Sống với thiên nhiên, đối diện với cuộc đời:

Một phần của tài liệu Đề tài " Thiên nhiên trong thơ tứ tuyệt của Lý Bạch và haiku của Basho " pot (Trang 46 - 51)

CHƯƠNG 2: SỰ GẶP GỠ GIỮA THƠ THIÊN NHIÊN LÝ BẠCH VÀ THƠ THIÊN NHIÊN CỦA BASHO

2.3. Sống với thiên nhiên, đối diện với cuộc đời:

2.3.1. Thái độ ung dung tự tại:

Đến với thơ Tứ tuyệt của Lý Bạch thì khơng một nhà thơ nào có thế bắt chước được thơ của ơng vì nghệ thuật của Lý Bạch hịan tịan tự nhiên, khơng thể nắm bắt được và hầu như được truyền đến một cách thần tiên. Nhưng nguyên nhân thật sự khiến nguời ta không thể bắt chuớc được Lý Bạch là vì thơ ca của Lý Bạch trước hết liên quan đến

chính ơng. Mục đích của nó là nhằm thể hiện một cách đơn nhất, qua các nhân vật trong thơ cũng như qua người sáng tạo được ám chỉ đằng sau bài thơ.

Sở dĩ thơ Lý Bạch gây đuợc ấn tuợng như vậy, một phần quan trọng vì nó đã thể hiện – như chưa bao giờ có – một cái tơi khát khao tự do vuợt ra ngoài mọi luật lệ trong đời và trong thơ. Cảm hứng phiêu dật trong thơ Tứ tuyệt Lý Bạch chính là cảm hứng của cá nhân khi cảm thấy mình được giải phóng. Thơ ơng cảnh bao la phóng túng đã đành mà con người còn bất chấp mọi quy tắc lễ giáo ràng buộc. Giáo sư Lương Duy Thứ đã nói về thơ Lý Bạch như sau: “Thơ thiên nhiên trong thơ ông không tĩnh như

trong thơ Vương Duy, cũng không nghẹn ngào nức nở như trong thơ Đỗ Phủ mà thường mênh mơng phóng túng, bay bổng huy hồng” [16; tr.79]. Ơng thích tả những

hiệp khách, đạo sĩ vì họ sống tự do, khơng tn thủ theo lối mòn sáo của tập tục và lễ nghi xã hội. Ông ca tụng một Sơn công say khướt, loạng choạng lên ngựa làm trẻ con ở Tương Dương nhìn cười đứt ruột (“Tương Dương khúc” – Bài 4). Ơng tả những cơ gái đẹp với đơi chân mà người Trung Quốc vẫn ngại ngần bó kín, che giấu thì giờ lộ ra trần trụi, trắng muốt như sương (Việt nữ từ). Chàng thanh niên quý tộc trong thơ ông đã làm quen theo kiểu ngạo nghễ lạ lùng: lấy roi ngựa phất thẳng vào xe của nàng. Cịn mỹ nhân đáp lại lối bày tỏ tình cảm ấy cũng theo cách cực kì phóng túng:

“…Mỹ nhân nhất tiếu, khiên châu bạc Dao chỉ hồng lâu nhị thiếp gia”

(…Nguời đẹp cuời, kéo rèm châu nhìn ra Trỏ phía xa lầu hồng chính là nhà thiếp)

(Mạch thuợng tặng Mỹ nhân)

Các nhân vật nữ trong thơ ông mạnh dạn, mà vẫn e lệ càng tạo nên sức thu hút mãnh liệt. Ơng tả cơ thiếu nữ hái hoa sen, thấy người lạ thì quay thuyền đi, nhưng lại vừa đi vừa hát, trốn vào khóm hoa “vờ xấu hổ khơng ra” (Duơng tu bất xuất lai) để dụ dẫn, gây chú ý ( Việt nữ từ - bài 3)…Con người trong thơ Tứ tuyệt Lý Bạch khơng biết sợ và khơng biết ngượng chính vì nó đầy bản lĩnh, ý thức về cá nhân và sống đúng bản chất hồn nhiên của mình – nó là một biến thân của Lý Bạch.

Khi viết về chính mình, Lý Bạch càng cuồng phóng hơn. Tứ tuyệt của ơng miêu tả những chi tiết và cử chỉ lạ lùng, có khi trái ngược với những phép tắc xã hội. Nhìn một cây đại thụ khổng lồ ơng muốn được khản rỗng nó thành chén rượu để uống như sơng biển say không thôi chưa đủ mà phải say ngã lăn, nghiêng ngửa ở cửa nhà bạn mới thích (Vịnh tơn sơn) .

Thơ của ông cũng viết những vần thơ về cái tơi cơ đơn và cao ngạo của mình bằng một sự phá bỏ luật lệ, ngang nhiên phóng túng. Lý Bạch lại làm nhiều bài thơ ca ngợi và tự hào về sự đơn độc của mình (Độc tọa Kính Đình sơn, Khuyết đề - bài 2, Sơn trung vấn đáp …)

Tứ tuyệt Lý Bạch khơng phải khơng có những bài nói lên tâm sự u buồn, cơ lẻ, nhưng điều đáng lưu ý là Lý Bạch khơng bao giờ hối tiếc, băn khoăn vì mình khác với đời.Ơng đã đi đến tột cùng của ý thức cá nhân và cái tôi không chịu ràng buộc bởi bất kỳ cái gì ngồi khát vọng của chính nó.

Tứ tuyệt của Lý Bạch trong khn khổ hết sức nhỏ bé, lại khắc họa được hình tượng một cái tơi hết sức kì vĩ, một phần quan trọng vì nó thể hiện sự sắc nét nhất, sự phá lệ độc đáo đó của Lý Bạch- cả ngồi đời cũng như trong thơ.

Tóm lại, thơ cũng chính là một phần biểu hiện của cuộc sống. Nếu như ở ngoài đời, ta thấy một Lý Bạch trong dáng vẻ ung dung tự tại thì trong thơ, con người và tư tưởng của ơng càng được tô đậm. Nhưng thái độ ung dung tự tại đó khơng làm cho thơ ơng mang tính chất “tùy tiện” mà trái lại, càng thúc đẩy nó đạt đến sự thoát tục. Và thơ của Lý Bạch cũng giống như chính con người của Lý Bạch, khơng bị ràng buộc và câu nệ bởi bất cứ điều gì.

2.3.2. Ẩn sĩ giữa chốn phù thế:

Basho luôn thể hiện một tinh thần Zen kết hợp thâm sâu với mỹ cảm Nhật Bản trong từng bài thơ haiku. Trên bước đường lữ khách, hành trang mang theo của thiền sư Basho là chiếc nón lá, cây trượng và một cái đẫy… Basho du hành trên khắp đất nước Mặt trời mọc. Nhật Chiêu cho rằng: “Basho là một con người thanh thản tắm

Vào một buổi chiều kia, hồng hơn đang dần bng mình về phía bóng tối xa xăm. Basho gặp một hình ảnh của vũ trụ:

Trên cành khô Cánh quạ đậu Chiều thu.

Trên cành cây trụi lá hiu hắt có một cánh quạ cơ đơn đậu n bất động trong bóng chiều tàn dần đi về phía thâm u. Bài thơ gợi cho ta một khung cảnh tịch liêu, một cảm thức wabi của bức họa đơn sắc, nghèo nàn màu sắc. Chỉ là một màu tối xám. Nhưng nó lại cuốn ta vào thế giới sabi của u huyền và cô tịch của “vô thường”. Con quạ, cành cây, tiết trời chiều thu và cả vũ trụ yên lặng như trạng thái của Thiền. Nhưng thật ra tất cả đang vận động cùng thời gian, cùng tiết trời, chìm vào hồng hơn, và vận động bao la cùng thế giới này. Chỉ một nét màu đơn sắc thôi, cánh quạ là thời gian và là cả vũ trụ đất trời. Basho vẽ nên bức tranh bằng trạng thái của Thiền và cảm được cảnh vật tự nhiên bằng tâm của Thiền. Thiền sư thấy được sự cô tịch và lắng nghe âm thanh của bước đi thời gian qua trên cánh quạ trong vũ trụ vơ thường.

Vào những buổi chiều tàn, nhìn từng đàn chim từ phương xa vội vàng bay về tổ, người lữ khách khơng sao tránh khỏi phút giây chạnh lịng bâng khng nhớ mơ hồ và nhìn lại mình. Nỗi u ẩn hiện về, chợt lữ khách nghe tiếng chuông chùa xa xa vang vọng lại như phảng phất đâu đây một mùi hương của Thiền làm cõi lịng nhẹ nhàng hơn.

Tiếng chng chùa tan hương hoa đào buổi tối như cịn ngân vang.

Cả tiếng chng và hương hoa đều gợi lên cảm thức về Thiền. Nó vừa có lại vừa khơng “như cịn ngân vang”. Chỉ là tiếng vang vọng cảm nhận được trong lòng nhà thơ về âm thanh của dư ba. Hay những sáng tinh sương thấy sương mù và nghe đâu đó tiếng chng đang trơi trong sương:

Rạng sáng

Trôi trong sương Tiếng chuông.

Tiếng chuông trở thành âm thanh của chút mùi Thiền vị. Còn hương hoa cũng vậy. Hoa đào báo hiệu mùa xuân về nhưng cũng tiễn một mùa xuân qua. Thời gian là “hư không”. Hương hoa hay hoa cũng là hiện thân của Thiền ý:

Đêm xn phai nhịa Và rạng đơng đến Trên cành đào hoa.

Thơ Basho mỗi hình ảnh đều có ý nghĩa khác nhau nhưng có điểm chung là hiện thân của “vơ thường”.

Nhiều chuyện Làm nhớ lại

Những cánh hoa đào.

Hoa đào làm cho người Nhật nhớ lại bao mùa hoa anh đào đã trôi qua trong quá khứ.

Hoa anh đào đẹp với bao ý nghĩa nhưng rồi cũng hư vơ. Nó là hiện thân của sự “vô thường” trong cuộc đời. Ta nhận ra điều này từ lòng ta là do Thiền ý. Những ân thanh của im lặng ta cảm nhận được là do Thiền. Ta tự đặt mình vào thế giới của “chân khơng” tĩnh tại mà nghe tiếng ve.

Ôi tiếng ve kêu Thấu xuyên vào đá Trong cõi quạnh hiu.

Âm thanh sắc, mạnh của tiếng ve như xuyên thủng mọi lớp thời gian đi thẳng vào cõi quạnh hiu, tịch liêu nào đó trong chân khơng, cõi quạnh hiu đó là cõi “hư khơng”, “hư ảo” nhưng tâm thiền của ta cảm được.

Thiên nhiên trong tinh thần Zen chỉ là âm thanh của im lặng, sắc đẹp của vô thường, hình bóng của hư vơ… tất cả đều khơng có. Ngay trong những cuộc tiễn đưa Thiền không làm cho người ta để lộ cảm xúc bên ngồi. Tâm hồn trở về với vơ ngã.

Mùa thu ở Kiso người tiễn đưa ta ta tiễn đưa người.

Chỉ khi nào thấm nhuần ý niệm về Thiền thì từng bài thơ một mới có hương Thiền. Basho người sống bằng “Thiền” nên thơ của ông tắm giữa biển Thiền. Ý nghĩa trong thơ cũng bao la vơ tận, có có khơng khơng tùy người đọc cảm nhận.

Nói chung, thiền trong thơ Basho khơng giống như thiền trong thơ Phật giáo của Lí – Trần Việt Nam. Trong thơ Lí – Trần, thiền mang nặng về hình thức và cả nội dung, chỉ cần đọc thống qua khơng xét đến nội dung cũng đã “ngửi” thấy “mùi” thiền. Còn trong thơ haiku của Basho, thiền thấm vào trong cảnh vật và buộc người đọc phải có những giây phút “thiền” trong tâm thức mới có thể cảm nhận được nội dung cốt lõi của thơ ca.

Một phần của tài liệu Đề tài " Thiên nhiên trong thơ tứ tuyệt của Lý Bạch và haiku của Basho " pot (Trang 46 - 51)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(83 trang)
w