Tình yêu thiên nhiên:

Một phần của tài liệu Đề tài " Thiên nhiên trong thơ tứ tuyệt của Lý Bạch và haiku của Basho " pot (Trang 26 - 41)

CHƯƠNG 2: SỰ GẶP GỠ GIỮA THƠ THIÊN NHIÊN LÝ BẠCH VÀ THƠ THIÊN NHIÊN CỦA BASHO

2.1. Tình yêu thiên nhiên:

2.1.1. Yêu thiên nhiên – yêu cái đẹp:

Đối với mỗi xứ sở dân tộc, mỗi con người, thiên nhiên lúc nào cũng hiển hiện ngay trước mắt nhưng nó lại được cảm nhận khác nhau ở mọi lúc mọi nơi. “Thiên nhiên” cịn tượng trưng cho văn hố của từng dân tộc. Chúng ta đi tìm hiểu thiên nhiên cũng chính là tìm hiểu văn hóa của dân tộc hay nói khác đó là tìm hiểu cách giao cảm với con người và giao cảm với chính thiên nhiên của dân tộc đó.

Đồng thời, mỗi xứ sở dân tộc đều có những quan niệm khác nhau về thiên nhiên. Là một nhà thơ thiên về khuynh hướng lãng mạn, trước hết, Lý Bạch thường chú ý phát hiện và khắc họa vẻ đẹp của thiên nhiên và cuộc sống. Rất nhiều địa danh đã đi vào thơ Lý Bạch với những cái tên rất quen thuộc như Đái Thanh Sơn, Thanh Thành Sơn, Nga Mi Sơn, Thái Sơn, Hoa Sơn, Tung Sơn, Hồng Hà, Trường Giang, Động Đình,… Một cách có ý thức, thiên nhiên đi vào thơ của Thi Tiên như là một phương thức cảm thụ về vũ trụ, về nhân sinh, về tồn tại…

Thơ thiên nhiên Lý Bạch biểu hiện đúng bản sắc của một con người có cá tính phóng khống, u tự do, ngạo ngược nhưng cũng rất lạc quan. Hình tượng thơ Lý Bạch có cái hùng, cái tráng, cái kì hiểm song cũng có cái diễm lệ, thanh tân, sâu lắng…, nói chung phương thức cảm thụ thiên nhiên của Lý Bạch là rất đa dạng và phụ thuộc rất nhiều vào cảm xúc chủ quan, nhưng chung nhất vẫn là cái động, cái hùng chiếm vị trí chủ đạo. Cảnh thiên nhiên được bố trí trong khơng gian theo trục ngang, trục dọc, từ gần đến xa, thực đến hư…sinh động và biến hóa khó lường, chẳng hạn trong Độ Kinh Mơn tống biệt:

Sơn tùy bình dã tận Giang nhập đại hoang lưu Nguyệt hạ phi thiên kính Vân sinh kết hải lâu

Sơng chảy vào nơi mênh mơng vơ cùng. Kính trời bay đến dưới trăng,

Mây ngũ sắc kết lâu đài ngoài biển.)

Đến với thơ Lý Bạch, ta thấy được vẻ đẹp của thiên nhiên từ mọi góc nhìn, vừa cao rộng mênh mông vừa xa xôi vô tận:

Thiên Môn trung đoạn Sở giang khai Bích thủy Đơng lưu chí Bắc hồi Lưỡng ngạn thanh sơn tương đối xuất Cô phàm nhất kiến nhật biên lai (Núi Thiên Mơn đứt (thì) sơng Sở mở

Nước chảy về đông (đến đây) quay ngược lên Bắc Hai bên bờ núi xanh cùng hiện

Chiếc buồm đơn lẻ đến từ chân trời.)

Phải thật u thiên nhiên và có cái nhìn tinh tế mới có thể bao qt được tồn cảnh vật từ mọi phía như thế!

Về xây dựng hình tượng, về đại thể thơ thiên nhiên Lý Bạch có ba phương thức cơ bản. Thứ nhất là “ngụ tình vu cảnh”, tức ngụ tình trong cảnh, cảnh tình hịa quyện, ngoại cảnh cũng là tâm cảnh, Ngọc giai ốn là ví dụ điển hình nhất. Thứ hai là “tích cảnh trữ tình”, tức mượn cảnh để trữ tình, tình cảnh phân minh, trước tả cảnh sau tả tình hoặc ngược lại. Xuân dạ Lạc Dương văn địch là trước cảnh sau tình, phương thức sau (trước tình sau cảnh) khơng nhiều lắm. Phương thức thứ ba: Phú cảnh dĩ tình, tức lấy cái tình của con người “phổ”, “tặng” cho cảnh, làm cho cảnh cũng là người, người cũng là cảnh. Đây là phương thức phổ biến nhất. Độc tọa Kính Đình san, Lao Lao

đình… là những ví dụ. Tuy vậy, ranh giới giữa ba thương thức này khơng hề là tuyệt

đối, minh bạch mà thậm chí đan xen, dường như là tùy ý mà tả cảnh, tùy ý mà tả tình. Thế mới làm nên một Lý Bạch đa dạng và phức tạp nhất trong lịch sử thơ Trung Quốc.

Cũng như các thi nhân cổ kim, Lý Bạch là người rất yêu trăng. Vì Lý Bạch yêu trăng nên trong dân gian còn lưu truyền một chuyện rất đẹp về cái chết của ông. Lý Bạch chơi thuyền trên sông Thái Thạch (khúc sơng Dương Tử ở chỗ có hịn Thái

Bạch), trong khi say rượu thấy bóng trăng ở lịng sơng ơng nhảy chồng xuống để bắt lấy mà chết đuối. Người đời sau dựng một cái đài ở đấy gọi là “Tróc nguyệt đài” (Đài bắt trăng). Thực ra Lý Bạch đã ốm mà chết, câu chuyện bắt trăng chỉ là một ngoa truyền mà thơi.Thơ trăng Lý Bạch trước hết là những dịng thơ ca ngợi vẻ đẹp của một thực thể trong vũ trụ, một vầng trăng hiện hữu như nó đang chiếu ánh sáng xuống nhân gian, vầng trăng nguyên thuỷ. Lý Bạch viết nhiều về trăng, ở mỗi bài trăng lại hiện ra với những vẻ đẹp khác nhau. Vầng trăng có khi thấp thống xa xơi giữa khơng gian bát ngát, bao la: trăng trên núi, trăng trên sơng, trăng nơi quan ải. Có khi trăng lại hiện ra gần gũi trong một không gian hẹp ngay đầu giường của nhà thơ. Trong nhiều bài thơ trăng còn gắn với một địa danh cụ thể: trăng trên đất Tần, trăng trên núi Nga Mi, trăng ở Trường An, trăng trên lầu Tạ Diểu ở Tuyên Châu… Rồi trăng trong thời gian luân chuyển bốn mùa; vầng trăng của “thời trước”, vầng “trăng nay”; vầng trăng nối hiện tại với quá khứ; nối “người xưa” với “người nay”. Trăng trong thơ Lý Bạch đẹp vơ cùng. Khó có thể tái hiện những hình ảnh “trăng treo”, “trăng rụng” như Lý Bạch đã tái hiện “trăng tròn trịa như chiếc mâm”, “trăng một mảnh”, “trăng sáng như lụa”, “trăng sáng tinh như ngọc sáng”, “trăng yểu điệu như thục nữ”….trăng trong thơ Lý Bạch thật xinh đẹp, trữ tình, thanh khiết và đáng yêu. Đặc biệt trong bài “Tĩnh dạ tư” (được coi là một trong những bài thơ viết về trăng hay nhất của Lý Bạch) vầng trăng hiện ra vô cùng đẹp đẽ:

Đầu giường ánh trăng rọi, Ngỡ mặt đất phủ sương. Ngẩng đầu nhìn trăng sáng, Cúi đầu nhớ cố hương.

Cịn đối với Basho, mỗi bài thơ haiku của Basho đều gắn liền với thiên nhiên. Hình ảnh thiên nhiên gợi lên bao xúc cảm trong ông. Trong mỗi bài thơ, thiên nhiên hiện lên với mọi vẻ đẹp vốn có của nó từ cái ban sơ, mộc mạc đến những gì tinh tú kiêu sa lộng lẫy đầy quyến rũ cũng như sắp đi vào phai tàn và gợi lên những rung cảm sâu xa trong lòng người. Bằng tài năng của mình Basho đã cho ra đời hàng loạt các bài thơ haiku rực rỡ hương sắc bốn mùa. Mỗi bài thơ là một bức tranh tuyệt mỹ. Những tác

phẩm kiệt xuất ấy là kết quả của một đời lãng du trên bước đường hành giả, làm lữ nhân phù thế. Thiên nhiên trong thơ Basho thật tươi đẹp hồn nhiên trữ tình nồng thắm. Với mọi vẻ đẹp vốn có của mình, thiên nhiên trong thơ Basho là những hình ảnh thật bình dị, nguyên sơ và hùng vĩ. Trong thơ, mọi hình ảnh thiên nhiên thường có như: tuyết, trăng, hoa, núi, sơng… đến các lồi hoa dại, dưa, bùn, cỏ… Bên cạnh các loài chim đỗ qun, chim sẻ… cịn có cả chấy, ruồi, muỗi, rận, nước đái ngựa… Basho đưa chúng vào thơ rất tự nhiên y như những gì mắt ơng trơng thấy. Ơng khơng hề có sự chọn lựa cảnh kiêu sa, lộng lẫy. Vì vậy, thiên nhiên hiện lên thật hồn nhiên trong cái trong trẻo và nguyên sơ của nó:

Dịng thác trong giữa làn sóng bạc trăng mùa hạ lên.

Hay bản dịch khác

Trăng mùa hè

chiếu lên sóng khơng bụi dịng sơng trong.

(Đồn Lê Giang dịch thơ)

Đấy là hình ảnh dịng thác, hay dịng Sơng Trong (Kiyotaki), trong sạch khơng bụi, lấp lánh sóng bạc khi trăng mùa hạ lên trơng thật nguyên sơ, thanh sạch. Một bức tranh tuyệt đẹp của dịng sơng lấp lánh dưới trăng mùa hạ.

Cịn đây là hình ảnh sơng Ngân Hà bao la trên bầu trời như tuôn xuống ôm chầm, vây lấy đảo Sado của làng chài nhỏ thưa thớt giữa biển Nhật Bản thăm thẳm hoang vu:

Ôi biển hoang vu Ngân Hà vươn trải trên đảo Sado.

Hình ảnh dải Ngân Hà gợi bao cảm xúc trong lòng thi sĩ. Ngay cả nhân vật của Kawabata trong “Xứ tuyết”còn cảm nhận được: “Shimamura có cảm tưởng mình đang bơi lội trong đó, Ánh lân quang của dải Ngân Hà như tỏa xuống gần đến độ chàng thấy

như mình bị nó hút lên tận nơi”. Phải chăng thi sĩ Basho đã vì ấn tượng của vẻ bao la rực rỡ chói sáng ấy mà ví nó như một vịng cầu hịa bình bắc qua biển đang sơi sục ? Bởi vì dải Ngân Hà vịm xuống ngay trên đầu chàng, ôm lấy trái đất tối đen trong vịng tay thanh khiết, khó hiểu và khơng cảm xúc của nó. Hình ảnh thuần khiết và gần gũi của một niềm khối cảm dữ dội….

Hay đó là hình ảnh dịng thác Mogami tn nước trắng xóa như cuốn cả bầu trời rực lửa lúc hồng hơn và dìm xuống sóng nước trùng dương. Thiên nhiên trong vắt, hùng vĩ mênh mông:

Mogami tn dịng cuốn mặt trời rực lửa dìm xuống trùng dương.

Bên cạnh những dịng sơng, dịng thác là những ngọn đồi, hịn đảo vơ danh tình cờ trên đường đi ngang qua ông bắt gặp:

Mùa xuân đến rồi vơ danh ngọn đồi ấy

sáng nay khốc áo sương mù.

Đó là hình ảnh một ngọn đồi bao phủ bởi sương mù mùa xn. Hay một hịn đảo cơ liêu, không tên hiện ra trong tiếng chim cu kêu não lịng:

Tiếng cu kêu biến tan về phía hịn đảo cô liêu.

Thiên nhiên trong mắt Basho mang vẻ đẹp nguyên thủy, sơ khai. Nếu Basho so với Nguyễn Trãi (Việt Nam) cũng hay viết về đề tài thiên nhiên hoang sơ hùng vĩ thì cả hai có điểm tương đồng. Nguyễn Trãi tả thiên nhiên như sau:

Thanh Hư trúc mọc như rừng

Thác bay phơi phới như gương lạnh người Đêm qua trăng lẫn nước trời

Ta mơ cưỡi hạc lên chơi tiên đàn.

phi bộc phi phi lạc kính hàn tạc dạ nguyệt minh thiên tự thủy mộng ki hoàng hạc thướng tiên đàn.)

Mộng sơn trung (Mộng giữa núi)

Động Thanh Hư của Nguyễn Trãi cũng trong vắt nguyên sơ dưới ánh trăng như sơng Kiyotaki hay đảo Sado, thác Mogami. Hình ảnh thiên nhiên cũng mang vẻ đẹp hùng vĩ, mênh mơng.

Thiên nhiên trong thơ Basho cịn là những bức tranh tuyệt đẹp đó là âm thanh của tiếng chim oanh làm ta nghe và nhận ra vị trí của nó:

Ơi chim oanh hát trước rừng trúc sau hàng liễu nghiêng.

Hay:

Rừng trúc mênh mông

tiếng chim cu hót

trong ánh trăng nghiêng.

Sự im lặng trong trẻo của rừng trúc đó là nơi giấu mình của giơng tố:

Giơng tố dấu mình trong khu rừng trúc và rồi lặng thinh.

Và đây là những bức tranh sơn thủy gợi tình:

Dịng thác trong bng theo triền nước những lá thông xanh.

Hay:

Đỉnh Arashi

những ngày tháng sáu đặt mây lên mình.

Khơng chỉ có Basho mà các nhà thơ u thiên nhiên đều có thể tìm ra vẻ đẹp trong thiên nhiên một cách giản dị và tự nhiên như chính thiên nhiên ấy:

Dục Thúy mưa tan non tựa ngọc, Đại An triều dậy nước ngang trời

(Dục Thúy vũ tình phong tự ngọc Đại an triều trướng thủy như thiên)

(Vọng doanh)

Nguyễn Trãi cũng từng tả thiên nhiên tươi đẹp như thế. Đó cũng là tình u thiên nhiên của nhà thơ Basho.

Hình ảnh thiên nhiên thanh sạch, hoang sơ luôn là ước mong của Basho đựơc trở về với thiên nhiên để cảm nghiệm cái đẹp mà nhà thơ muốn tìm cho mình và cho thơ ca:

Ta muốn ngà say ngủ mơ trên đá hoa cẩm chướng đầy.

Trong thơ Basho, thiên nhiên cịn là những hình ảnh gần gũi quen thuộc với chúng ta. Nó ở xung quanh cuộc sống chúng ta. Nó hiện diện rất hồn nhiên, rất khiêm tốn, bé bỏng dễ thương chẳng hạn như:

Trên thân nấm rơm chiếc lá từ đâu đến vẫn cịn nằm n.

Một chiếc lá lìa khỏi cành rơi xuống nằm trên thân cây nấm rơm rất bình thường khơng có gì cả. Đó là điều tự nhiên của cuộc sống. Hay một chú ngựa đang ăn hoa dâm bụt bên đường:

Bên đường hoa dâm bụt

đưa mình cho ngựa ăn.

Hay một con bướm phải vất vả với cành liễu nghiêng bay theo gió để tìm một chỗ đậu cho vững vàng:

Trên cành liễu nghiêng con bướm đổi chỗ mỗi lần gió lên.

Hay một con ong hút mật no nê cịn “tần ngần” khơng muốn bay đi ngay như cịn lưu luyến tình cảm với hoa:

Một con ong

từ lòng thược dược bay đi tần ngần.

Hay chú chuồn chuồn kiên trì vượt qua gian nan để tồn tại mà cố bám víu cho đựơc trên ngọn cỏ rung rinh theo gió:

Con chuồn chuồn

đậu mãi mà khơng được trên ngọn cỏ gió rung.

Hay một con cua nhỏ đang bị dưới dịng nước trơi chảy vơ tình. Dù cuộc sống khắc nghiệt, cua vẫn bám víu lấy sự sống, cố bò lên bờ để khỏi bị nước cuốn trơi và đã bị lên chân thi nhân:

Dưới làn nước trơi có con cua nhỏ bị lên chân tơi.

Những hình ảnh tự nhiên bình thường, quen thuộc ta thường hay gặp như thế. Và đó cịn là tiếng kêu của chim sẻ và chuột như đang trò chuyện nhau:

Từ trong rầm nhà đáp lời chim sẻ rúc rích chuột con.

Hay một hình ảnh đơn sơ mộc mạc dễ thương:

Trong lều ngư dân giữa đám tơm cá có con dế mèn.

Hay:

Chấy bọ rầy rà nơi tôi nằm ngủ

ngựa đứng đái khơng xa.

Những hình ảnh bình thường ta gặp trong cuộc sống. Ta thường thấy xuất hiện trong thơ haiku Basho. Qua khảo sát 30 bài ngẫu nhiên trong cuốn Hàicú nhập môn, Lê

Thiện Dũng dịch, Nxb Trẻ, 2002, chúng tơi thấy có gần 20 bài chứa các hiện tượng trong đời thường của cuộc sống. Nó được đưa vào thơ bởi cảm thức thẩm mỹ truyền thống về cái đơn sơ, bình dị, nguyên thuỷ, sơ khai… của tự nhiên. Không riêng Basho các nhà thơ haiku khác ở Nhật cũng thế. Issa cảm nhận về hình ảnh chú chuột uống nước bên bờ sơng:

Bên dịng Sumida

chú chuột kia uống nước mưa mùa xuân pha.

Hình ảnh một chú chuột bé xíu đang ung dung uống từng ngụm “nước mùa xn” của dịng sơng Sumida trong khi cơn mưa đang rơi xuống dịng sơng mênh mông nước. Giữa hai sự vật nhỏ bé và mênh mơng nhưng lại hịa hợp với nhau, đều mang bản tính của chúng và hiện thân của vũ trụ biến đổi. Chuột vẫn thản nhiên, đất trời, mưa, sông vẫn mênh mông.

Nhà thơ Onitsura cũng chợt reo vui khi nhận ra những sự vật quen thuộc đơn sơ quanh mình:

Hoa đào nở rộ chim có hai chân và ngựa có bốn chân.

Tóm lại, hình ảnh thiên nhiên ta gặp trong thơ Basho với vai trị là “q ngữ” nhưng nó chứa đựng vẻ đẹp đơn sơ, dung dị, nguyên thủy… trong từng câu chữ. Nó chứa đựng bao tình cảm với thiên nhiên của nhà thơ Basho. Thơ haiku là thơ ca của thiên nhiên vạn vật.

Nói chung, thiên nhiên là đề tài mn thuở của thơ ca. Mỗi nhà thơ đều có cách cảm nhận riêng của mình về vẻ đẹp thiên nhiên. Có người thì ngâm vịnh để thưởng ngoạn vẻ đẹp của thiên nhiên, nhưng cũng có người thả hồn mình vào thiên nhiên để thốt tục…Nhưng đối với Lý Bạch và Basho, ta có thể thấy vẻ đẹp thiên nhiên khơng chỉ đơn thuần là những hình ảnh như núi sơng, cây cỏ, hoa lá… mà ta thường bắt gặp. Hơn thế nữa, trong thơ của Lý Bạch và Basho, vẻ đẹp thiên nhiên chính là sự hội tụ của sắc màu cuộc sống: nơi đó khơng chỉ có hình ảnh, âm thanh… của thiên nhiên mà quan trọng hơn hết là có sự góp mặt của cuộc sống con người. Chính vẻ đẹp này đã làm nên sự khác biệt của Lý Bạch và Basho so với các nhà thơ đi trước và cũng làm nên sự giống nhau trong cách nhìn nhận, khám phá về vẻ đẹp thiên nhiên của hai nhà thơ.

2.1.2. Thông qua thiên nhiên biểu lộ tình u cuộc sống:

Thơ nói chung đều viết về cuộc sống, có thể đó là sự cảm nhận hoặc khám phá cuộc sống từ một góc nhìn của ai đó. Lý Bạch và Basho cũng không ngoại lệ. Nhưng đến lượt mình, cả hai nhà thơ khơng chỉ ghi nhận lại vẻ đẹp của cuộc sống trần thế mà cịn thổi vào đó một chút ngọn gió mát của tình u: đó là tình u cuộc sống. Chính điều này đã làm cho vẻ đẹp thiên nhiên thêm tươi mát và tràn ngập sức sống.

Một phần của tài liệu Đề tài " Thiên nhiên trong thơ tứ tuyệt của Lý Bạch và haiku của Basho " pot (Trang 26 - 41)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(83 trang)
w