Phân loại theo mức độ nguy hại

Một phần của tài liệu hoạt động phân loại rác sinh hoạt tại nguồn (Trang 29 - 31)

Chất thải nguy hại : bao gồm các loại hoá chất dễ gây phản ứng, độc hại, chất thải sinh học thối rữa, các chất dễ cháy, nổ hoặc các chất thải phóng xạ, các chất thải nhiễm khuẩn, lây lan … có nguy cơ đe doạ tới sức khoẻ người, động vật và cây cỏ. Nguồn phát sinh chất thải nguy hại chủ yếu từ các hoạt động y tế, công nghiệp và nông nghiệp.

Chất thải y tế nguy hại : là chất thải có chứa các chất hoặc hợp chất có

một trong các đặc tính gây nguy hại trực tiếp hoặc tương tác với các chất khác gây nguy hại tới môi trường và sức khoẻ cộng đồng. Các nguồn phát sinh chất thải bệnh viện bao gồm :

− Các loại bông băng, gạc, nẹp dùng trong khám bệnh, điều trị, phẫu thuật;

− Các chi thể cắt bỏ, tổ chức mô cắt bỏ

− Chất thải sinh hoạt từ các bệnh nhân;

− Các chất thải có chứa các chất có nồng độ cao sau đây : chì, thuỷ ngân,

Cadimi, Arsen, Xianua …

− Các chất thải phóng xạ trong bệnh viện.

Các chất nguy hại do các cơ sở công nghiệp hoá chất thải ra có tính độc hại cao, tác động xấu đến sức khoẻ, do đó việc xử lý chúng phải có những giải pháp kỹ thuật để hạn chế tác động độc hại đó.

Các chất thải nguy hại từ hoạt động nông nghiệp chủ yếu là các loại phân hoá học, các loại thuốc bảo vệ thực vật.

Chất thải không nguy hại : là những loại chất thải không chứa các chất và các hợp chất có một trong các đặc tính nguy hại trực tiếp hoặc tương tác thành phần.

2.7.Tác động của chất thải rắn sinh hoạt

2.7.1Tác động đến sức khoẻ con người

Trong môi trường khí hậu nhiệt đới, gió mùa, nóng ẩm, chất thải bị thối rửa nhanh là nguyên nhân gây ra dịch bệnh cho con người và sinh vật.

Đội ngũ lao động của các đơn vị làm vệ sinh đô thị làm việc trong điều kiện nặng nhọc, ô nhiễm nặng nên dễ bị nhiễm bệnh.

Một số hộ dân cư sống gần bãi rác bị ảnh hưởng do mùi hôi từ rác phân hủy. Khi trời mưa lớn thì lượng nước mưa chảy tràn cuốn theo chất ô nhiễm từ bãi rác và có thể tràn vào các giếng nước sinh hoạt miệng hở gây ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của người dân nhất là các hộ gia đình sống ở khu vực thấp.

Rác sinh hoạt trên địa bàn có thành phần chất hữu cơ cao là môi trường sống tốt cho các vi sinh vật gây bệnh gây ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe người dân và công nhân vệ sinh bởi các bệnh về đường ruột, hô hấp,…

2.7.2 Tác động đến cảnh quan đô thị

Quá trình thu gom và vận chuyển rác không triệt để sẽ dẫn đến tình trạng tồn đọng chất thải ở các Đô thị. Các chất thải này khi phân hủy làm bốc mùi hôi thối ảnh hưởng đến dân cư sinh sống tại khu vực và làm mất vẻ mỹ quan Đô thị bởi những đống rác đó.

Chất thải bị rơi vãi trong quá trình vận chuyển và quá trình thải bỏ vô ý thức của người dân (nhất là những khu nhà sàn, nhà ven sông) làm tắt nghẽn dòng nước, gây ngập lụt, tắt nghẽn giao thông khi gặp mưa và rác nổi bồng bềnh trên mặt nước khi thuỷ triều lên xuống.

Một phần của tài liệu hoạt động phân loại rác sinh hoạt tại nguồn (Trang 29 - 31)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(104 trang)
w