Thời tiết khí hậu

Một phần của tài liệu hoạt động phân loại rác sinh hoạt tại nguồn (Trang 35)

Thừa Thiên Huế nằm trong nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa mang tính chất chuyển tiếp từ Á xích đới lên nội chí tuyến gió mùa, chịu ảnh hưởng của khí hậu chuyển tiếp giữa miền Bắc và miền Nam nước ta.

-Về lượng mưa :

Huế là một trong những thành phố có lượng mưa lớn nhất nước ta. Lượng mưa trung bình dao động từ 2.200-2.500 mm. Hằng năm có khoảng 140 -150 ngày mưa. Mùa mưa bắt đầu từ tháng IX năm nay và kết thúc tháng I năm sau, với tổng lượng mưa khoảng khoảng 2000 mm ở vùng đồng bằng phía Bắc và tăng lên 2.300- 2.500 mm ở vùng đồng bằng phía Nam. Hai tháng có mưa đặc biệt là tháng X và tháng XI

Sự phân bố lượng mưa trong năm ở Huế rất không đồng đều giữa các mùa, và có sự tương phản rất sâu sắc. Trong khi đó mùa khô thiếu nước cho sản xuất và sinh

hoạt thì mùa mưa sinh ra lũ lụt gây thiệt hại lớn.

Thời kỳ ít mưa trong năm kéo dài từ tháng II đến tháng VIII, với lượng mưa ít nhất xảy ra vào tháng II hoặc tháng III, lượng mưa chỉ đạt 20-54mm. Mặt khác lại chịu ảnh hưởng của gió phơn Tây Nam khô nên lượng bốc hơi lớn gây khô hạn kéo dài.

Chế độ mưa ở Huế có sự tương phản khá rõ, lượng mưa trung bình trong mùa mưa chiếm 66-75% tổng lượng mưa trong năm. Mặc khác do lưu vực sông của thành phố có độ dốc lớn, rừng bị tàn phá nặng nề, cường độ mưa lớn tạo ra dòng chảy có tốc độ rất nhanh gây ra nạn xói mòn trầm trọng, nguy cơ lũ quét ngày càng gia tăng. Ngược lại, mùa khô là thời kì khô nóng nên lượng mưa đã ít lại bị bốc hơi nhanh nên đại bộ phận đất canh tác đều bị thiếu nước.

Bảng 7 : Nhiệt độ trung bình của các tháng trong năm 2003

Tháng Trung bình (độ C) Nhiệt độ thấp Nhất (độ C) Nhiệt độ cao nhất (độ C) 1 20,0 8,8 34,6 2 21,0 10,0 36,2 3 23,1 12,5 38,4 4 26,1 14,3 40,0 5 29,2 19,6 41,3 6 29,3 21,4 40,7 7 29,4 21,3 39,8 8 28,9 20,0 39,7 9 27,1 19,2 39,7 10 25,1 15,9 36,1 11 23,1 13,5 34,9 12 20,7 11,1 32,2 Cả năm 25,2 8,8 41,3

- Chế độ nhiệt :

Nằm trong vành đai nhiệt đới Bắc bán cầu, hưởng một chế độ bức xạ dồi dào nên Huế có một nền nhiệt độ cao, tiêu biểu cho chế độ nhiệt ở vùng nhiệt đới.

Nhiệt độ trung bình năm của TP.Huế là 25,20 độ C. Nhiệt độ trung bình thấp nhất

vào tháng I khoảng 20 độ C, nhiệt độ đạt cực tiểu là khoảng 8 độ C vào mùa

lạnh. Nhiệt độ trung bình cao nhất vào tháng VII là 29,40 độ C và nhiệt độ cực đại

vào mùa hè có thể lên tới 41,30 độ C. -Độ ẩm

Độ ẩm trung bình của thành phố Huế là 85,67%. Độ ẩm cao nhất lên tới 93% vào tháng XI và thấp nhất vào tháng VI, VII, VIII với 77% do thời tiết nắng nóng. Với số giờ nắng trung bình năm là 1.990 giờ cao nhất vào tháng VI với 284 giơ, thấp nhất vào tháng XI với 479 giờ. Do đó, khả năng bốc hơi lớn khoảng 1.009 mm/năm

3.1.4 Thuỷ văn

Trên địa bàn Thừa Thiên Huế có năm con sông lớn là sông Hương, sông Bồ, sông Trà, sông Ô Lâu, sông A Sáp cùng với nhiều khe suối lớn, nhỏ, chằng chịt từ vùng núi đến vùng đồng bằng ven biển đã tạo nên nguồn nước ngọt khá dồi dào đáp ứng đủ cho sản xuất và sinh hoạt của người dân. Ngoài ra có 22.000 ha mặt nước thuộc phá Tam giang như Đầm Cầu Hai, Đầm Lập An tạo nên một vùng sinh thái ven biển đặc thù .

Mạng lưới thuỷ văn có ảnh hưởng trực tiếp đến các hoạt động kinh tế xã hội của

thành phố Huế là hệ thống Sông Hương. Diện tích của cả hệ thống là 2.830 km2

chiếm 3/5 diện tích lưu vực sông của toàn tỉnh với chiều dài 104 km. Hệ thống sông này chảy theo hướng Bắc và đổ vào đầm phá trước khi ra biển thông qua hai cửa Thuận An và Tư Hiền. Đặc điểm sông ngòi Tp.Huế là sông ngắn, có độ dốc lớn, lưu lượng dòng chảy không đều trong năm, hoạt động dòng chảy mang tính đặc trưng theo mùa nên thành phố luôn bị ngập lụt trong các tháng mùa mưa. Bên cạnh đó, hệ thống sông này có hệ số uốn khúc lớn, cửa sông hẹp, do đó hạ lưu chịu ảnh hưởng lớn của triều và bị nhiễm mặn vào tháng mùa khô.

3.2 Điều kiện kinh tế xã hội 3.2.1 Xã hội 3.2.1 Xã hội

3.2.1.1 Dân số

Dân số trung bình của tỉnh Thừa Thiên Huế năm 2003 là 1.101,7 nghìn người.

Mật độ dân số của tỉnh là 219 người /Km2, dân cư phân bố không đồng đều ở các

xã cũng như các phường trong thành phố. Dân số ngày càng đông và tốc độ gia tăng tương đối cao như hiện nay là một trong những nguyên nhân gây ra khó khăn cho công tác quản lí, thu gom, vận chuyển chất thải rắn của tỉnh.

3.2.1.2 Giáo dục

Giáo dục luôn là vấn đề quan trọng hàng đầu đối với mỗi quốc gia. Vì có một nền giáo dục tốt cộng thêm mạnh về kinh tế, vững về chính trị thì quốc gia đó sẽ cường thịnh .

Hiện nay giáo dục đào tạo của tỉnh Thừa Thiên Huế sau hơn 10 năm đổi mới đã có những bước phát triển toàn diện, vững chắc. Mạng lưới trường lớp, các loại hình giáo dục đào tạo ngày càng đa dạng, về cơ bản đã hoàn thành xong mù chữ cho người dân và phổ cập giáo dục bậc tiểu học, đang tiến hành giáo dục bậc trung học cơ sở. Và các con số này được thống kê thể hiện rõ như sau:

Bảng 8 : Các chỉ số về giáo dục Năm 2002 2003 Tỉnh Thành Phố Tỉnh Thành Phố Trường Phổ thông 347 - 349 66 Lớp học 7.097 - 7.167 1.712 Học sinh 263.480 - 262.327 69.305 Giáo viên PT 9.381 - 9.885 2.441 Trường Đ H-CĐ 7 8 Sinh viên 29.865 34.623 Giáo viên Đ H –C Đ 1.247 1.328

Theo số liệu thống kê của cục thống kê Thừa Thiên Huế, toàn tỉnh có 194 cơ sở y tế, trong đó có 17 bệnh viện, với 3.989 cán bộ, 3.450 giường bệnh. Trong đó thành phố có 41 cơ sở y tế với 718 bác sĩ , 337 y sĩ, và kĩ thuật viên, 823 y tá và hộ lí, 830 nhân viên y tế khác và 2.380 giường bệnh. Ngoài ra trên địa bàn thành phố Huế còn có một bệnh viện trực thuộc trung ương là bệnh viện TW Huế với các thiết bị y tế hiện đại. Như vậy thì việc chăm sóc sức khoẻ cho người dân có thể được đảm bảo. Tuy nhiên tốc độ phát sinh chất thải rắn y tế ngày càng tăng do sự gia tăng dân số, mức sống, sự nâng cao chất lượng chữa bệnh ….. Theo ước tính thì tổng khối lượng chất thải rắn thải ra từ các bệnh viện khoảng 212 tấn/ngày, trong đó 20-25% là chất thải y tế nguy hại cần được xử lí đặc biệt. Và khi khối lượng này càng tăng lên thì có đảm bảo được lượng chất thải rắn sinh hoạt y tế không lẫn lộn chất thải rắn y tế do các cơ sở y tế thải ra. Đây là một vấn đề hết sức nghiêm trọng khi chất thải rắn y tế hoà nhập với chất thải rắn sinh hoạt, nó sẽ gây ô nhiễm môi trường và ảnh hưởng trực tiếp đến sức khoẻ của người dân, mặc dù các cơ sở y tế đều có nhân viên làm nhiệm vụ thu gom riêng lượng chất thải rắn y tế mỗi ngày.

3.2.1.4 Xây dựng cơ bản

Cơ sở hạ tầng của tỉnh và thành phố nhìn chung khá khang trang, đặc biệt là sau festival 2000 đa số các đường hẻm được bê tông hoá, các đường nhựa lớn khá bằng phẳng và ít bị hư hỏng. Trong năm qua tỉnh đã đầu tư 14.946 triệu đồng cho việc duy tu, sữa chữa và xây dựng mới cho xây dựng cơ bản. Nhờ vậy mà hệ thống đường sá tốt đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc thu gom và chuyên chở tránh được hiện tượng rơi vãi dọc đường do dằn xóc rút ngắn được thời gian vận chuyển và ít hao tốn nhiên liệu của xe.

3.2.2 Kinh tế

3.2.2.1 Công nghiệp

Tỉnh Thừa Thiên Huế duy trì được mức tăng trưởng khá. Giá trị sản xuất công nghiệp ước đạt 2.455 tỉ đồng, tăng 15,5 % so với năm ngoái. Trong đó doanh nghiệp nhà nước trung ương tăng 29,5 %; doanh nghiệp nhà nước tăng 3,2 %; khu vực ngoài quốc doanh tăng 14,8 %; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài tăng 16,7%. Một số ngành công nghiệp tăng khá cao như : ngành dệt tăng 30,3 % ; Ngành sản xuất gỗ và các sản phẩm từ gỗ tăng 47,8% ; Ngành khai khoáng tăng 64%...

Hiện nay, các huyện và TP.Huế đã tích cực chỉ đạo lập quy hoạch và dự án xây dựng cụm công nghiệp và làng nghề trong đó : cụm công nghiệp Tứ Hạ đã có 4 đơn vị thuê đất; cụm công nghiệp Hương Thuỷ có 30 đơn vị đăng kí thuê đất; cụm làng nghề thủ công mỹ nghệ Thuỷ Lương có 5 đơn vị đăng kí thuê đất ; cụm công nghiệp Hương Sơ giai đoạn hai có 30 đơn vị đăng kí thuê đất;

Tổng số vốn đầu tư phát triển toàn xã hội ước đạt 2.700 tỉ đồng, bằng 90% so với kế hoạch. Trong đó :

-Vốn Trung ương quản lí đạt 1.005,7 tỉ đồng, bằng 81% so với kế hoạch. -Vốn quản lí địa phương gần 1.556,5 tỉ đồng, bằng 99,8% so với kế hoạch. -Vốn đầu tư của các doanh nghiệp là 130,7 tỉ đồng.

-Vốn đầu tư của dân là 73,6 tỉ đồng .

Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Thừa Thiên Huế đạt 144,9 tỉ đồng bằng 90% so với kế hoạch. Bên cạnh đó, vốn viện trợ nước ngoài đạt 313,4 tỉ đồng, giảm 32% do một số dự án lớn đã hoàn thành.

3.2.2.2 Nông lâm ngư nghiệp A / Nông nghiệp A / Nông nghiệp

nhưng sản lượng thóc vẫn cao nhờ làm tốt công tác thuỷ lợi, áp dụng các tiến bộ kĩ thuật trong thâm canh cây lúa.

Bảng 9 : Diện tích, năng suất, sản lượng lúa của tỉnh Thừa Thiên Huế

Năm Diện tích lúa (nghìn

ha) Năng suất lúa(tạ/ha) Sản lượng lúa(nghìn tấn) Tỉnh Thành Phố Tỉnh Thành phố Tỉnh Thành phố 2001 51,6 2.249 ha 39,7 39,7 204,8 9.831 tấn 2002 51,9 2.222 ha 40,6 40,7 210,9 9.428 tấn 2003 51,6 2.188 ha 45,7 45,6 235,8 10.562 tấn

Diện tích đất bị thu hẹp nhưng sản lượng lúa lại tăng lên, điều này đồng nghĩa với lượng chất thải rắn nông nghiệp cũng tăng lên góp phần tăng lượng chất thải rắn của toàn tỉnh nói chung và của thành phố Huế nói riêng.

B/ Lâm nghiệp

Diện tích trồng rừng tại Huế đạt 3.500 ha, độ che phủ rừng hiện tại khoảng

45,9%. Hiện nay, toàn tỉnh đã tổ chức khai thác được 6.085 m3 gỗ rừng tự nhiên,

50.000 m3 gỗ rừng trồng. Công tác quản lí bảo vệ rừng được toàn tỉnh quan tâm

hơn nhưng vẫn xảy ra 26 vụ cháy rừng làm thiệt hại 242 ha rừng.

C/ Ngư nghiệp

Năm 2003, diện tích nuôi trồng thuỷ sản của tỉnh Thừa Thiên Huế là 4.465 ha tăng so với năm 2002. Diện tích nuôi trồng thuỷ sản trên nước lợ chiếm khoảng 3.998 ha với sản lượng thu được 5.766 tấn, trong đó sản lượng tôm đạt 3.681 tấn tăng 16%. Phong trào nuôi cá nước ngọt phát triển mạnh ở các địa phương, diện tích nuôi đạt 863 ha với sản lượng 1.545 tấn. Khai thác thuỷ sản toàn tỉnh đạt 19.422 tấn, trong đó sản lượng khai thác từ biển đạt 16.366 tấn .

D/ Du lịch – Dịch vụ

Các ngành Du lịch – dich vụ trong năm 2004 đã có bước phát triển đáp ứng ngày càng tốt hơn các nhu cầu về sản xuất, kinh doanh và đới sống dân cư, nhất là trong các ngày lễ, tết, mùa thi và các tháng trọng điểm du lịch ...

Tổng mức hàng hoá bán lẻ và tiêu dùng xã hội ước tính 3.390 tỷ đồng, tăng 19.8% so với năm 2003. Song chỉ số giá tiêu dùng cũng tăng trên 10% so với tháng 2/2003

Hoạt động du lịch diễn ra sôi động, nhất là trong dịp Festival tháng 6/2004 và hội khoẻ Phù Đổng tháng 8/2004, ước cả năm 2004, tổng lượng khách đạt 760 nghìn lượt, tăng 24,4%; trong đó khách quốc tế 265 nghìn lượt, tăng 26,2%, doanh thu du lịch đạt 375 tỷ đồng, tăng 31,6%. Thu tham quan di tích 43,8 tỷ đồng, tăng 17,4%.

Cơ sở vật chất phục vụ du lịch được tăng cường đáng kể. Công tác tuyên truyền, quảng bá du lịch và giới thiệu văn hoá Huế được tổ chức đa dạng qua nhiều loại hình hoạt động, qua các phương tiện thông tin đại chúng, hợp tác, liên kết, liên doanh, hội thảo, hội họp.... Công tác xúc tiến đầu tư du lịch có tiến bộ đã hoàn thành qui hoạch khu nghỉ dưỡng quốc tế Lăng Cô với qui mô 1.350 ha. Đã có 21 đầu tư trong và ngoài nước đến dăng kí đầu tư, trong đó, sở xây dựng đã cấp 07 chứng chỉ qui hoạch , sở tài nguyên Môi Trường đã giao đất cho 07 đơn vị với diện tích 30 ha .

Chương 4

TỔNG QUAN VỀ PHÂN LOẠI RÁC TẠI NGUỒN

4.1 Khái niệm phân loại rác tại nguồn (solid waste separation at source)

Phân loại rác tại nguồn là sự tách riêng các loại rác thải theo đặc tính của chúng trước khi thải bỏ vào các thùng chứa rác khác nhau tạo điều kiện nâng cao hiệu quả cho các quá trình xử lý tiếp theo.

4.2 Tình hình phân loại rác tại nguồn trên thế giới

Rác thải luôn là vấn đề quan trọng ở mỗi đô thị, mỗi quốc gia và trên toàn thế giới. Cùng với mức sống của người dân ngày càng cao, rác thải cũng ngày càng nhiều. Vì vậy xử lí rác đã trở thành một vấn đề bức thiết.

Ở các nước phát triển, phân loại và thu gom rác đã trở nên khá phổ biến. Rác thải sinh hoạt đã được tận dụng một cách hợp lí vừa mang lại lợi ích vừa làm sạch môi trường.

Nhiều nước trên thế giới đã có những biện pháp phân loại rác khác nhau như ở Nhật Bản rác thải sinh hoạt được phân thành hai loại: rác cháy được và rác không

cháy được để riêng trong những túi có màu sắc khác nhau. Với loại rác cồng kềnh như ti vi, tủ lạnh, máy giặt,... thì qui định vào ngày 15 hàng tháng đem đặt trước cổng đợi ô tô đến chở đi, không được bỏ tuỳ tiện những thứ đó ở hè phố. Nếu gia đình nào không phân loại rác sẽ bị phạt tiền. Sau khi thu gom rác vào nơi qui định, rác cháy được sẽ mang vào lò đốt để tận dụng nguồn năng lượng cho máy phát điện. Rác không cháy được cho vào máy ép nhỏ rồi đem chôn sâu trong lòng đất. Cách xử lí rác thải như vậy vừa tận dụng được rác vừa chống ô nhiễm môi trường.

Nhằm nâng cao nhận thức của người dân trong việc phân loại rác, mới đây chính quyền thành phố Yokohama đã phát cho mỗi hộ gia đình một cuốn sách dày 27 trang hướng dẫn chi tiết việc phân loại hơn 517 loại rác thải sinh hoạt thông thường, thuộc 10 hạng mục khác nhau.

Nhật Bản là một nước rất thiếu tài nguyên, nhất là tài nguyên đất. Do vậy 80% rác thải của Nhật Bản có cách giải quyết chung là đốt trong các lò thiêu rác hoặc tái chế. Mục tiêu lâu dài của Nhật Bản không chỉ là giảm lượng rác thải mà còn đẩy mạnh công tác phân loại rác nhờ sự cộng tác của người dân. Đây rõ ràng là một quá trình có lợi cho môi trường. Theo các nhà chuyên môn, mặc dù quá trình này tốn kém hơn rất nhiều so với việc chôn xuống đất nhưng nó lại mang lại lợi ích lâu dài. Một hoạt động khác của thành phố nhằm kiểm tra hoạt động phân loại rác thải của các hộ gia đình là các thành viên của đội tự nguyện sẽ kiểm tra các túi rác, nếu việc phân loại không chính xác họ sẽ nhắc nhở ví dụ : “ Gia đình

Một phần của tài liệu hoạt động phân loại rác sinh hoạt tại nguồn (Trang 35)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(104 trang)
w