• Hộ gia đình
Mỗi hộ gia đình được cấp miễn phí 02 thùng rác và túi nylon đựng rác.
Rác thải khi sinh ra sẽ được tách vào 2 thùng chứa ngay lúc xả rác hay khi làm vệ sinh nhà cửa
Thùng màu xanh và túi nylon màu xanh : chứa rác hữu cơ. Thùng màu cam và túi nylon màu cam : chứa rác vô cơ.
Trong thời gian đầu công tác tuyên truyền, hướng dẫn và kiểm tra, nhắc nhở phải thực hiện chặt chẽ vì có thể do chưa quen người dân có nhầm lẫn trong phân loại.
• Trường học
Cũng như đối với hộ gia đình rác được phân thành 2 loại và chứa trong 2 thùng riêng biệt
Thùng màu xanh và túi nylon màu xanh : chứa rác hữu cơ Thùng màu cam và túi nylon màu cam : chứa rác vô cơ
Công tác tuyên truyền hướng dẫn cho học sinh sẽ do các thầy cô giáo trong trường đảm trách.
• Công sở, văn phòng làm việc
Tuỳ theo diện tích và nhu cầu sử dụng mà dung tích thùng chứa khác nhau.
Thùng và túi nylon đựng rác sẽ do các đơn vị tự trang bị nhưng phải theo chuẩn của chương trình phân loại.
Rác cũng được chia ra làm 2 loại : màu xanh đối với rác hữu cơ và màu cam đối với rác vô cơ.
• Rác chợ
Hầu hết các sạp kinh doanh chỉ quan tâm đến việc buôn bán của họ, mặt khác diện tích của các sạp thường nhỏ thường sử dụng triệt để chứa hàng hoá vì vậy
xanh đối với rác hữu cơ và màu cam đối với rác vô cơ.
Vì tính chất công việc nên bước đầu có thể hỗ trợ túi nylon trong giai đoạn đầu thực hiện, một khi công việc phân loại đã trở thành thói quen thì có thể thu phí bằng cách cộng thêm vào thuế.
Công tác tuyên truyền hướng dẫn sẽ do các lực lượng nòng cốt kết hợp chặt chẽ với ban quản lí chợ.
Các chợ hiện nay chưa có nơi lưu chứa chất thải do đó cần phải đầu tư thêm thùng rác.
• Nhà hàng và quán ăn
Phần lớn các nhà hàng và quán ăn trên địa bàn thị trấn là do các hộ gia đình nằm ngoài mặt đường tận dụng mặt tiền nhà mở ra để kinh doanh, buôn bán thường có quy mô nhỏ nên trong giai đoạn đầu thực hiện chương trình phân loại tại nguồn cần có sự hỗ trợ về thùng và túi nylon đựng rác, tránh sự phân bì giữa nhà này, nhà kia, hơn nữa đây là những đối tượng phát sinh rác thải cao nhất. Có 2 loại thùng chứa: rác hữu cơ, giấy (màu xanh), rác vô cơ (màu cam).
5.4.4.2. Thu gom
Hình thức thu gom vẫn giữ như hiện nay, tuy nhiên trong tương lai khi thị trấn Phú Bài trở thành thị xã, số dân phục vụ nhiều hơn thì hệ thống thu gom hiện nay sẽ không đạt nhu cầu vì vậy cần có sự đầu tư về trang thiết bị, đội ngũ quản lí và lực lượng thu gom một cách hoàn chỉnh hơn.
Để tiện cho việc thu gom và đổ rác xe thu gom phải được thiết kế thành 2 ngăn: 1 ngăn cho rác vô cơ, 1 ngăn cho rác hữu cơ.
Thùng chứa rác hữu cơ lớn hơn thùng chứa rác vô cơ vì khi thực hiện chương trình phân loại tại nguồn người dân sẽ để rác có thể bán được bán ve chai.
5.4.4.3.Vận chuyển
Sau khi thu gom tại các hộ gia đình, xe thu gom chở thẳng đến nhà máy xử lí rác ở đây rác hữu cơ sẽ được phân loại lần 2 sau đó đưa vào làm phân, rác vô cơ sẽ được phân loại lần nữa để tách thành phần có thể tái chế. Thành phần tạp chất sẽ chuyển qua bãi chôn lấp gần đó.
Chương 6
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
6.1 KẾT LUẬN
Trên cơ sở kết quả nghiên cứu có thể rút ra những kết luận sau :
• Lượng rác phát thải ở thị trấn Phú Bài là tương đối cao 2,7 tấn/ngày. Trong
đó lượng rác hữu cơ chiếm 72,08% tương đương 1,9 tấn, các loại rác tái chế và tái sử dụng chiếm 21,52% tương đương 0,5 tấn
• Đối với khu vực chợ Phú Bài và chợ Mai lượng rác phát sinh khoảng từ 4-6
m3/ngày với tỉ lệ rác hữu cơ chiếm 74,26%, các thành phần rác tái chế và
tái sử dụng chiếm 24,05%.
• Qua điều tra và khảo sát thực tế nhận thấy ý thức của người dân ở khu vực
nghiên cứu về vấn đề vệ sinh môi trường khá tốt, tuy nhiên tỉ lệ biết đến phân loại rác tại nguồn và mức độ đồng thuận thực hiện phân loại rác tại nguồn chưa cao . Song tỉ lệ hộ dân có thói quen chia rác thành nhiều loại tương đối cao,nay là một điều kiện thuận khi triển khai chương trình phân loại rác tại nguồn.
nhà máy xử lí rác . Hai vị trí này ở gần nhau ,vừa tiện cho công tác xử lí và chôn lấp , giảm được kinh phí trong khâu vận chuyển vốn là vấn đê khó khăn khi triển khai chương trình phân loại rác tại nguồn ở một số thành phố hiện nay
• Trên địa bàn khu vực nghiên cứu không tồn tại lực lượng thu gom rác dân
lập vì thế tránh khỏi sự không đồng thuận của lực lượng này khi triển khai chương trình
• Từ các kết quả thu được có thể thấy rằng việc áp dụng mô hình phân loại
rác tại nguồn ở địa bàn nghiên cứu là rất khả thi ,trong đó rác hữu cơ phục vụ chế biến phân copost trong khu vực dân cư và chợ rất cao , ngoài ra lượng rác tái chế và tái sử dụng chiếm một tỉ lệ tương đối .
6.2. KIẾN NGHỊ
Để mô hình phân loại rác tại nguồn đi vào thực tiễn và đạt hiệu quả cao em xin đưa ra một số ý kiến đề xuất dưới đây :
o Cần nghiên cứu và xây dựng mô hình phân loại rác tại nguồn một cách sâu
rộng hơn nữa trên địa bàn thành phố Huế
o Cần có sự đầu tư cho hệ thống thu gom và xử lí một cách đồng bộ
o Cần có kế hoạch tuyên truyền, hướng dẫn một cách sâu rộng và thường
xuyên trong cộng đồng dân cư bằng các hình thức tập huấn ,phát tờ rơi,… nhằm dần dần thay đổi thói quen của ngời dân
o Cần tiến hành xây dựng khung chính sách và những qui định liên quan đến
công tác quản lí chất thải rắn sinh hoạt để việc thực hiện phân loại tại nguồn được tốt hơn
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1].Chỉ thị 23/2005/CT-TTg, Về đẩy mạnh công tác quản lí chất thải rắn tại các
đô thị và khu công nghiệp
[2]. Công ty cổ phần kỹ nghệ ASC, 15/09/2005, Thuyết minh dây chuyền công
nghệ – thiết bị An Sinh –ASC xử lí rác sinh hoạt, Huế.
[3].Nguyễn Đình Huy, 2002, Thực trạng môi trường bãi chôn lấp chất thải rắn ở
xã Thuỷ Phương- huyện Hương Thuỷ từ khi vận hành đến nay, khoá luận tốt nghiệp Cử nhân địa lý –Địa chất, Đại học khoa học Huế.
[4]. Ngân hàng thế giới , Bộ Tài Nguyên và Môi Trường , Cơ quan phát triển
quốc tế Canada, 2004, Báo cáo diễn biến môi trường Việt Nam – Chất thải rắn,
Hà Nội.
[5]. GS Trần Hiếu Nhuệ , TS Ứng Quốc Dũng, TS Nguyễn thị Kim Thái ,2001,
Quản lý chất thải rắn, tập 1: Chất thải rắn đô thị , Nhà xuất bản xây dựng, Hà Nội.
[6]. Uỷ ban nhân dân Quận 6, Công ty dịch vụ công ích Quận 6- thành phố Hồ
chí minh, 2005, Báo cáo đầu tư “ Dự án phân loại chất thải rắn đô thị tại nguồn –
Quận 6” ,thành phố Hồ Chí Minh CÁC WEBSITE: [7]. www.nea.gov.vn [8].www.vance.org.vn [9].www.donre.hochiminhcity.gov.vn. [10].www.sggp.vn. [11].www.giaothuong.net.
A.BẢNG PHỎNG VẤN
Thông tin chung:
• Họ và tên : .........
• Tuổi : .........
• Nghề nghiệp : .........
• Địa chỉ : .........
• Số người trong nhà: .........
A. Vấn đề rác thải của các hộ gia đình : 1. Nơi ông (bà) ở có dịch vụ thu gom rác không? Có . Không Có . Không Có . Không -Vì sao không có dịch vụ thu gom rác: • Gia đình không đóng lệ phí • Đường hẹp xe rác không thể vào • Chuẩn bị có dịch vu thu gom • Khác:... .........
-Khi không có dịch vụ thu gom thì ông bà bỏ rác ở đâu ? • Bỏ ngoài đường : • Chôn rác trong vườn. • Khác : ... .........
2. Gia đình ông, bà thường gom rác chứa ở đâu? • Túi nylon. • Thùng, xô, sọt rác • Dụng cụ khác. • Bỏ ngoài đường. • Khác: .........
-Dụng cụ chứa rác có nắp đậy hay không ? Có . Không Có . Không Có . Không 3. Gia đình ông, bà đặt thùng rác ở vị trí nào ở trong nhà ? • Nhà bếp. • Phòng khách. • Ngoài sân. • Khác: .........
4. Gia đình ông, bà thường thải những loại rác nào? • Rác túi nylon nhựa. • Thức ăn thừa và sản phẩm sơ chế biến từ nhà bếp. • Giấy • Vỏ đồ hộp, kim loại BẢNG PHỎNG VẤN Ngày phỏng vấn:...
Thiết bị điện tử.
Bơm kim tiêm.
Khác: .........
5. Gia đình ông, bà có phân loại rác thải trước khi bỏ không ?
• Không
• Có
-Nếu có thì chia làm mấy loại:
• 2 loại
• 3 loại
-Rác hữu cơ chứa ở đâu ?
• Túi nylon
• Thùng, xô nhựa
• Khác:... .........
-Được thải bỏ như thế nào ?
• Đưa trực tiếp lên xe rác
• Để trước cổng nhà
• Có người đến lấy.
• Bỏ ngoài đường.
-Bao nhiêu ngày thì thải bỏ ?
• 1 ngày/lần • 2 ngày/lần • 3 ngày/lần
• Khi nào đầy thì thải bỏ
• Khác:... .........
6. Gia đình ông bà có nuôi vật cảnh (chó, mèo…….)hay không? • Không • Có -Loại /số lượng ......... -Chúng thải ở đâu : • Trong nhà. • Ngoài đường. • Khác:... .........
7. Gia đình ông bà có nuôi gia súc (lơn, bò…) hay gia cầm (gà, vịt ...)hay không?
• Không
• Có
-Loài/ số lượng: .........
-Chất thải của chúng được thải bỏ như thế nào ?
• Dội thẳng xuống cống công cộng
-Thu gom ở những khu vực nào? .........
-Số lần và khối lượng thu gom một ngày .........
8. Nhà ông bà có vườn không ?
• Không
• Có
-Vườn cảnh hay vườn sản xuất.
-Có đốt rác hay chôn rác trong vườn không ?
• Không • Có ... ... ...
-Số lần thực hiện trong một tuần. .........
9. Gia đình ông và có tận dụng rác để sử dụng lại không ? • Không • Có -Loại rác. ......... -Mục đích .........
10. Gia đình ông bà có thu gom chai nhựa, chai thuỷ tinh ,giấy,kim loại để bán phế liệu không?
• Không
• Có
11. Các thành viên trong gia đình có thói quen bỏ rác đúng quy định không?
• Không
• Có
Lý do:... .........
B. Phân loại rác tại nguồn
12. Gia đình ông bà có thể phân biệt rác độc hại và không độc hại không ?
• Có
• Không
- Phân biệt như thế nào? .........
• Không
• Có
-Các nguồn thông tin
nguồn?
14. Oâng bà có biết đến những lợi ích của việcphân loại rác tại nguồn không ?
• Không
• Có
Lý do:... .........
16. Oâng bà có cho rằng việc phân loại rác tại nguồn là khó hay không? Không Có Lý do:... .........
17. Nếu được đề nghị phân loại rác tại nguồn, ông bà có đồng ý hay không ? • Không • Có Lý do... .........
18. Đối với rác của gia đình ông bà có thể chia làm mấy loại? ..................
.........
19. Oâng bà có ý kiến gì về hệ thống thu gom rác hiện nay: ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ...
20. Theo ông bà khi phân loại rác thì nên thu gom như thế nào ? ......
... ... ... ... ... ... ... ... ... ...