Một tâm hồn bát ngát của Trung Hoa và một tâm hồn mộc mạc của Phù Tang:

Một phần của tài liệu Đề tài " Thiên nhiên trong thơ tứ tuyệt của Lý Bạch và haiku của Basho " pot (Trang 58 - 68)

CHƯƠNG 3: NHỮNG NÉT KHÁC BIỆT TRONG VIỆC THỂ HIỆN THIÊN NHIÊN TRONG THƠ LÝ BẠCH VÀ BASHO

3.1. Một tâm hồn bát ngát của Trung Hoa và một tâm hồn mộc mạc của Phù Tang:

Tang:

3.1.1. Sắc thái thiên nhiên trong thơ Lý Bạch và thơ Basho:

Tả cảnh ngụ tình vốn là bút pháp nghệ thuật hết sức quen thuộc trong văn học trung đại Trung Quốc và Việt Nam. Đến nay khơng ai có thể trả lời được rằng bút pháp này được hình thành từ bao giờ nhưng ta thấy rõ biểu hiện của nó ở chỗ nó thường dùng những hình ảnh, hiện tượng thiên nhiên để thể hiện tâm trạng của chủ thể cảm nhận, quan sát những hình ảnh, hiện tượng ấy và bất kì điều gì, khi qua lăng kính cảm nhận của mỗi con người thì đều mang dấu ấn chủ quan của riêng họ như Nguyễn Du đã từng viết rất hay: “Cảnh nào cảnh chẳng đeo sầu - Người buồn cảnh có vui đâu bao giờ”.

Trong thơ ca trung đại Trung Quốc nói chung và thơ Đường nói riêng, bút pháp nghệ thuật này được sử dụng hết sức phổ biến, có lẽ là do ảnh hưởng của quan niệm triết học “Thiên nhân nhất thể” rất phổ biến trong thời trung đại ở Trung Quốc. Và tác dụng lớn nhất của nó mà ai cũng có thể cảm nhận được đó chính là làm cho cảnh và tình trong mỗi bài thơ hịa quyện với nhau, làm cho mỗi bài thơ có hồn và tinh tế, hàm súc hơn, và cũng có lẽ vì vậy đọc thơ Đường ta khơng thể lười biếng mà phải đồng sáng tạo cùng tác giả để hiểu rõ những giá trị của mỗi bài thơ.

Trở lại với thơ Lý Bạch, ta nhận thấy những hình ảnh thiên nhiên được miêu tả trong mỗi bài thơ chính là phương tiện để thể hiện cảm xúc của chính tác giả, hay nó được sử dụng theo lối tả cảnh ngụ tình như ta đã nói ở trên.

“Tình” có hai nghĩa là tình cảm, tâm trạng và ý riêng, đọc những bài thơ của nhà thơ nổi tiếng này, ta cũng cần hiểu chữ tình với nghĩa như vậy. Và như vậy tả cảnh ngụ tình có nghĩa là dùng cảnh để thể hiện tình cảm, tâm trạng và thể hiện dụng ý riêng của chính chủ thể. Lý Bạch là một nhà thơ có tính cách phóng khống, lãng mạn nên trong thơ ông, ta gặp rất nhiều những hình ảnh thiên nhiên thể hiện điều đó, ơng thường chọn những hình ảnh thiên nhiên hùng tráng để ngầm thể hiện tính cách của mình. Thể hiện

rõ nhất qua hình ảnh những thác nước hết sức mạnh mẽ, phóng khống khơng chịu bó buộc mà ơng đã nhiều lần nói đến, ví dụ bài “Vọng Lư Sơn bộc bố” (Xa ngắm thác núi Lư), tác giả viết:

“Nhật chiếu Hương Lô sinh tử yên Dao khan bộc bố quải tiền xuyên Phi lưu trực há tam thiên xích Nghi thị Ngân Hà lạc cửu thiên”

Dịch là:

Nắng chiếu Hương Lơ sinh ra khói tía Xa trơng thác treo trước dịng sơng Nước bay thẳng xuống ba ngàn thước

Tưởng là Ngân Hà tuột khỏi chín tầng trời cao.

Lý Bạch cũng hay dùng thiên nhiên để nói lên nỗi lịng tâm sự của mình, trong bài “Hồng Hạc lâu tống Mạnh Hạo Nhiên chi Quảng Lăng” (Tại lầu Hoàng Hạc tiễn Mạnh Hạo nhiên đi Quảng Lăng), ông viết:

“Cơ phàm viễn ảnh bích khơng tận Duy kiến Trường Giang thiên tế lưu”

(Hình ảnh cánh buồm cơ độc xa mãi (nhập vào) màu xanh vơ tận

Chỉ nhìn thấy mỗi dịng Trường Giang (chảy như) cắm thẳng vào chân trời). Ở đây, hình ảnh cánh buồm cơ độc “cô phàm” mất hút vào màu xanh khơng tận của trời, của nước chính là hình ảnh thể hiện nỗi cơ độc của chính tác giả khi đưa tiễn người “cố nhân” thân thiết của mình đi về một nơi xa xơi. Ta còn gặp lại điều này qua rất nhiều bài thơ khác như: “Lao Lao đình”, “Văn Vương Xương Linh tả thiên Long Tiêu dao hữu thử kí”. Tính mĩ lệ chính là đặc trưng lớn của thơ Đường, điều đó thể hiện một phần qua việc các hình ảnh thiên nhiên được dùng trong các bài thơ là những hình ảnh thiên nhiên đẹp. Trong thơ Lý Bạch, ta thấy rõ điều đó.

Trong thơ Lý Bạch, ta bắt gặp rất nhiều hình ảnh thiên nhiên đẹp và đầy sức sống như: trăng (Quan sơn nguyệt, Tĩnh dạ tư, Nga Mi sơn nguyệt ca,…), cỏ non, liễu biếc mùa xuân (Xuân tứ, Lao Lao đình, Vọng Hán Dương liễu sắc kí Vương Tể,…),

hình ảnh những bức tranh cảnh thiên nhiên rất sống động và tươi đẹp trong mối tương giao hòa hợp với con người (Giang thượng ngâm, Dạ bạc ngưu chử, Độc tọa kính đình sơn,…). Bài “Xn tứ” là bức tranh xuân tươi đẹp, thanh khiết với:

“Yên thảo như bích ti Tần tang đê lục chi”

(Cỏ nước Yên như tơ xanh biếc Dâu nước tần xanh cành thấp).

Bài “Thu phố ca” (bài số 14) là bức tranh thiên nhiên có sự hòa hợp giữa con người và thiên nhiên một cách hài hịa:

“Lơ hỏa chiếu thiên địa Hồng tinh loạn tử n Nỗn lang minh nguyệt dạ Ca khúc động hàn xuyên”

Dịch nghĩa:

Lò lửa chiếu trời đất

Đốm lửa bắn tung trong làn khói tím Chàng thợ đúc trong đếm trăng sáng

Hát khúc ca làm rung động cả dịng sơng lạnh

Ngồi ra, ta cịn thấy, cảnh thiên nhiên trong thơ Lý Bạch được thể hiện qua cái nhìn quen thuộc của thơ Đường: cảnh được nhìn từ xa lại, ví như:

Ở bài “Vọng Lư Sơn bộc bố” (Lí Bạch): vì hình ảnh thác nước núi Lư được tác giả nhìn từ xa lại mà miêu tả:

“Dao khan bộc bố quải tiền xuyên”

(Xa trơng dịng thác treo trước sơng) nên mới thấy rõ:

“Phi lưu trực há tam thiên xích”

(Dịng chảy lao thẳng xuống từ ba nghìn thước)

Trong thơ Basho thấm đẫm màu sắc thiên nhiên. Vì vậy, vẻ đẹp của thiên nhiên trong thơ Basho cũng được thể hiện ở mọi cung bậc của nó.

Thiên nhiên tươi đẹp trữ tình .Thơ haiku là thơ của thiên nhiên bốn mùa. Mỗi bài thơ haiku của Basho đều gắn liền với thiên nhiên. Hình ảnh thiên nhiên gợi lên bao xúc cảm trong ông. Trong mỗi bài thơ, thiên nhiên hiện lên với mọi vẻ đẹp vốn có của nó từ cái ban sơ, mộc mạc đến những gì tinh tú kiêu sa lộng lẫy đầy quyến rũ cũng như sắp đi vào phai tàn và gợi lên những rung cảm sâu xa trong lịng người. Bằng tài năng của mình Basho đã cho ra đời hàng loạt các bài thơ haiku rực rỡ hương sắc bốn mùa. Mỗi bài thơ là một bức tranh tuyệt mỹ. Những tác phẩm kiệt xuất ấy là kết quả của một đời lãng du trên bước đường hành giả, làm lữ nhân phù thế. Thiên nhiên trong thơ Basho thật tươi đẹp hồn nhiên trữ tình nồng thắm.

Với mọi vẻ đẹp vốn có của mình, thiên nhiên trong thơ Basho là những hình ảnh thật bình dị, nguyên sơ và hùng vĩ. Trong thơ, mọi hình ảnh thiên nhiên thường có như: tuyết, trăng, hoa, núi, sơng... đến các lồi hoa dại, dưa, bùn, cỏ... Bên cạnh các loài chim đỗ qun, chim sẻ... cịn có cả chấy, ruồi, muỗi, rận, nước đái ngựa... Basho đưa chúng vào thơ rất tự nhiên y như những gì mắt ơng trơng thấy. Ơng khơng hề có sự chọn lựa cảnh kiêu sa, lộng lẫy. Vì vậy, thiên nhiên hiện lên thật hồn nhiên trong cái trong trẻo và ngun sơ của nó:

Dịng thác trong Giữa làn sóng bạc Trăng mùa hạ lên.

Hay bản dịch khác

Trăng mùa hè

Chiếu lên sóng khơng bụi Dịng Sơng Trong.

(Đoàn Lê Giang dịch thơ)

Thiên nhiên trong thơ Basho còn là những bức tranh tuyệt đẹp, đó là âm thanh của tiếng chim oanh làm ta nghe và nhận ra vị trí của nó:

Ơi chim oanh Hát trước rừng trúc Sau hàng liễu nghiêng.

Hay:

Rừng trúc mênh mông Tiếng chim cu hót

Trong ánh trăng nghiêng.

Trong thơ Basho, thiên nhiên cịn là những hình ảnh gần gũi quen thuộc với chúng ta. Nó ở xung quanh cuộc sống chúng ta. Nó hiện diện rất hồn nhiên, rất khiêm tốn, bé bỏng dễ thương chẳng hạn như:

Trên thân nấm rơm Chiếc lá từ đâu đến Vẫn còn nằm yên.

Một chiếc lá lìa khỏi cành rơi xuống nằm trên thân cây nấm rơm rất bình thường khơng có gì cả. Đó là điều tự nhiên của cuộc sống. Hay một chú ngựa đang ăn hoa dâm bụt bên đường:

Bên đường Hoa dâm bụt

Đưa mình cho ngựa ăn.

Hay một con bướm phải vất vả với cành liễu nghiêng bay theo gió để tìm một chỗ Đậu cho vững vàng:

Trên cành liễu nghiêng Con bướm đổi chỗ Mỗi lần gió lên.

Hay một con ong hút mật no nê còn "tần ngần" khơng muốn bay đi ngay như cịn lưu luyến tình cảm với hoa:

Một con ong

Từ lòng thược dược Bay đi tần ngần.

Hay chú chuồn chuồn kiên trì vượt qua gian nan để tồn tại mà cố bám víu cho đựơc trên ngọn cỏ rung rinh theo gió:

Đậu mãi mà khơng được Trên ngọn cỏ gió rung.

Hay một con cua nhỏ đang bò dưới dịng nước trơi chảy vơ tình. Dù cuộc sống khắc nghiệt, cua vẫn bám víu lấy sự sống, cố bị lên bờ để khỏi bị nước cuốn trơi và đã bị lên chân thi nhân:

Dưới làn nước trơi Có con cua nhỏ Bị lên chân tôi.

Bằng sự giao cảm của tâm hồn với linh hồn thiên nhiên, Basho cảm nhận mọi vẻ đẹp của thiên nhiên bằng tình cảm chân tình nhất, vì một cảnh tượng đẹp đẽ về sự hòa điệu của tâm hồn và rộn vang những âm thanh đầy nhân bản trong lòng người sẽ cảm được sự kết tinh của mọi vẻ đẹp ta cảm nghiệm. Nghe một làn hương thoảng qua Basho ngất ngây vì hương hoa và như đổi trao tâm sự cùng hoa:

Cây hoa nào Mà ta chưa biết Gởi lại một làn hương

Tiếng chim hót làm nhà thơ thanh thản tâm hồn:

Trên bình nguyên Chim Vân Tước hát Xa mọi ưu phiền.

Đó là những bức tranh thiên nhiên thống ẩn thống hiện nhưng đầy ắp tình cảm. Thiên nhiên cịn đẹp tựa như tranh:

Như cảnh trong tranh Tơi trên mình ngựa Chầm chậm qua đồng.

Nhà thơ phải "chầm chậm" đi để vừa chiêm ngưỡng vẻ đẹp vừa như sợ làm động nó sẽ tan biến đi. Thiên nhiên đẹp như nàng Tây Thi kiêu sa diễm lệ.

Vịnh Kisagat

Trong mưa và trong hoa.

Hay vầng trăng trịn nghiêng về biển như bóng nàng Komachi.

Vầng trăng đầy

Nghiêng mình về biển Bảy nàng Komachi.

Thiên nhiên còn là nơi biểu hiện tình yêu quê hương, đất nước, gia đình, bạn bè. Trên bước đường gió bụi, thiên nhiên là người bạn thân thiết nhất luôn kề vai sát cánh cùng nhà thơ. Với nhà thơ, thiên nhiên là hiện thân của cái đẹp. Cái đẹp núi, sông, cỏ cây, tuyết, trăng, hoa... thấm sâu trong lịng người bằng tình cảm thân thương nhất. Người yêu thiên nhiên bằng tình cảm chân thành của một "lữ nhân phù thế". Thiên nhiên cũng chính là hình ảnh q hương đất nước. Trên từng bước chân đi trong lòng thiên nhiên, trong lịng vũ trụ, thời gian trơi bằng "sứ giả" các mùa thay nhau về ngự trị, thi nhân Basho không tránh khỏi bùi ngùi nhớ về một cái gì xa xơi trong sâu thẳm tâm hồn về một miền quê mà ông đã từng gửi thân qua cuộc đời gió bụi. Đó là nỗi nhớ q hương khơng nguôi:

Nghe tiếng chim đỗ vũ

Ở kinh đơ

Mà nhớ kinh đơ.

(Đồn Lê Giang dịch thơ)

Basho đang ở kinh đô nghe tiếng chim đỗ vũ (chim đỗ qun) hót, lịng bâng khuâng nhớ về quê cũ vì thời gian trơi nhanh q. Ở kinh đơ này lại nhớ kinh đô xưa - kinh đô của ký ức một thời đã xa đã vĩnh viễn mất đi chỉ còn đọng lại trong nỗi nhớ khi nghe tiếng chim kêu báo hiệu mùa hè. Vì sao lại thế ?

Kinh đô bây giờ là Edo thành phố thị dân đang say sưa với nhịp sống phồn hoa đô hội. Nhiều thứ văn hóa cổ xưa dần bị mất đi thay vào đó là "văn hóa thị dân". Cuộc sống "phù thế" làm con người chỉ biết hiện tại, quay lưng lại với tinh thần xưa cũ. Trong xã hội ấy, Basho cảm thấy cơ đơn lạc lồi nên ơng tìm về "con đường sâu thẳm" trên "những bước đường phiêu lãng". Basho nhớ về kinh đô xưa.

Trên đường đi, nơi nào Basho từng ghé qua là nơi đó là quê hương của ông:

Đất khách mười mùa sương về thăm quê ngoảnh lại Edo là cố hương.

Thiên nhiên trong thơ ơng là thiên nhiên của tấm lịng thương cảm. Trên bước đường phiêu lãng, Basho đi qua nhiều nơi, từ những đô thị ồn ào náo nhiệt của những người thị dân... đến những cánh đồng khô cằn, những làng quê xơ xác của những người nơng dân cơ cực đói nghèo, Basho tận mắt nhìn thấy mọi thảm cảnh diễn ra ngay trước mắt mình. Ơng ghi lại một cách lặng lẽ các sự việc vào những bài thơ haiku dung dị quen thuộc. Trong thơ ơng có đủ hình ảnh của những kiếp người đau khổ, lầm than như: từ những người nông dân lam lũ, em bé nghèo sớm gặp bất hạnh, những người đánh cá, những cơ gái bán thân, những người lính bỏ thây nơi chiến địa, cho đến những người bạn yêu thơ yểu mệnh...

Trong một lần đi ngang qua một khu rừng vắng, Basho thấy một chú khỉ đứng co ro run lên vì lạnh trong mưa mùa đơng. Trước cảnh đó, Basho ước gì có ngay một chiếc áo mưa cho chú khỉ bớt lạnh:

Mưa đông giăng đầy trời Một chú khỉ đơn độc Cũng mong chiếc áo tơi.

(Đồn Lê Giang dịch thơ)

Hình ảnh "một chú khỉ đơn độc" làm ta liên tưởng đến hình ảnh người nông dân, những em bé nghèo đứng co ro, run rẩy trong những cơn mưa giá lạnh. Bài thơ là tấm lịng thương cảm vơ vàn của nhà thơ đối với những người cùng khổ và cả cỏ cây mng thú. Basho mượn hình ảnh của thiên nhiên để nói lên số phận của con người: Trong tuyết ban mai

Đơi mắt ta nhìn cả Những con ngựa gầy.

Cuộc sống nghèo khổ, người nông dân phải lao động vất vả từ những sớm ban mai trong tuyết giá rét với "những con ngựa gầy". Hình ảnh "ngựa gầy" liên tưởng đến người lao động nghèo khổ gầy gò.

Hay người lao động nghèo phải làm việc vất vả trong thời tiết khắc nghiệt của mùa hè nóng bức. Đó là những nguời bán cá cứ rao mãi trong ngày hè hòa vào tiếng chim cu tạo thành điệp khúc mùa hè:

Tiếng rao người bán cá Hòa trong tiếng chim cu Vang vang mùa hạ.

Tóm lại, sắc thái thiên nhiên trong thơ Lý Bạch và basho rất đa dạng và phong phú. Nhưng tựu trung lại, đó là nghệ thuật lấy cảnh để tả tình. Thơng qua hình ảnh thiên nhiên, thi nhân thể hiện tấm lịng mình đối với những kiếp người trong xã hội.

3.1.2. Bức tranh thiên nhiên động và tĩnh qua ngòi bút của hai nhà thơ:

Đối với Lý Bạch, thiên nhiên mang một tầm vóc hùng vĩ và tráng lệ. Chính vì vậy, ơng thường dùng bút pháp “lấy động tả tĩnh”. Do đó, ở hầu hết các bài thơ của ơng, ta thấy hiện lên bức tranh thiên nhiên tràn đầy sức sống. Trong bài “Vọng Lư sơn bộc bố”, nhà thơ đã miêu tả vẻ đẹp hùng vĩ của thiên nhiên như sau:

“Nắng rọi Hương Lơ khói tía bay Xa trơng dịng thác trước sơng này Nước bay thẳng xuống ba nghìn thước Tưởng dải Ngân Hà tuột khỏi mây”

(Tương Như dịch)

Hay trong bài “Thu phố ca”, bức tranh cuộc sống lao động của con người hiện lên với dáng vẻ đầy tươi tắn và ấm áp:

“Lửa lị rực trời đất Khói tía nhảy tia hồng Má đỏ bừng trăng sáng Tiếng hát động dịng sơng”

Thiên nhiên trong thơ Basho toát lên những vẻ đẹp đơn sơ, giản dị, nguyên thủy. Đó là nhờ nghệ thuật gợi tả thiên nhiên mà Basho chỉ nêu ra một hình ảnh một chi tiết rồi im lặng khơng nói. "Có những bức tranh hồnh tráng làm cho bạn bàng hồng nhưng cũng có những tiểu họa làm cho bạn ngạc nhiên". Đây là một tiểu họa của Basho:

Mái lều im

Một con chim gõ kiến Gõ ngoài trụ hiên.

Trước mái lều ẩn sĩ là hình ảnh một con chim gõ kiến đang gõ vào trụ hiên, gõ vào cái cô tịch, cái nhịp điệu bình thường của sự sống. Bức tranh thật hồn nhiên, ngây thơ. Bài thơ chỉ có bấy nhiêu. Phần sau là "khoảng trống" khơng có nét vẽ. Khoảng trống ấy dành cho sự cảm nhận và tưởng tượng riêng của người đọc. Nó giống như trong hội họa là những nét phác họa không được vẽ đầy đủ mà chỉ cần vẽ một phần thôi như "chỉ cần một nhánh cỏ thơi là đủ thấy cơn gió đi qua". Tương tự như thế, Basho chỉ cần vẽ một lá cây ta thấy cả đời sống của cây, của mùa đông, của thiên nhiên

Một phần của tài liệu Đề tài " Thiên nhiên trong thơ tứ tuyệt của Lý Bạch và haiku của Basho " pot (Trang 58 - 68)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(83 trang)
w