Mối quan hệ giữa chủ thể trữ tình – tác giả và hình tượng thiên nhiên trong thơ ca:

Một phần của tài liệu Đề tài " Thiên nhiên trong thơ tứ tuyệt của Lý Bạch và haiku của Basho " pot (Trang 41 - 46)

CHƯƠNG 2: SỰ GẶP GỠ GIỮA THƠ THIÊN NHIÊN LÝ BẠCH VÀ THƠ THIÊN NHIÊN CỦA BASHO

2.2.Mối quan hệ giữa chủ thể trữ tình – tác giả và hình tượng thiên nhiên trong thơ ca:

trong thơ ca:

2.2.1. Thiên nhiên là một người bạn tâm giao:

Trong thơ Lý Bạch, trăng xuất hiện không như một khách thể thiên nhiên mà nói đúng hơn là nó giống như người bạn tri âm, tri kỷ, san sẻ mọi vui buồn, yêu thương quấn quýt với nhà thơ.

Lý Bạch hay uống rượu. Ông uống rượu để tự làm khuây khoả mình. Uống rượu say rồi “ơng tiên ở trong làng rượu” ấy chỉ cịn biết chếnh choáng bước theo ánh trăng để trở về:

Rượu xong, bất ngờ tối, áo ta đầy hoa rơi.

Chếnh choáng trăng dọc suối, Chim khơng - vắng bóng người.

(Tự khuây khỏa)

Đêm tối vắng lặng, chỉ có hoa, ánh trăng tràn ngập, và thi nhân; cảnh vật đẹp và thơ mộng vô cùng.

Cũng với hai người bạn trăng và rượu ấy trong “Nâng chén, hỏi trăng” Lý Bạch lại ước ao mỗi lần trước mâm rượu có “ánh trăng mãi mãi chiếu soi chén vàng”

Sau này một người đọc thơ Lý Bạch là Trịnh Cốc đã nói:

“Khi say khướt ngâm dài ba nghìn khúc Gửi lại cho nhân gian chỉ một vầng trăng”

(Cao ngâm đại uý tam thiên thủ

Lưu trước nhân gian bạn nguyệt minh)

Vầng trăng soi sáng giữa trời đêm bất tận là người bạn chung thuỷ của Lý Bạch. Còn đối với Basho, thiên nhiên còn là nơi nhà thơ gởi gấm đổi trao tâm tình bằng cuộc chuyện trị với các sinh linh bé bỏng. Cả hai cùng yêu thiên nhiên đất trời mùa thu:

Con nhện kia ơi bài hát nào ngươi có

trong gió thu này ?

hay:

Dậy đi thôi cùng ta kết bạn

cánh bướm ngủ say ơi !

hoặc:

Hoa đinh hương ơi những giọt sương sáng em đừng để rơi.

Basho nói với chúng bằng những lời tâm sự thân thiết mến yêu, Basho và các sinh vật ấy như hai người bạn thân tình. Đơi khi Basho và thiên nhiên hịa vào nhau là một cảm nhận được cái mát lạnh của quả dưa:

Dưa mùa hạ đẫm bùn mát lạnh và giọt sương mai.

Basho không chỉ cảm nhận thiên nhiên bằng con mắt thường mà nhà thơ cịn dùng tâm hồn mình để lắng nghe và chia sẻ mọi vui buồn của thiên nhiên. Do vậy, ơng có thể nhận thức được sự chuyển đổi, bước đi vơ hình của thời gian:

Thế rồi từ từ

mùa xuân thành tựu với trăng và hoa mơ.

Trăng và hoa mơ nở báo hiệu mùa xuân nữa lại về. Cái nóng nực của mùa hạ cũng về qua hành động nhà thơ cởi áo bông quẩy lên vai như sẵn sàng với thời tiết thiên nhiên bất cứ lúc nào:

Áo bông tôi cởi quẩy lên vai trần mùa thay áo đổi .

Mùa thu trở về cũng thật nhanh chóng chỉ bằng cái thống qua của làn gió thu:

mặt trời nóng bỏng nhưng rồi thu phong.

Trong cái nóng bỏng của mặt trời đỏ bừng vào mùa hè mà xuất hiện cơn gió thu (thu phong) làm mát cả bầu trời. Thời gian trôi qua trong ngỡ ngàng: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Đã rơi năm nào tuyết mà ta ngắm bây giờ lại rơi ?

Mùa đông về bằng những cơn mưa tuyết trắng xóa cả bầu trời. Basho cảm nhận thời gian bằng tình cảm thiên nhiên ngay trong lịng thiên nhiên.

Có thể nói rằng, tâm hồn của Lý Bạch và Basho rất gần gũi với thiên nhiên đến độ như hai mà một.Cho nên hai thi nhân mới có thể am hiểu về thiên nhiên đến thế.

Nhưng am hiểu khơng vẫn chưa đủ để có thể viết nên những câu thơ tuyệt tác như vậy. Mà hơn hết là hai nhà thơ cịn có cái nhìn tinh tế và phải thật yêu thiên nhiên mới có thể cùng thiên nhiên “làm bạn” được.

2.2.2. Tâm hồn hòa hợp với thiên nhiên, hòa hợp với đạo:

Các nhà thơ cổ điển thường miêu tả thiên nhiên dưới góc độ là một khách thể, tách rời chủ thể (con người) ra khỏi thiên nhiên. Nhưng ở Lý Bạch lại khác, ơng hịa mình vào thiên nhiên để trở về với “đạo”. Nói một cách cụ thể hơn là trong thơ Lý Bạch, con người là một bản thể của thiên nhiên. Nhiều bài tứ tuyệt tả cảnh của ơng gồm tồn những nét phác thanh thống, có ý nghĩa dựng lên một khung cảnh nhiều hơn là mơ tả nó. Như bài "Thu Phố ca" số 12:

" Thủy như nhất phỉ luyện, Thử địa tức "Bình thiên". Nại hà thừa minh nguyệt, Khán hoa thượng tửu thuyền"

Tạm dịch :

Nước như một tấm lụa, Đất này cõi Bình Thiên Làm sao cưỡi trăng sáng,

Ngắm hoa, rượu trên thuyền.

Lý Bạch tả cảnh ông đi chơi hồ Bình Thiên vào đêm trăng sáng, ánh trăng phản chiếu trên mặt nước phẳng lặng khiến cả vùng hồ như tấm lụa trải rộng mênh mơng. Có điều ơng không tả hồ, cũng không tả trăng, chỉ phác một liên tưởng về tấm lụa cho thấy trăng nước hồ làm một, lại tốt lên cái "thần" yên ả, thanh bình của cả một vùng trời nước. "Bình Thiên" là tên hồ, cũng có nghĩa "cõi trời n bình". Câu thơ vừa nói được địa điểm thật của khung cảnh, song đồng thời lại nhấn thêm một tầng đồng nhất nữa : đất này là cõi trời (địa- tức-thiên). Trên cái nền trăng - nước, đất - trời tương hội đó, con người cũng lâng lâng giữa hai cảm giác tiên - tục. "Cưỡi vầng trăng sáng" - tưởng Lý Bạch đã thành tiên, song từ "nại hà" ("sao có thể") cho thấy ơng chỉ là người thường mơ được thành tiên. Lên cõi trời không được, ông trở về "ngắm hoa trên thuyền rượu" - nhưng giữa trần gian, tao nhã với trăng - nước - rượu - hoa, ơng lại xuất hiện như một vị tiên thốt tục. Đọc bài thơ, thấy ông tả tất cả, mà dường như cũng khơng tả gì. Khơng thể hình dung dáng hồ, cỏ cây hoa lá, biết là có người, nhưng cũng không rõ con người ấy cụ thể ra sao. Cái được miêu tả ở đây không phải là bản thân cảnh hay người mà chính là thần thái của nó. Tồn bài thơ tốt lên ý tưởng về sự giao hòa thanh thản, thần tiên giữa trời - nước, cảnh - người.

Ơng có khả năng kỳ diệu "nhập thân" vào đối tượng miêu tả. Tứ tuyệt tả cảnh của ơng do đó mà có ý vị của Trang Chu mộng điệp, khơng biết là cảnh có Lý Bạch hay chính Lý Bạch đã hóa thân vào cảnh nữa! Lĩnh hội cái tinh thần của cảnh mà tả, Lý Bạch đã lược bỏ mọi chi tiết rườm rà, chú tâm khắc họa ấn tượng hơn là hình khối. Như trong bài "Vọng Lư sơn bộc bố", ơng tả thác nước núi Lư sơn như dịng sơng bị treo ngược lên, như dải Ngân hà bị rơi tuột từ chín tầng trời. Người đọc có thể cảm nhận dịng chảy dào dạt, mãnh liệt của một thác nước từ độ cao tót vời tn nước xuống - rất cao, rất mạnh và rất đẹp. Nhưng sự tưởng tượng chỉ dừng ở một ấn tượng chung như thế, không đi xa hơn để dựng thành một bức tranh toàn cảnh tỉ mỉ. Nhưng Lý Bạch đâu phải thợ vẽ, và ông tả thác nước núi Lư sơn một phần, song cái chính là ơng biểu hiện dịng thác cảm xúc trong lịng ơng khi ngắm Lư sơn.

Khi tả cảnh, Lý Bạch ln lồng vào đó những cảm xúc, mơ ước. Ơng nhận xét, liên tưởng, cho sông, núi, mây, trời... những buồn vui của con người. Gió trong thơ ơng cũng biết xót tình li biệt ("Lao Lao đình"), chim núi biết xấu hổ ("Thu Phố ca" bài 3), núi cũng biết nhìn người ("Độc tọa Kính Đình sơn"), trăng đau buồn trẫm mình ngồi Đơng Hải ("Khốc Triều Khanh Hồnh")... . Có lẽ vì vậy mà thơ tả cảnh của ơng như có hồn, tình và cảnh thống nhất tuyệt vời.

Đối với Lý Bạch, ơng giải thốt mình bằng cách hịa mình vào thiên nhiên một cách tuyệt đối. Cịn Basho, tâm hồn khắc khoải của ơng đi tìm giải thốt trong Phật đạo, trong Thiền, nhưng Thơ mới là lối thốt, là đường đi ơng chọn trong cuộc đời, bởi vì Thơ là nguồn cảm hứng, là một nhu cầu thiết yếu như sự sống cần hơi thở. Thơ đã trở thành Ðạo, là “con đường tao nhã” mà ơng ưa thích.

Nhưng ngay cả khi đã làm được những gì muốn làm và thành cơng rực rỡ trong sự nghiệp, Basho cũng khơng tìm thấy sự bình an trong đời sống yên ấm ở mái nhà tranh nhỏ bé có cây chuối trồng đàng trước, được gọi là am Basho (có nghĩa là cây chuối), mà sau này ơng lấy đó làm bút hiệu. Basho thích cây chuối vì ơng cảm thấy có gì gần gũi với nó trong dáng đứng chơ vơ lạc loài, tầu lá tỏa lớn rộng xanh mướt nhưng cũng thật mong manh dễ rách theo những cơn gió thoảng, và những đóa hoa nhỏ bé trơng cơ đơn như hiểu rõ sự vô dụng không sinh trái được trong phong thổ xứ lạ:

Basho nowaki shite Tarai ni ame o Kiku yo kana

Tạm dịch:

Cây chuối trong mùa thu

Gió bão – ta nghe mưa nhỏ giọt Xuống vũng nước đêm đen

Basho tìm được sự bình an khi hịa mình với thiên nhiên, trong đó cái “Ngã” nhỏ nhặt đầy những hệ lụy trần ai tan biến đi trong vũ trụ bao la. Với Basho, sự đồng nhất thể với vũ trụ là thiết yếu cho sự sáng tạo của nguồn thơ, điều mà thi sĩ Saigyo, người đi trước Basho và được ơng hết lịng ngưỡng mộ, cũng đã từng cảm nhận:

Ta trèo lên tận chân khơng

Chon von chót vót hơn vùng sơn ca

Và như thế, Basho đã trở thành một “thi sĩ lang thang”, đi trong những cuộc hành trình miên viễn, khơng phải chỉ để tìm nguồn thơ, mà cịn để tìm lại chính con người thực sự của mình.

Suốt đời Basho đã đi mãi không ngừng, để khi đến mùa thu của cuộc đời nhìn lại con đường đã đi qua chẳng cịn thấy dấu vết hình bóng mình. Chung điểm cũng là khởi điểm. Tất cả đã hịa tan trong cái Khơng vơ ngã, vơ thủy vơ chung:

Kono michi ya Trên suốt con đường này Yuku hito nashi ni Người đi khơng thấy bóng Aki no kure Mùa thu về tối nay

Và khi khơng cịn thấy bóng người, bỗng nhiên đóa hoa chân thường nở ra trước mắt , tinh khiết và trắng trong, không nhiễm chút bụi trần :

Shiragiku no Kìa hoa cúc trắng ngần Me ni tatete miru Không mảy may hạt bụi Chiri mo nashi Nở ngay trước mắt trần

Cuộc hành trình đã chấm dứt với Basho. Cịn chúng ta, nếu chưa bắt đầu cuộc hành trình, chừng nào mới tìm được lối về?

Tóm lại, tâm hồn Lý Bạch và Basho khơng chỉ gần gũi với thiên nhiên mà cịn đạt đến sự hòa hợp với thiên nhiên.Thi nhân hịa mình vào thiên nhiên khơng chỉ để hiểu thiên nhiên mà cịn là để hiểu chính mình. Ở đây, thi nhân và thiên nhiên tuy hai mà một,khơng có sự phân biệt tách rời.Vì thế, vẻ đẹp của thiên nhiên ở đây cũng chính là vẻ đẹp của con người, của cuộc sống trần thế.

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Đề tài " Thiên nhiên trong thơ tứ tuyệt của Lý Bạch và haiku của Basho " pot (Trang 41 - 46)