Nông lâm ngư nghiệp

Một phần của tài liệu hoạt động phân loại rác sinh hoạt tại nguồn (Trang 40 - 43)

A / Nông nghiệp

nhưng sản lượng thóc vẫn cao nhờ làm tốt công tác thuỷ lợi, áp dụng các tiến bộ kĩ thuật trong thâm canh cây lúa.

Bảng 9 : Diện tích, năng suất, sản lượng lúa của tỉnh Thừa Thiên Huế

Năm Diện tích lúa (nghìn

ha) Năng suất lúa(tạ/ha) Sản lượng lúa(nghìn tấn) Tỉnh Thành Phố Tỉnh Thành phố Tỉnh Thành phố 2001 51,6 2.249 ha 39,7 39,7 204,8 9.831 tấn 2002 51,9 2.222 ha 40,6 40,7 210,9 9.428 tấn 2003 51,6 2.188 ha 45,7 45,6 235,8 10.562 tấn

Diện tích đất bị thu hẹp nhưng sản lượng lúa lại tăng lên, điều này đồng nghĩa với lượng chất thải rắn nông nghiệp cũng tăng lên góp phần tăng lượng chất thải rắn của toàn tỉnh nói chung và của thành phố Huế nói riêng.

B/ Lâm nghiệp

Diện tích trồng rừng tại Huế đạt 3.500 ha, độ che phủ rừng hiện tại khoảng

45,9%. Hiện nay, toàn tỉnh đã tổ chức khai thác được 6.085 m3 gỗ rừng tự nhiên,

50.000 m3 gỗ rừng trồng. Công tác quản lí bảo vệ rừng được toàn tỉnh quan tâm

hơn nhưng vẫn xảy ra 26 vụ cháy rừng làm thiệt hại 242 ha rừng.

C/ Ngư nghiệp

Năm 2003, diện tích nuôi trồng thuỷ sản của tỉnh Thừa Thiên Huế là 4.465 ha tăng so với năm 2002. Diện tích nuôi trồng thuỷ sản trên nước lợ chiếm khoảng 3.998 ha với sản lượng thu được 5.766 tấn, trong đó sản lượng tôm đạt 3.681 tấn tăng 16%. Phong trào nuôi cá nước ngọt phát triển mạnh ở các địa phương, diện tích nuôi đạt 863 ha với sản lượng 1.545 tấn. Khai thác thuỷ sản toàn tỉnh đạt 19.422 tấn, trong đó sản lượng khai thác từ biển đạt 16.366 tấn .

D/ Du lịch – Dịch vụ

Các ngành Du lịch – dich vụ trong năm 2004 đã có bước phát triển đáp ứng ngày càng tốt hơn các nhu cầu về sản xuất, kinh doanh và đới sống dân cư, nhất là trong các ngày lễ, tết, mùa thi và các tháng trọng điểm du lịch ...

Tổng mức hàng hoá bán lẻ và tiêu dùng xã hội ước tính 3.390 tỷ đồng, tăng 19.8% so với năm 2003. Song chỉ số giá tiêu dùng cũng tăng trên 10% so với tháng 2/2003

Hoạt động du lịch diễn ra sôi động, nhất là trong dịp Festival tháng 6/2004 và hội khoẻ Phù Đổng tháng 8/2004, ước cả năm 2004, tổng lượng khách đạt 760 nghìn lượt, tăng 24,4%; trong đó khách quốc tế 265 nghìn lượt, tăng 26,2%, doanh thu du lịch đạt 375 tỷ đồng, tăng 31,6%. Thu tham quan di tích 43,8 tỷ đồng, tăng 17,4%.

Cơ sở vật chất phục vụ du lịch được tăng cường đáng kể. Công tác tuyên truyền, quảng bá du lịch và giới thiệu văn hoá Huế được tổ chức đa dạng qua nhiều loại hình hoạt động, qua các phương tiện thông tin đại chúng, hợp tác, liên kết, liên doanh, hội thảo, hội họp.... Công tác xúc tiến đầu tư du lịch có tiến bộ đã hoàn thành qui hoạch khu nghỉ dưỡng quốc tế Lăng Cô với qui mô 1.350 ha. Đã có 21 đầu tư trong và ngoài nước đến dăng kí đầu tư, trong đó, sở xây dựng đã cấp 07 chứng chỉ qui hoạch , sở tài nguyên Môi Trường đã giao đất cho 07 đơn vị với diện tích 30 ha .

Chương 4

TỔNG QUAN VỀ PHÂN LOẠI RÁC TẠI NGUỒN

4.1 Khái niệm phân loại rác tại nguồn (solid waste separation at source)

Phân loại rác tại nguồn là sự tách riêng các loại rác thải theo đặc tính của chúng trước khi thải bỏ vào các thùng chứa rác khác nhau tạo điều kiện nâng cao hiệu quả cho các quá trình xử lý tiếp theo.

Một phần của tài liệu hoạt động phân loại rác sinh hoạt tại nguồn (Trang 40 - 43)