự mầu nhiệm. Nhà thơ đã chọn lựa những địa danh nổi tiếng để đi vào trong thơ của mình (lầu Hồng Hạc, Lư sơn,…), rồi đến ngơn ngữ thơ cũng được nghiên cứu rất kỹ càng.
Mỗi bài thơ của Lý Bạch là một tuyệt tác bởi không chỉ nhà thơ phác họa cảnh mà ông dường như còn thu được cái hồn của cảnh vật thiên nhiên vào trong thơ của mình. Ta hãy thử cảm nhận bài thơ sau:
“Nắng rọi Hương Lơ khói tía bay Xa trơng dịng thác trước sơng này Nước bay thẳng xuống ba nghìn thước Tưởng dải Ngân Hà tuột khỏi mây”
(Xa ngắm thác núi Lư – Tương Như dịch)
Bài thơ miêu tả cảnh thác đổ từ trên núi Lư nhìn xuống. Nhưng với tài năng độc đáo của nhà thơ, người đọc dường như phải thót tim vì độ thẳng dốc của thác nước đang chảy xuống từ trên cao như hiện ra trước mắt người đọc.
Thơ Lý Bạch hay là thế. Nhưng đó khơng phải là lí do khiến thơ ơng đi vào lịng độc giả qua bao thế hệ. Điều mà để lại dấu ấn trong lịng người đọc chính là thơ Lý Bạch tuy mang yếu tố siêu thốt nhưng rốt cuộc vẫn khơng cách tuyệt với cõi đời. Qua khảo sát 17 bài thơ tứ tuyệt của Lý Bạch trong cuốn Tứ tuyệt Đường thi tuyển dịch, Nxb Tổng hợp Đồng Nai, 2006 của Trần Ngọc Hưởng, chúng tơi thấy có tới 14 bài là miêu tả thiên nhiên nhưng lồng trong đó chính là tấm lịng của nhà thơ đối với con người, quê hương đất nước… Như bài “Tĩnh dạ tư” chẳng hạn:
“Đầu giường ánh trăng rọi Ngỡ mặt đất phủ sương Ngẩng đầu nhìn trăng sáng Cúi đầu nhớ cố hương”
Đọc ba câu đầu, người đọc tưởng chừng như nhà thơ chỉ biết hưởng thụ cảnh trăng sáng nhưng đến câu thơ cuối mới nhận ra tấm lòng của nhà thơ đối với quê hương qua cử chỉ “cúi đầu”.
Tất cả những điều đó đã làm cho thơ thiên nhiên Lý Bạch mang dáng vẻ thanh thoát và vượt ra khỏi những mực thước tầm thường của thơ ca.
Trong thơ haiku, Basho chủ yếu dùng hình ảnh mang tính chất biểu tượng để miêu tả vẻ đẹp của thiên nhiên. Vì thế, thiên nhiên trong thơ Basho mang một cái vẻ gì đó rất là bí ẩn khơng dễ dàng khám phá. Nhưng một khi đã khám phá được, ta sẽ rất thích thú bởi nó giống như một viên đá quý ẩn trong cát sỏi. Ví dụ như trong bài “Con ếch”:
“Ao cũ
Con ếch nhảy vào Vang tiếng nước xao”
Hay:
“Áo bông tôi cởi Quẩy lên vai trần Mùa thay áo đổi”
Nếu lắng đọng tâm hồn mình để cảm nhận, bạn sẽ thấy ở đây Basho khơng hề nói chuyện con ếch nhảy vào một cái ao hay chuyện thay áo mà đó là mượn hình ảnh thiên nhiên để nói lên bước đi của thời gian, sự tuần hoàn của vũ trụ.
Cảm nhận thơ haiku của Basho không phải dễ. Nhưng hiểu được nó thì đó chính là những phút giây tuyệt vời dành cho bạn vì nó chứng tỏ bạn đã trải lịng mình và tâm hồn hịa hợp với tự nhiên.
Nói một cách khái quát, cả hai nhà thơ đều đạt tới sự điêu luyện bút pháp, nó thể hiện trong cách dùng từ ngữ, hình ảnh,…để đưa thơ của mình mang một tầm vóc mà mỗi khi ai đọc vào cũng đều đọng lại dư vị của bài thơ trong lịng mình. Và thơ của Lý Bạch và Basho được sống mãi với thời gian không chỉ là nhờ vào bút pháp mà còn do tâm hồn của thi nhân đã hòa nhập với cuộc sống để viết nên những vần thơ kì diệu ấy!