Một số đặc trưng riêng về nghệ thuật miêu tả thiên nhiên:

Một phần của tài liệu Đề tài " Thiên nhiên trong thơ tứ tuyệt của Lý Bạch và haiku của Basho " pot (Trang 76 - 82)

CHƯƠNG 3: NHỮNG NÉT KHÁC BIỆT TRONG VIỆC THỂ HIỆN THIÊN NHIÊN TRONG THƠ LÝ BẠCH VÀ BASHO

3.3.Một số đặc trưng riêng về nghệ thuật miêu tả thiên nhiên:

3.3.1. Lý Bạch:

3.3.1.1. Thiên nhiên được nhân cách hóa:

Hình tượng trong thơ Lý Bạch được xây dựng theo lối tưởng tượng, nhân cách hóa. Những bài như “Lục thủy khúc”, "Lao Lao đình", "Thu Phố ca" bài 3, "Độc tọa Kính Đình sơn", "Khốc Triều Khanh Hồnh"... ., nhà thơ đã dùng trí tưởng tượng phong phú. Ơng dùng bút pháp nhân hóa các sự vật hiện tượng khiến cho sen dường như biết nói, gió trong thơ ơng cũng biết xót tình li biệt, chim núi biết xấu hổ, núi cũng biết nhìn người, trăng đau buồn trẫm mình ngồi Đơng Hải…

Thơ thiên nhiên Lý Bạch có rất nhiều hình tượng được biểu đạt thơng qua nghệ thuật nhân hóa:

“Nhạn dẫn sầu tâm khứ Sơn hàm hảo nguyệt lai”

(Nhạn đưa sầu đi mất Núi ngậm trăng đẹp đến) Hay:

Tương thuyền mãi tửu bạch vân biên

(Tạm vay chút dư sắc của trăng Động Đình Chèo thuyền đi mua rượu nơi mây trắng.)

(Bồi tộc thúc Hình Bộ Thị Lang…)

Hình tượng trong thơ Lý Bạch được xây dựng theo lối khoa trương, đây là lối hư cấu của nhà thơ lãng mạn. Tuy ông đã dùng lối khoa trương để tạo nên những sự vật khác thường, nhưng không hề tạo cảm giác giả tạo mà trái lại làm cho câu thơ được bay bổng và sự vật mang tính người, do đó có thể chuyển tải được tư tưởng nhân văn của bài thơ.

3.3.1.2. Hình tượng hóa thiên nhiên theo cách riêng của nhà thơ:

Dưới con mắt thơ của Lý Bạch, thiên nhiên hiện ra với một vẻ đẹp vừa hùng vĩ, vừa tráng lệ. Lý Bạch là một nhà thơ lãng mạn cho nên thơ của ông cũng mang màu sắc lãng mạn. Thiên nhiên trong thơ Lý Bạch là một thế giới mang tầm vóc thiên hình vạn trạng với những ẩn dụ, khoa trương, nhân hóa, điển cố…trên phương diện ngơn ngữ; lúc động lúc tĩnh, lúc thì ào ạt dữ dội, lúc an nhàn tự tại, lúc thanh tân tự nhiên song cũng có khi kì bí hiểm trở…trong cảm xúc thẩm mĩ. Nhưng cho dù là ở phương diện nào, thơ Lý Bạch cũng đem lại sự thư thái trong cảm xúc của người tiếp nhận bởi sự đồng điệu của tâm hồn, bởi sự chân thực trong cảm xúc thẩm mĩ của Lý Bạch đã lan tỏa đến độc giả. Thủ pháp phóng đại, lạ hóa, kì hóa…khơng hiếm trong thơ Lý Bạch , song người đọc lại thấy nó rất chân thực. Cho nên nói thơ Lý Bạch “chân”, khơng chỉ “chân” về ngơn ngữ thơ, hình tượng thơ mà cơ bản là “chân” trong tình cảm, trong tâm hồn như:

Viễn hải động phong sắc Xuy sầu lạc thiên nhai

(Sắc gió động biển xa

Thổi sầu rơi xuống phía chân trời) (Lục thủy khúc)

Hình tượng thiên nhiên trong thơ Lý Bạch mang tính trữ tình và đầy màu sắc triết lí. Nhà thơ nhìn thiên nhiên bằng một tâm hồn phóng khống nên thiên nhiên thể

hiện một nét đẹp đầy vẻ kì bí. Ta có thể thấy qua bài “Sơn trung vấn đáp” hay “Độc tọa Kính Đình san” chẳng hạn.

Tóm lại, thiên nhiên trong thơ tứ tuyệt của Lý Bạch có thể được nhìn nhận từ nhiều khía cạnh, góc độ như ý thức của con người trước vũ trụ, thiên nhiên, các biện pháp, thủ pháp nghệ thuật đặc trưng…Những yếu tố này đã làm nên một hình tượng thiên nhiên trong thơ Lý Bạch mang dáng vẻ gần như của con người, vừa e ấp diễm lệ nhưng cũng vừa hùng vĩ, kiêu sa ( Vọng Lư sơn bộc bố, Há Giang Lăng,…).

3.3.2. Basho:

3.3.2.1. Thiên nhiên được tái hiện một cách giản dị và chân xác:

Nếu Lý Bạch thuộc trường phái lãng mạn và thơ của ông mang tính khoa trương, phóng đại thì ở Basho, ta tìm thấy ở đó tính chân thực gần với cuộc sống của đời thường.

Khi nhà thơ ở Ba tiêu am, có trồng bên cạnh túp lều một cây chuối. Và bài thơ ra đời trong khoảnh khắc một cơn mưa:

Cây chuối trong gió thu

Tiếng mưa rơi tí tách vào chậu Ta nghe tiếng đêm.

Giống như tàu lá chuối nhạy cảm trước luồng gió cơn mưa, nhà thơ để cửa hồn rộng mở, hồ mình cùng vạn vật và tinh tế trước những đổi thay của cây cỏ, đất trời. Trong đời sống hàng ngày, nhà thơ sẵn sàng cảm nhận và san sẻ mối lo âu của người khác, cho dù là những người mà nhà thơ tình cờ chỉ gặp qua một đơi lần trên bước đường đời.

Đối với Basho, thú ngao du sơn thủy và thi ca khơng tách rời nhau. Vào buổi xế chiều, khi nhìn về phương trời xa thấy đàn chim đang rũ cánh bay về tổ, người lữ hành nhạy cảm làm sao không khỏi ý thức về thân phận con người? Qua ngọn bút, niềm cô tịch triền miên ấy biến thành thơ. Hoặc giả, vào lúc hồng hơn, nghe hồi chng chiêu mộ từ xa vọng lại, người lữ khách tự dưng cảm thấy như đâu đây phảng phất mùi Thiền… Chắc hẳn trong tâm trạng ấy, Bashô đã hạ bút viết:

Chuông đền Ueno vang vọng Hay đền Asacusa

Hay trong một buổi chiều, khi nhìn thấy cánh quạ trên một cành cây, Basho viết:

Trên cành khơ Cánh quạ đậu Chiều thu

Hình ảnh một cánh quạ cơ đơn đậu trên cành cây trơ trụi giữa một chiều thu mông mênh của Basho đã cuốn hút ta vào thế giới của u huyền và cô tịch, ném ta vào trầm mặc chân khơng.

Rồi một lần nọ, tình cờ thấy bước nhảy của một con ếch, thế là Basho đã cho ra đời bài thơ tuyệt tác làm rung động biết bao thế hệ: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Ao cũ

Con ếch nhảy vào Vang tiếng nước xao

“Ao cũ không nằm ở đâu cả mà đồng thời nằm trong Basho, trong chúng ta. Nó

cũ nghìn xưa đồng thời có mặt ngay bây giờ bởi vì nó là thiên nhiên” [2; tr.176].

Có thể nói rằng, những sự vật, hiện tượng trong thơ thiên nhiên Basho được tái hiện một cách chân thực và giản dị. Nhưng để hiểu về nó thì ta khơng thể nhìn bằng con mắt hời hợt, bằng vẻ bề ngồi nơng cạn, bởi vì sự vật chỉ được nhà thơ tái hiện, mà ta phải dùng tâm hồn trong trạng thái tĩnh tại, lắng đọng thì mới có thể cảm thụ được.

3.3.2.2. Nghệ thuật liên tưởng ẩn chứa trong hình ảnh thiên nhiên:

Bất kì bài thơ nào của Basho ta gặp cũng thường xuất hiện hình ảnh thiên nhiên như hoa đào, chim cu, trăng sáng, tuyết trắng… Các hình ảnh này gắn bó với thơ Basho như người Nhật gắn bó với thiên nhiên. Thiên nhiên là sức mạnh của tinh thần. Basho sử dụng “quí ngữ” (từ ngữ chỉ mùa) trong thơ để thể hiện nhịp điệu của thiên nhiên với đời sống của con người, trực tiếp hay gián tiếp. Nó cịn thể hiện thời gian có tính thời gian hay phi thời gian bao gồm thời gian hạn định (xuân, hạ, thu, đơng), thời gian cụ thể (gió mùa thu, mưa tháng năm…) thời gian vô hạn và thời gian phiếm chỉ (tháng năm nào?, nguyên đán nào?). Quí ngữ xuất hiện trong thơ trở thành qui luật của

thơ haiku. Dựa vào quan niệm về thiên nhiên của người Nhật, nhất là cảm thức về thiên nhiên người đọc có thể liên tưởng biết được bài thơ của Basho làm ở mùa nào mà cảm xúc dâng tràn phù hợp:

Ngày đầu xuân sao mà tôi nhớ chiều thu cô đơn.

Bài thơ thấm đẫm mỹ cảm aware xao xuyến trước vẻ đẹp của ngày đầu xuân mà nhớ não lịng về vẽ đẹp của chiều thu cơ đơn.

Hình ảnh thiên nhiên cịn gợi liên tưởng về sự tương quan của vũ trụ:

Biển tối dần

tiếng kêu chim nhạn trắng màu trong đêm.

Basho tả về màu trắng có đủ màu từ trắng của tuyết, trắng của hoa mơ, trắng của đá trắng… Và đây là màu trắng của tiếng kêu chim nhạn, một màu trắng của âm thanh. Màu trắng này nằm trong mối tương quan con quạ và tiếng kêu là tiểu vũ trụ, biển và đêm (đất trời) là đại vũ trụ. Mối tương quan này là các hiện tượng của đời sống. Nó cịn là biểu hiện của hai trạng thái tĩnh và động, đen và trắng, cái nhỏ nhoi và cái bao la. Các hình ảnh trên ta có thể cảm nhận nhưng khơng thể lí giải tường tận được bởi nó đa nghĩa tùy theo cảm nhận của từng người.

Hình ảnh thiên nhiên đơi khi hịa quyện với con người như một:

Mùa xuân ra đi sao cứ nhớ mãi người ở Omi.

Bài thơ là mối giao hịa gắn bó thân thiết giữa con người và thiên nhiên. Thơ haiku trở thành “một cách thế sống, làm sao để tiếp cận với thực tại hơn, nối kết ta với cuộc đời hơn”. Sau nỗi nhớ là khoảng trống dành cho cảm nhận của chúng ta.

Bên cạnh nghệ thuật liên tưởng là thủ pháp tượng trưng. Thủ pháp tượng trưng là thủ pháp của tranh thủy mặc - chỉ bằng mấy nét vẽ mà biểu hiện được sự vật, lại khơng chỉ bề ngồi mà cả thần thái của nó. Ta phải dựa vào hình ảnh tượng trưng mới

có thể liên tưởng hay hơn, tức ta phải kết hợp hai biện pháp trên để cảm nghệm được sâu sắc hơn ý nghĩa sâu lắng trong từng bài thơ. Thủ pháp tượng trưng còn tùy thuộc vào cảm thức thẩm mỹ về thiên nhiên của người Nhật. Ta có thể liên hệ hình ảnh thiên nhiên với hình ảnh cuộc sống qua thủ pháp tượng trưng này:

Trăng rụng rồi

bốn góc bàn quen thuộc cịn lại mà thơi.

“Trăng rụng” tượng trưng cho cái chết của người bạn. Bài thơ là tấm lòng của nhà thơ đối với người bạn đã khuất.

Tính đa nghĩa của hình ảnh thiên nhiên sẽ góp phần lí giải ý nghĩa bên ngồi bài thơ. Chẳng hạn như “con ếch” tượng trưng cho mùa xuân, cho tuổi trẻ, cho hạnh phúc và niềm vui; hay “làn sương thu” tượng trưng cho tuổi già, là hình ảnh của cuộc đời ngắn ngủi như sương sớm tan biến vào đất trời. Giọt sương cịn là hình ảnh của giọt nước mắt, hay mái tóc bạc mà ca dao, thơ ca Việt Nam cũng hay nhắc đến:

Mẹ già phơ phất mái sương Con thơ măng sữa vả đang bù trì.

(ca dao)

Tuổi già hạt lệ như sương

Hơi đâu ép lấy hai hàng chứa chan !

(Khóc Dương Khuê - Nguyễn Khuyến)

Hay “ao cũ” là hình ảnh của ao tù cũ kỹ, sáo mịn… Hình ảnh “con vượn” hay “tiếng vượn” làm ta liên tưởng đến những người nông dân nghèo, những em bé nghèo bất hạnh; hay “con ngựa gầy” cũng gợi liên tưởng về những người nông dân nghèo và cuộc đời cơ cực của họ… Các hình ảnh tượng trưng gợi liên tưởng cho người đọc cịn ẩn chứa tình cảm thâm trầm, sâu lắng của Basho dành cho con người, mng thú và cả cuộc sống này, trong đó có cả những triết lí sâu sắc về đời sống.

Tóm lại, mỗi bài thơ haiku của Basho không chỉ miêu tả thiên nhiên hay bức tranh của đời sống mà còn biểu hiện cảm xúc hay một suy tư nào đó thơng qua nghệ thuật liên tưởng, tượng trưng và tính đa nghĩa của hình ảnh thiên nhiên cuộc sống. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Đề tài " Thiên nhiên trong thơ tứ tuyệt của Lý Bạch và haiku của Basho " pot (Trang 76 - 82)