phân loại rác tại nguồn tại nguồn đối với 2 chợ trên cần phải quan tâm đến hai vấn đề : cần có mô hình phân loại phù hợp với hoạt động của chợ và vị trí đặt các thùng rác thích hợp .
Tóm lại, qua quá trình nghiên cứu về hiện trạng rác thải và nhận thức của người dân về vấn đề này chúng tôi nhận thấy : khối lượng rác phát sinh trong khu vực nghiên cứu khá lớn, trong đó các loại rác có thể tái sử dụng và tái chế chiếm tỷ lệ khá cao, nhận thức của người dân tương đối tốt. Do vậy, nếu triển khai phân loại rác tại nguồn trên địa bàn này là rất thuận lợi, tuy nhiên cần thiết phải có một mô hình để áp dụng trên phạm vi rộng hơn và các giải pháp liên quan để thực hiện tốt công tác này .
5.4. ĐỀ XUẤT MÔ HÌNH PHÂN LOẠI VÀ CÁC GIẢI PHÁP CHO VIỆC ÁP DỤNG MÔ HÌNH DỤNG MÔ HÌNH
5.4.1. Những cơ sở cho việc đề xuất mô hình
5.4.1.1. Cơ sở lý luận
Trong xu thế phát triển kinh tế xã hội, đô thị hoá, công nghiệp hoá đang diễn ra hết sức mạnh mẽ và với nhịp độ cao trong cả nước, nhiều vấn đề môi ttrường bức xúc đã nảy sinh liên quan đến các hoạt động dân sinh, công nghiệp …. Và ảnh hưởng tới phát triển bền vững trong đó chất thải rắn là một trong những vấn đề lớn. Khối lượng chất thải ngày càng tăng nhanh trong khi đó lượng chất thải được thu gom chỉ mới đạt khoảng 70% và tập trung tại nội thị. Phần lớn các
đô thị và khu công nghiệp chưa có bãi chôn lấp hợp vệ sinh và vận hành chưa đúng quy trình nên ảnh hưởng đến đời sống nhân dân cũng như môi trường.
Nhằm đẩy mạnh hiệu quả quản lí nhà nước và tạo cơ sở vững chắc cho công việc thực hiện thành công “ chiến lược quản lí chất thải rắn tại các đô thị và khu công nghiệp Việt Nam đến năm 2020”, Thủ tướng Chính Phủ đã ra chỉ thị số 23/2005/CT-TTg về việc đẩy mạnh công tác quản lí chất thải rắn tại các đô thị và khu công nghiệp. Chỉ thị đã đề ra những mục tiêu cụ thể mà những cơ quan liên quan từ cấp trung ương đến địa phương phải xem đó là nhiệm vụ trọng tâm. Trong đó có phân loại chất thải rắn cho 100% hộ gia đình tại các đô thị đã có nhà máy xử lí chất thải; ưu tiên cho việc tái chế, tái sử dụng chất thải, hạn chế tối đa khối lượng chất thải chôn lấp. Đồng thời chỉ thị cũng đề ra những nhiệm vụ cụ thể mà các cơ quan liên quan phải thực hiện và phối hợp cùng nhau để đạt được những mục tiêu chung.
5.4.1.2 Cơ sở thực tiễn
Việt Nam đang ở giai đoạn phát triển kinh tế, đô thị hoá và hiện đại hoá nhanh. Với tốc độ tăng trưởng nhanh như hiện nay, dự báo đến năm 2010 tổng lượng chất thải phát sinh lên đên 23 triệu tấn. Đô thị Huế là một trong những ví dụ minh hoạ.
Theo số liệu từ Công ty TNHHNN Môi trường và công trình đô thị Thừa Thiên Huế, khối lượng rác thải ở thành phố Huế tăng khá nhanh trong những năm gần đây
Bảng 22: Khối lượng rác thải phát sinh ở thành phố Huế
( Công ty TNHHNN Môi trường và công trình đô thị Thừa Thiên Huế)
Năm Khối lượng rác thải (tấn )
2002 52000
2003 55300
2004 59300
2005 64000
Theo kết quả điều tra, mỗi năm các công ty môi trường chi phí một khoảng rất lớn để tiêu huỷ chất thải. Ở thành phố Huế là 160.000 đồng cho một tấn chất thải. Năm 2003 các công ty môi trường được bao cấp 404 tỷ đòng từ ngân sách chính phủ để duy trì hoạt động. Nhưng các Công ty này vẫn không thể duy trì tất cả hệ thống quản lí chất thải rắn hiện có.
Bảng 23: Dự báo khối lượng chất thải rắn của đô thị Huế đến năm 2010 .
Nă m Dân Số (người) Tốc Độ Chất Thải (kg/người/ngày) Lượng Rác (tấn /năm) Tỷ Lệ Thu Gom(%) 200 1 298208 0.35 38096 72 200 2 302949 0.37 40360 75 200 3 304172 0.37 41078 76 200 4 312074 0.40 45562 78 200 5 316399 0.45 51968 80 200 6 320126 0.48 56056 81 200 7 324152 0.54 63089 83 200 327423 0.57 68120 85
8 200
9 330175 0.60 72308 87
201
0 333098 0.65 79027 90
Đến năm 2010, khối lượng rác của thanh phố Huế sẽ tăng gấp đôi khối lượng năm 2001. Đây sẽ là áp lực rất lớn lên hệ thống quản lí chất thải rắn hiện nay từ khâu thu gom, vận chuyển cho đến khâu xử lí cuố cùng mà quan trọng nhất là diện tích bãi chôn lấp để giải quyết hết khối lượng tác trên.
Ngoài ra trong các thành phần rác thải của thành phố Huế, tỷ lệ các chất thải có thể sử dụng cho mục đích tái chế, làm phân …, tương đối lớn
Bảng 24: Thành phần rác thải của thành phố Huế
STT Thành phần Tỷ lệ(%)
1 Chất hữu cơ dễ phân huỷ 74.50
2 Giấy,bì 3.00 3 Nhựa ,PVC,PE….. 6.90 4 Vải 2.60 5 Cao su 0.60 6 Da 0.55 7 Thuỷ tinh 0.75
8 Kim loại màu 0.04
9 Kim loại đen 0.85
10 Tạp chất khác 10.21
Trong thành phần rác thải chất hữu cơ chiếm một tỷ lệ lớn nhất vượt hẳn các thành phần còn lại (74,5%). Đây chính là yếu tố thuận lợi cho việc thực hiện chế biến chất thải này thành phân hữu cơ. Các thành phần rác thải có thể tái chế và tái sử dụng( giấy, nhựa, nylon, ..)chiếm một tỷ lệ thích hợp đáp ứng cho hoạt động tái chế của địa phương.
5.4.2 Đề xuất mô hình
Xuất phát từ yêu cầu bức thiết của lý luận thực tiễn, dựa trên các kết quả nghiên cứu đạt được, chúng tôi tiến hành đề xuất mô hình phân loại rác tại nguồn
Hình 10. Mô hình phân loại rác tại nguồn ở khu vực nghiên cứu
Rác không thể tái chế Nguồn phát sinh
Phân loại lưu trữ tại nguồn
Rác vô cơ Rác hữu cơ Thu gom Nhà máy xử lý rác Phân loại lần 2 Phân compost
Rác hữu cơ Rác vô cơ
Rác tái chế
Sản phẩm tái chế
Rác thải sẽ được phân loại ngay tại nguồn phát sinh thành 2 loại :
Rác hữu cơ : thức ăn thừa và hư hỏng; sản phẩm từ quá trình làm bếp; cành
cây hoa lá trang trí trong nhà ….
Rác vô cơ : nhựa ;giấy; bao nylon; lon đồ hộp…
Đề xuất thiết bị tồn trữ và phân loại rác tại nguồn được thực hiện như sau : sẽ sử dụng 02 thùng chúa, 01 thùng đựng chất hữu cơ, 01 thùng đựng chất vô cơ. Hai thùng này có thể tách rời hoặc chế tạo chung thành một thùng nhưng có thể tách rời khi chuyển lên xe thu gom. Hai thùng này được sơn 02 màu khác nhau, thùng màu xanh cho rác hữu cơ và thùng màu cam cho rác vô cơ được in biểu tượng về loại rác cần phân loại cho mỗi thùng. Đối với chất liệu làm thùng, đề xuất sử dụng nhựa PE ( polyetylen), nên sử dụng loại thùng rác có chân đạp tiện dụng cho việc bỏ rác vào và lấy rác ra đồng thời đảm bảo vệ sinh.
Trong các thùng hoặc chỉ đối với thùng chứa chất hữu cơ phải được trang bị túi PE hoặc polimer có khả năng phân huỷ sinh học, túi màu xanh đối với đối với rác hưu cơ, túi màu cam đối với rác vô cơ, đối với những hộ có diện tích nhà nhỏ thì có thể chỉ dùng túi PE.
Mục đích của việc sử dụng loại túi này là không cần phải xé túi khi chôn lấp vì thời gian phân huỷ của loại túi này rất ngắn ( từ 2 tháng đến 1 năm tuỳ loại túi).
Qua khảo sát thực tế về khối lượng rác thải cũng như thành phần rác thải của mỗi hộ gia đình, chúng tôi đề xuất dung tích của thùng chứa rác là loại thùng 12 lít, Đối với những nguồn phát sinh có khối lượng lớn như các cơ quan, văn phòng, trường học, cơ sở dịch vụ kinh doanh dung tích của thùng chứa tuỳ thuộc vào nhu cầu sử dụng ( 50 lít, 120 lít, 240 lít, 660 lít ). Riêng đối với khu vực 02 chợ thì để đảm bảo cho việc bỏ rác vào một cách thuận tiện và hợp thẩm mỹ thì không nên
Đối với xe chứa rác sẽ được thiết kế thành 02 ngăn để chứa 2 loại rác khác nhau.
Mô hình và thời gian thu gom vẫn như hiện nay
Rác sẽ được chuyển trực tiếp đến nhà máy xử lí rác, ở đây mỗi loại rác sẽ được tiếp tục phân loại lần 02 để loại bỏ những thành phần tạp chất. Sau khi loại bỏ tạp chất, rác hữu cơ sẽ được chuyển vào dây chuyền sản xuất phân compost, những thành phần có thể tái chế và tái sử dụng được đưa vào quy trình sản xuất để tạo ra những sản phẩm mới. Phần tạp chất bị loại ra sau lần phân loại thứ hai được chuyển về bãi chôn lấp.
Khi khả năng phân loại của người dân ngày càng cao thì bước phân loại thứ hai tại nhà máy xử lí sẽ giảm dần, tiết kiệm chi phí phân loại cho nhà máy
5.4.3. Đề xuất giải pháp
Để mô hình trên được áp dụng vào khu vực nghiên cứu, chúng tôi đề xuất các giải pháp sau :
Chính quyền địa phương cần thểâ hiện quyết tâm thực hiện chương trình phân loại thông qua việc xây dựng khung chính sách hỗ trợ và các quy định về phân loại rác sinh hoạt tại nguồn. Kết hợp với các sở ban nghành liên quan xây dựng qui trình hướng dẫn cách thức phân loại, lưu trữ, thu gom và vận chuyển rác thải.
Các thành phần cộng đồng trên địa bàn sẽ phải tham gia vào chương trình phân loại rác sinh hoạt tại nguồn cũng như mức độ tham gia tương ứng
TT Thành phần cộng đồng Phạm vi và mức độ tham gia
1 Cấp uỷ đảng Thống nhất và ra quyết định về các chủ
trương, chính sách liên quan đến phân loại rác sinh hoạt tại nguồn
2 UBND thị trấn Tổ chức triển khai, quản lí, theo dõi, đánh
giá việc thực hiện chương trình, ban hành các quy định liên quan đến PLRSHTN
3 Mặt trận tổ quốc Tuyên truyền vận động quần chúng nhân
dân tham gia chương trình
4 Các tổ chức đoàn thể Triển khai công tác tuyên truyền, vận
động đến các khu phố, tổ dân phố
5 Hội phụ nữ, hội cựu chiến
binh
Phối hợp triển khai công tác tuyên truyền, vận động đến các khu phố, tổ dân phố, đồng thời tìm kiếm, huy động nguồn tài chính để duy trì nâng cao hiệu quả thực hiện
6 Các khu phố, tổ dân phố Triển khai công tác tuyên truyền, vận
động đến từng hộ dân, hướng dẫn các hộ dân thực hiện các yêu cầu phân loại
7 Cơ quan, công sở Đi đầu trong việc thực hiện yêu cầu về
PLRSHTN
8 Các trường học Thực hiện đúng yêu cầu về PLRSHTN
9 Bệnh viện, cơ sở y tế Thực hiện đúng yêu cầu về PLRSHTN
10 Các hộ dân ( mọi người
trong gia đình trừ trẻ em, người già)
Thực hiện đúng yêu cầu phân loại
11 Lực lượng thu gom Phát hiện điều chỉnh kịp thời sai sót trong
quá trình phân loại
Triển khai hoạt động nâng cao nhận thức cộng đồng, khuyến khích sự tham gia của cộng đồng vào công tác quản lí chất thải. Các hoạt động này nên áp dụng
ý thức trách nhiệm quản lý chất thải. Một khi người dân có nhận thức tốt hơn về rác thải, về vệ sinh môi trường thì công tác phân loại và thu gom sẽ trở nên dễ dàng hơn. Ngoài những hình thức truyền thông đại chúng mang tính phong trào, cần phải chú trọng công tác vãng gia, tiếp cận cá nhân nhằm bám sát được các tình huống xảy ra trong quá trình người dân thực hiện để có thể kịp thời hiệu chỉnh đối với những đề xuất của cộng đồng giúp cho chương trình truyền thông đạt hiệu quả hơn.
Lực lượng nòng cốt cho tuyên truyền và thực hiện chương trình : - Đội vệ sinh môi trường thị trấn;
- Đoàn thanh niên;
- Tổ trưởng, tổ phó các tổ khu phố, trưởng xóm; - Hội phụ nữ, hội cựu chiến binh.
Đối tượng chủ đạo : phụ nữ, học sinh, sinh viên, tiểu thương của 2 chợ Hình thức tuyên truyền :
Họp, phát động phong trào thu gom, phân loại rác thải sinh hoạt;
In ấn áp phích, pano, tờ rơi, các phương tiện thông tin đại chúng, giấy cam kết thực hiện đúng những qui chế của thu gom, phân loại.
Cử cán bộ phong trào (phụ nữ hoặc học sinh, sinh viên, thanh niên tình nguyện) đi giám sát nhắc nhở, động viên người dân tham gia chấp hành nghiêm chỉnh việc thu gom, phân loại rác, khuyến khích người dân có ý thức và dần dần có thói quen về công việc này.
Kêu gọi sự đầu tư của các thành phần kinh tế trong xã hội để đảm bảo nguồn kinh phí cho việc thực hiện, nhất là trong giai đoạn đầu thực hiện.
5.4.4 Đề xuất quy trình phân loại, thu gom, vận chuyển chất thải rắn
5.4.4.1 Tồn trữ và phân loại
• Hộ gia đình
Mỗi hộ gia đình được cấp miễn phí 02 thùng rác và túi nylon đựng rác.
Rác thải khi sinh ra sẽ được tách vào 2 thùng chứa ngay lúc xả rác hay khi làm vệ sinh nhà cửa
Thùng màu xanh và túi nylon màu xanh : chứa rác hữu cơ. Thùng màu cam và túi nylon màu cam : chứa rác vô cơ.
Trong thời gian đầu công tác tuyên truyền, hướng dẫn và kiểm tra, nhắc nhở phải thực hiện chặt chẽ vì có thể do chưa quen người dân có nhầm lẫn trong phân loại.
• Trường học
Cũng như đối với hộ gia đình rác được phân thành 2 loại và chứa trong 2 thùng riêng biệt
Thùng màu xanh và túi nylon màu xanh : chứa rác hữu cơ Thùng màu cam và túi nylon màu cam : chứa rác vô cơ
Công tác tuyên truyền hướng dẫn cho học sinh sẽ do các thầy cô giáo trong trường đảm trách.
• Công sở, văn phòng làm việc
Tuỳ theo diện tích và nhu cầu sử dụng mà dung tích thùng chứa khác nhau.
Thùng và túi nylon đựng rác sẽ do các đơn vị tự trang bị nhưng phải theo chuẩn của chương trình phân loại.
Rác cũng được chia ra làm 2 loại : màu xanh đối với rác hữu cơ và màu cam đối với rác vô cơ.
• Rác chợ
Hầu hết các sạp kinh doanh chỉ quan tâm đến việc buôn bán của họ, mặt khác diện tích của các sạp thường nhỏ thường sử dụng triệt để chứa hàng hoá vì vậy
xanh đối với rác hữu cơ và màu cam đối với rác vô cơ.
Vì tính chất công việc nên bước đầu có thể hỗ trợ túi nylon trong giai đoạn đầu thực hiện, một khi công việc phân loại đã trở thành thói quen thì có thể thu phí bằng cách cộng thêm vào thuế.
Công tác tuyên truyền hướng dẫn sẽ do các lực lượng nòng cốt kết hợp chặt chẽ với ban quản lí chợ.
Các chợ hiện nay chưa có nơi lưu chứa chất thải do đó cần phải đầu tư thêm thùng rác.
• Nhà hàng và quán ăn
Phần lớn các nhà hàng và quán ăn trên địa bàn thị trấn là do các hộ gia đình nằm ngoài mặt đường tận dụng mặt tiền nhà mở ra để kinh doanh, buôn bán thường có quy mô nhỏ nên trong giai đoạn đầu thực hiện chương trình phân loại tại nguồn cần có sự hỗ trợ về thùng và túi nylon đựng rác, tránh sự phân bì giữa nhà này, nhà kia, hơn nữa đây là những đối tượng phát sinh rác thải cao nhất. Có 2 loại thùng chứa: rác hữu cơ, giấy (màu xanh), rác vô cơ (màu cam).
5.4.4.2. Thu gom
Hình thức thu gom vẫn giữ như hiện nay, tuy nhiên trong tương lai khi thị trấn Phú Bài trở thành thị xã, số dân phục vụ nhiều hơn thì hệ thống thu gom hiện nay sẽ không đạt nhu cầu vì vậy cần có sự đầu tư về trang thiết bị, đội ngũ quản lí và lực lượng thu gom một cách hoàn chỉnh hơn.
Để tiện cho việc thu gom và đổ rác xe thu gom phải được thiết kế thành 2 ngăn: 1 ngăn cho rác vô cơ, 1 ngăn cho rác hữu cơ.
Thùng chứa rác hữu cơ lớn hơn thùng chứa rác vô cơ vì khi thực hiện