Loại bánh răng côn ; b Loại hypoi t; c Loại trục vít bánh vít.

Một phần của tài liệu Thiết kế hệ thống truyền lực của ô tô phần 1 (Trang 40 - 45)

1. Truyền lực chính bánh răng côn răng thẳng.

Trục của các bánh răng đợc bố trí dới một góc bằng 900 , nhng có khi đợc bố trí dới một góc khác 900.

Hình 1.22 : Truyền lực chính bánh răng côn răng thẳng.

+ Ưu điểm của bộ truyền: dễ chế tạo, lắp ghép đơn giản, giá thành rẻ. + Nhợc điểm của bộ truyền:

- Số răng ít nhất của bánh răng nhỏ lớn hơn 9 răng. Nếu nhỏ hơn 9 sẽ xuất hiện hiện tợng cắt chân răng.

- Nếu xe có tỷ số truyền lớn thì kích thớc của bộ truyền lớn. - Làm việc ồn, hiệu suất thấp, số răng đồng thời ăn khớp ít.

Nhng hiện nay bộ truyền này ít đợc sử dụng do những nhợc điểm nh trên. 2. Truyền lực chính bánh răng côn răng xoắn.

Gồm bánh răng chủ động đợc chế tạo liền trục, còn bánh răng bị động đợc chế tạo rời thành vành răng. Vành răng sau khi đợc chế tạo đợc lắp ghép cố dịnh với vỏ vi sai thành một khối.

Hình 1.23 : Truyền lực chính bánh răng côn răng xoắn. + Ưu điểm của bộ truyền:

- Số răng nhỏ nhất của bánh răng chủ động có thể lấy từ 6...7 răng mà vẫn đủ bền và ăn khớp tốt.

- Khi bộ truyền có tỷ số truyền lớn thì kích thớc và trọng lợng của cầu xe nhỏ gọn, và đảm bảo đợc tính năng thông qua cao.

- Làm việc êm dịu do có nhiều răng đồng thời ăn khớp.

- Có khả năng truyền lực và mômen lớn, khả năng chống mòn tốt. - Gia công đợc trên các máy cắt có năng suất cao.

+ Nhợc điểm của bộ truyền:

- Phát sinh lực chiều trục ở tâm ăn khớp và phơng của lực thay đổi theo chiều quay của bánh răng.

- Nếu chiều xoắn của răng và chiều quay của bánh răng trùng nhau thì lực chiều trục sẽ hớng từ đáy lên đỉnh bánh răng nón nên có thể gây hiện tợng kẹt răng. Còn nếu chiều xoắn của răng và chiều quay của bánh răng ngợc nhau, lực chiều trục sẽ ngợc lại đẩy bánh răng chủ động rời khỏi bánh răng bị động.

Là loại truyền chuyển động mà bánh răng có răng theo đờng cong. Đặc điểm quan trọng của loại truyền động này là đờng tâm của bánh chủ động và bánh bị động đợc bố trí lệch nhau một khoảng lệch trục là E. Trục chủ động có thể đợc bố trí ở dới hoặc trên tuỳ theo yêu cầu kỹ thuật của từng xe.

Hình 1.24 : Truyền lực chính hypôit. + Ưu điểm của bộ truyền:

- Số răng nhỏ nhất của bánh chủ động là nhỏ ( 5 6 răng).… - Làm việc êm dịu (hơn cả cặp bánh răng côn xoắn). - Hiệu suất của bộ truyền cao η = 0,94 ... 0,96.

- Khi chế tạo bộ truyền động thì không đòi hỏi vật liệu thật tốt.

- Có thể dịch chuyển đợc trục của bánh răng chủ động so với bánh răng bị động một khoảng dịch trục: E = (0,125 ữ 0,2).d2.

- Trục có kết cấu vững, độ bền lớn, làm việc êm dịu do đờng kính bánh răng chủ động lớn.

- áp suất tổng hợp lên bề mặt răng giảm từ 25% ... 30% so với bánh răng côn xoắn cùng kích thớc.

+ Nhợc điểm của bộ truyền:

- Có sự trợt giữa các răng tăng theo cả chiều dài răng và chiều cao răng. Do vậy, khi dùng bộ truyền này ta phải dùng dầu bôi trơn chuyên dùng.

- Khi lắp ráp bộ truyền đòi hỏi lắp phải chính xác, bánh răng chủ động phải có điểm tựa thật chắc chắn.

4. Truyền lực chính trục vít – bánh vít.

Đợc sử dụng trên xe ô tô có yêu cầu tỷ số truyền lớn mà kích thớc của bộ truyền phải nhỏ. Đặc điểm của truyền động trục vít – bánh vít là trục vít có thể đặt trên hoặc dới bánh vít.

Hình 1.25 : Truyền lực chính trục vít – bánh vít. + Ưu điểm của bộ truyền:

- Làm việc êm do có số răng ít, kích thớc nhỏ mà tỷ số truyền lớn.

- Có thể đặt vi sai ngay giữa cầu xe do vậy mà cầu xe có kết cấu đối xứng, dễ tháo lắp.

- Đối với xe có 3 cầu chủ động thì bộ truyền có khả năng truyền mômen quay lên cả 2 cầu chủ động thông qua 1 trục.

- Khi đặt trục vít xuống dới thì hạ thấp đợc trọng tâm xe.

- áp suất riêng ở chỗ tiếp xúc của răng của bộ truyền là nhỏ, nhỏ hơn cả bộ truyền côn xoắn, bộ truyền hypôit vì các răng của trục vít có bán kính cong bé mà bán kính cong của bánh vít lớn hơn rất nhiều.

+ Nhợc điểm của bộ truyền:

- Khi đặt trục vít dới bánh vít thì khoảng sáng gầm xe nhỏ, nhng làm tăng góc lệch của trục các đăng, nếu đặt trục vít ở trêm thì tăng đợc khoảng sáng gầm xe nhng khó khăn trong việc bôi trơn bộ truyền.

- Chế tạo cặp trục vít – bánh vít phức tạp, bánh vít đòi hỏi phải chế tạo bằng kim loại màu (thờng bằng đồng).

* Truyền lực chính kép : sử dụng hai cặp bộ truyền ăn khớp. Nó gồm hai cặp bánh răng : cặp bánh răng côn xoắn và cặp bánh răng trụ. So với truyền lực chính đơn, truyền lực chính kép do sử dụng hai cặp bộ truyền nên cho tỷ số truyền lớn mà vẫn có đợc khoảng sáng gầm xe lớn do kích thớc hớng kính nhỏ hơn. Truyền lực chính kép đợc dùng nhiều cho các xe hai cầu, xe ba cầu và các xe kéo có tải trọng lớn.

Hình 1.26 : Sơ đồ truyền lực chính kép.

Có hai cách bố trí các cặp bánh răng cho truyền lực chính kép là truyền lực chính kép trung tâm và truyền lực chính bố trí tách cụm.

+ ở truyền lực chính kép trung tâm, cả hai cặp bánh răng côn xoắn và cặp bánh răng trụ đợc bố trí trong một cụm. Khi bố trí theo phơng án này hai cặp bánh răng ăn khớp đặt trong cùng một vỏ cầu và bộ vi sai đặt ngay sau cặp bánh răng thứ hai. Với phơng án này trục bánh răng côn và trục bánh răng trụ nằm trong cùng một mặt phẳng và vuông góc với nhau.

Hình 1.27 : Truyền lực chính kép kiểu trung tâm.

+ Truyền lực chính bố trí tách cụm trong đó thờng là cặp bánh răng côn răng xoắn cùng với bộ vi sai đặt ở trung tâm còn các bánh răng trụ đặt ở sờn xe hình thành hộp giảm tốc bánh xe.

Hình 1.28 : Sơ đồ truyền lực chính bố trí tách cụm.

Một phần của tài liệu Thiết kế hệ thống truyền lực của ô tô phần 1 (Trang 40 - 45)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(48 trang)
w