Khối lượng và thành phần rác thải

Một phần của tài liệu hoạt động phân loại rác sinh hoạt tại nguồn (Trang 63)

5.1.2.1. Khối lượng rác thải

Khối lượng rác thải là một trong những yếu tố quan trọng làm cơ sở cho việc tính toán số lượng thiết bị và phương tiện cần thiết để thu gom, vận chuyển, xử lí và chôn lấp rác thải, tổ chức các hệ thống thu gom, vận chuyển rác thải một cách hợp lí.

a/ Thị trấn Phú Bài .

Qua điều tra 120 hộ gia đình trên địa bàn với các thành phần dân cư khác nhau ở thị trấn Phú Bài, lượng rác thải phát sinh trung bình trên mỗi người dân ước tính khoảng 0,21 kg/ người. Như vậy nếu tính cho cả thị trấn Phú Bài lượng rác một ngày khoảng 2,7 tấn. Trong đó khu vực dọc trục đường quốc lộ 1A, nơi tập trung nhiều cơ sở kinh doanh hàng ăn uống, các hộ dân cư đông người lượng rác phát sinh trên đầu người cao nhất khoảng 0,45 kg/người/ngày. Các thành phần như Cán bộ, công nhân có khối lượng rác thải phát sinh thấp hơn khoảng 0,1-0,15 kg/người/ngày, do đây là các hộ ít người và thời gian sinh hoạt tại nhà ít

Bảng 13 : Bảng điều tra khối lượng rác trên 120 hộ gia đình

STT Đối tượng điều tra Số hộ điều tra Số khẩu(người ) Khối lượng rác(kg) 1 Buôn bán kinh doanh 40 201 90,45 2 Cán Bộ 40 194 17,49 3 Nghề khác 40 203 18.37

b/ Chợ Phú Bài và Chợ Mai

Tại 2 chợ trên qua thu thập và đánh giá, chúng tôi ước tính lượng rác thải phát

sinh hàng ngày của cả 2 chợ vào khoảng 4- 6 m3, trong đó khu vực có lượng rác

lớn là ở các dãy hàng cá, hàng rau quả, hàng ăn uống, ……… các thành phần khác như : hàng đồ nhựa, sánh sứ, áo quần, mỹ phẩm…. Lượng rác tương đối thấp.

5.1.2.2 Thành phần rác thải

Thành phần rác thải là một trong những thông số quan trọng dùng để thiết kế, lựa chọn thiết bị, tính toán nhân lực và vận hành hệ thống kỹ thuật quản lí chất thải rắn .

a/ Thành phần rác thải ở thị trấn Phú Bài

Thị trấn Phú Bài với 60% thành phần dân cư là cán bộ, công nhân, viên chức và một số cơ quan hành chánh đóng trên địa bàn như : trường học, các văn phòng, trạm y tế, ngân hàng, …. Vì vậy mà thành phần rác thải cũng tương đối đồng nhất. Qua khảo sát chúng tôi tạm chia rác thải của Thị trấn thành các nhóm chính sau :

Bảng 14: Thành phần rác thải ở thị trấn Phú Bài

STT Thành phần rác thải Tỷ lệ (%)

1 Rác thải hữu cơ 72.08

2 Nylon 10.74

3 Nhựa 1.76

4 Giấy 9.02

Hình 4: Tỷ lệ % thành phần rác thải ở thị trấn Phú Bài

Từ kết quả quả trên cho thấy, rác thải hữu cơ chiếm tỷ lệ cao nhất với 72,08% tính trên toàn thị trấn khối lượng phát sinh hàng ngày khoảng 1,9 tấn, đây là những chất thải vứt bỏ từ các loại thực phẩm chưa hoặc đã qua chế biến được dùng hàng ngày. Các thành phần như nylon, giấy chiếm khoảng 0,5 tấn. Điều này giải thích cho thói quen sử dụng túi nylon phổ biến hiện nay của phần lớn người dân. Các thành phần còn lại chiếm tỷ lệ thấp. Như vậy, khả năng phân loại rác ở khu vực này thành : rác hữu cơ, rác tái sử dụng và rác khác là khá cao.

b/ Thành phần rác thải ở cả 2 chợ

Từ việc thu thập và quan sát, chúng tôi nhận thấy rác thải từ các nguồn phát sinh tại 2 chợ bao gồm các nhóm sau :

Bảng 15: Thành phần rác thải ở 2 chợ

STT Thành phần rác thải Tỷ lệ (%)

1 Rác thải hữu cơ 74,26

2 Nylon 15,19

3 Nhựa 1,69

4 Giấy 7,17

Hình 5:Tỷ lệ % các thành phần rác thải ở 2 chợ (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Với đặc trưng của chợ là nơi buôn bán tổng hợp là chủ yếu là cung cấp lương thực và thực phẩm, thành phần rác thải của 2 chợ chiếm tỷ lệ cao nhất là rác hữu cơ chiếm 74,26% tức khoảng 3,7 m3/ngày, tiếp đến nylon chiếm tỷ lệ 15,19%

khoảng 0,76 m3/ngày. Đây là thành phần rác thải phát sinh từ các quầy ăn uống,

quầy thực phẩm tươi sống như rau, hoa, trái cây,…. Những thành phần khác chiếm tỷ lệ nhỏ như mảnh chai, vải vụn…

Qua các số liệu về khối lượng và thành phần rác thải ở thị trấn Phú Bài và 2 chợ, có thể nhận thấy sự tương đồng về thành phần rác thải cũng như tỷ lệ % của mỗi thành phần

Ở cả hai khu vực nghiên cứu, lượng rác thải hữu cơ chiếm một tỷ lệ rất cao so với các thành phần còn lại. Đây là nguồn nguyên liệu dồi dào cung cấp cho các nhà máy chế biến phân hữu cơ vi sinh nếu được phân loại tốt. Các thành phần còn lại như: nylon, giấy,… chiếm một tỷ lệ tương đối cao, có thể tái chế hoặc được sử dụng lại.

Trên cơ sở sự tương đồng khá lớn giữa các thành phần rác thải sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc đề xuất mô hình phân loại rác tại nguồn ở cả 2 khu vực nghiên cứu này.

5.2 HIỆN TRẠNG HỆ THỐNG LƯU TRỮ, THU GOM VÀ VẬN CHUYỂN RÁC THẢI Ở KHU VỰC NGHIÊN CỨU RÁC THẢI Ở KHU VỰC NGHIÊN CỨU

5.2.1. Dụng cụ lưu trữ

1) Lưu chứa chất thải rắn tại hộ gia đình

Kết quả khảo sát tại 120 hộ gia đình ở thị trấn Phú Bài cho thấy dụng cụ lưu trữ rác thải rất khác nhau.

Bảng 16: Các loại dụng cụ lưu trữ rác thải được sử dụng phổ biến trong các hộ gia đình

Hình 7: Tỷ lệ các loại dụng cụ chứa rác ở các hộ gia đình ở Thị trấn Phú Bài

-Qua điều tra nhận thấy có 44% hộ gia đình sử dụng thùng/xô nhựa để chứa rác trong đó có :

Có12% hộ sử dụng thùng hoặc xô nhựa có nắp đậy để chứa rác, những hộ

này thường có diện tích nhà nhỏ nên vị trí đặt thùng chủ yếu là ở nhà bếp.

 32% hộ còn lại sử dụng thùng hoặc xô nhựa không có nắp đậy, phần lớn

những hộ này có diện tích nhà khá lớn nên vị trí đặt thùng cách xa khu vực sinh hoạt của gia đình .

− Có 40% hộ gia đình sử dụng túi nylon để chứa rác, chủ yếu tập trung ở các

hộ gia đình công nhân viên chức. Ưu điểm của việc sử dụng túi nylon để chứa rác là vừa nhanh, gọn gàng, vừa tận dụng ngay những túi nylon đã sử dụng. Do vậy đây là dụng cụ chứa rác phổ biến trong các hộ gia đình.

− Tất cả các loại túi nylon trong các thùng rác hay chứa rác tại hộ gia đình

phần lớn đều làm từ vật liệu PVC (polyvinylclorua) khó phân huỷ và đủ loại màu sắc và kích cỡ. Các loại bịch này nếu không thu lại mà thải ra bãi chôn lấp thì thời gian tồn tại của chúng trên bãi chôn lấp là rất dài.

qua sử dụng hoặc sọt tre…. Ưu điểm của việc sử dụng dụng cụ này là có thể chứa được nhiều rác hơn, vừa tận dụng lại được nhiều lần .

− Một số gia đình ở gần chợ có thói quen bỏ rác trực tiếp vào bãi rác của

chợ, vừa nhanh, gọn lại khỏi mất tiền đóng phí.

2) Tồn trữ chất thải rắn tại cơ quan, công sở, trường học :

Chất thải rắn tại các cơ quan, công sở, trường học thường được lưu chứa trong các thùng có nắp đậy thường là loại thùng có chân đạp và đảm bảo vệ sinh. Tại các phòng ban, phòng học đều có thùng rác riêng, thường là các thùng nhựa có nắp đậy với dung tích 10-15 lít. Chất thải rắn sau khi được lưu trong các thùng nhỏ ở mỗi phòng ban, phòng học, cuối ngày sẽ được nhân viên tạp vụ thu dọn đổ vào thùng rác lớn hơn. Hầu hết các cơ quan, công sở, trường học trên địa bàn đều có diện tích đất rộng nên chất thải rắn trong ngày thường được đổ vào khu đất trống và giải quyết bằng cách đốt là chủ yếu.

Nơi lưu chứa rác trong các phòng ban, phòng học thường rất sạch sẽ và không phát sinh mùi hôi.

3) Tồn trữ chất thải rắn tại chợ

Tại chợ Phú Bài và chợ Mai, theo khảo sát thì 2 chợ trên chưa có trang bị thùng rác chung cho chợ.

Phần lớn các sạp bán hàng đều không có thiết bị lưu trữ rác thải. Rác thường được lưu trữ trong các túi nylon hoặc được đổ thành đống trước sạp. Môi trường tại các khu vực buôn bán hàng tươi sống (rau, cá ..) không đảm bảo vệ sinh. Rác và nước rửa thực phẩm hoà lẫn vào nhau một mặt gây khó khăn cho việc thu gom, mặt khác gây cảm giác dơ bẩn, không thoải mái cho người đi chợ. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Rác sau khi được lưu chứa vào các túi nylon hoặc được đổ thành đống trước sạp cuối ngày sẽ được nhân viên vệ sinh của chợ quét dọn, thu gom và tập trung bên hông chợ đối với chợ Phú Bài và trước cổng chợ đối với chợ Mai để sáng sớm ngày hôm sau xe đến chở đi. Do phần lớn là rác thực phẩm dễ phân huỷ, lại

được tồn trữ trong một thời gian khá lâu dưới khí hậu nắng nóng, thêm vào đó rác tập trung lộ thiên nên mùi phát sinh là rất nặng gây ảnh hưởng đến sinh hoạt của những hộ dân sống cạnh đó, điểm tập trung rác sau khi được xe đến lấy đi cũng không được vệ sinh rửa dọn.

4) Tồn trữ chất thải rắn tại bệnh viện và các cơ sở y tế

Công tác tồn trữ tại bệnh viện nhìn chung được thực hiện khá tốt. Rác sinh hoạt và rác y tế được lưu chứa vào thùng chứa khác nhau.

Rác từ các phòng bệnh được đưa xuống điểm tập trung rác của bệnh viện. Rác y tế được đưa xuống điểm tập trung riêng, vì trên địa bàn huyện Hương thuỷ chưa có đơn vị thu gom rác y tế nên rác y tế của bệnh viện được xử lí bằng phương pháp đốt.

Công tác vệ sinh sau khi thu gom nhìn chung chưa được chú ý: thùng rác sau khi lấy rác ra chưa được cọ rửa và hơn nửa trong các thùng rác không được trang bị các túi nylon bên trong nên rất bẩn.

Đối với trung tâm y tế và các phòng khám nhỏ không có nơi lưu chứa lớn và nhất là trên địa bàn hiện nay chưa có đơn vị thu gom rác y tế nên rác y tế được đổ chung vào rác sinh hoạt sau đó chuyển lên xe thu gom.

5.2.2. Hiện trạng thu gom và vận chuyển

Đội vệ sinh môi trường thị trấn Phú Bài là đơn vị chịu trách nhiệm thu gom, vận chuyển rác cho toàn thị trấn. Thu gom theo hình thức xe thu gom vào đến tận nơi, với lịch trình được thông báo trước cho từng khu phố .

Bảng 17: Lịch trình thu gom của các tổ khu phố

STT Khu phố Thời gian thu gom (thứ) Ghi chú

1 -khu phố 1 -khu phố 2 -khu phố 3 2-5 2 -khu phố 4 -khu phố 5 -khu phố 6 3-6 3 -khu phố 7 - khu phố 8 - khu phố 9 4-7 4 2 chợ Từ 2- CN

Hình 8: Mô hình thu gom rác thải của đôi vệ sinh thị trấn Phú Bài

Một điều kiện thuận lợi ở thị trấn Phú Bài là đường sá khá rộng rãi, tạo điều kiện thuận lợi cho các xe thu gom rác vào được đến tận nơi, và đã trở thành thói

Rác Sinh Hoạt Xe cuốn ép Bãi Chôn Lấp Phân compost Chôn lấp Tái chế

quen theo lịch các hộ gia đình đặt các bao rác trước nhà để công nhân vệ sinh lấy rác bỏ lên xe, sau đó các bao này sẽ được bỏ lại và gia đình lại lấy các bao này để tiếp tục đựng rác .

Tại 2 chợ rác thải được tập trung về trước khu vực chợ và được xe thu gom vận chuyển thẳng về nhà máy xử lí.

Theo báo cáo của Đội vệ sinh môi trường hoạt động thu gom ở thị trấn được thực hiện khá tốt. Tỷ lệ thu gom luôn đạt 90% chiếm một tỷ lệ khá cao, Số còn lại do các hộ nằm trong khu vực mà xe rác không vào được, phương cách xử lí chủ yếu là chôn xuống đất hoặc vứt bỏ ở những chỗ đất trống.

Tuy nhiên với hình thức thu gom này thì công tác tái chế, tái sử dụng tại nguồn chưa thật sự hiệu quả (chưa phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn), hình thức này phần lớn thu gom triệt để các thành phần chất thải rắn phát sinh tại nguồn. Với hình thức thu gom này thì khối lượng chất thải rắn đưa vào nhà máy xử lí rác chiếm một tỷ lệ cao, gây khó khăn và tốn kém cho công tác phân loại ở nhà máy xử lí bởi phải cần đến lực lượng nhân công nhiều hơn và hơn thế nữa là rác hữu cơ dễ phân huỷ sinh học dùng để làm phân không được sạch dẫn đến ảnh hưởng đến chất lượng phân .

5.2.3 Hiện trạng xử lí

Để xử lí rác thải, thành phố hiện nay có một bãi chôn lấp hợp vệ sinh và một nhà máy xử lí rác .

Bãi chôn lấp Thuỷ Phương thuộc đội 10, xã Thuỷ phương, huyện Hương Thuỷ cách thị trấn Phú Bài 13 km về phía tây. Bãi rác được thiết kế xây dựng và vận hành theo tiêu chuẩn của bãi chôn lấp hợp vệ sinh.

Đáy của bãi rác được chống thấm bằng đất sét luyện, hệ thống thu gom và xử lí nước rỉ rác theo chu kỳ khép kín bằng phương pháp sinh học. Bãi rác thành phố là một bãi chôn lấp hợp vệ sinh nên có đầy đủ các hạng mục công trình với các

- Lớp chống thấm đáy bãi : có nhiệm vụ cách ly bản thân rác thải và nước rỉ từ rác thải với tầng sét bên dưới và xung quanh .

- Hệ thống thu và xử lý nước rỉ : có nhiệm vụ tập trung nước rỉ và dẫn vào hồ xử lí sinh học. Nước rỉ sau khi xử lí ở đây sẽ được xả ra một khe cạn tự nhiên bên ngoài .

- Hệ thống thoát khí : có chức năng thu khí phát sinh bên trong khối rác và dẫn thoát phân tán ra bên ngoài, tránh trường hợp khí gây nổ.

- Lớp chôn rác : có chức năng cách ly toàn bộ bề mặt khối rác hoàn chỉnh với môi trường xung quanh, nó còn có tác dụng chống ô nhiễm môi trường, ngăn không cho nước mưa xâm nhập vào khối rác, tạo cảnh quan môi trường sau khi bãi rác ngừng hoạt động.

- Hệ thống thoát nước mưa : có chức năng giảm lưu lượng nước rỉ ; giảm quy mô quy trình xử lí ; ngăn không cho nước mưa từ các sườn đồi và đường giao thông xung quanh chảy vào bãi rác.

Rác được đổ vào bãi chôn lấp theo từng lớp và được tiến hành theo phương pháp cuốn chiếu. Mỗi bãi rác gồm các phần của bãi rác như sau :

+Phần hoàn chỉnh : rác đã được đổ đến cao trình thiết kế và được chôn lấp hoàn chỉnh. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

+Phần hoạt động : rác đang được tiếp tục đổ.

+Phần chưa sử dụng : bãi đã được chuẩn bị hoàn chỉnh nhưng rác chưa được đổ vào .

Rác được đổ, san đều theo từng lớp dày 20cm sau đó được đầm nén chặt trước khi rác được đổ lên. Khi đạt đến độ cao 1,5m bề mặt lớp rác sẽ được phủ một lớp đất pha cát dày 10-15cm, Sau đó một lớp rác mới dày 1,5 m lại được bắt đầu.

Tuy là bãi rác được thiết kế vận hành theo tiêu chuẩn chôn lấp hợp vệ sinh nhưng vẫn gặp phải một số vấn đề về môi trường như vấn đề xử lí nước rỉ rác, mùi hôi và ruồi nhặng. Mặc dù, bãi rác đã có hệ thống thu và xử lí nước rỉ rác

nhưng hiệu quả xử lí chưa cao, nước rỉ rác sau khi xử lí thải ra môi trường chưa đạt tiêu chuẩn nước loại B.

Bãi rác tuy đã có hệ thống thoát khí để tránh cháy nổ nhưng chưa có hệ thống thu khí nên vẫn có thể gây ô nhiễm môi trường và góp phần làm gia tăng khí nhà kính bởi các khí thoát ra từ bãi rác. Và mặt dù đã có phun chế phẩm EM

Một phần của tài liệu hoạt động phân loại rác sinh hoạt tại nguồn (Trang 63)