Dụng cụ lưu trữ

Một phần của tài liệu hoạt động phân loại rác sinh hoạt tại nguồn (Trang 67)

1) Lưu chứa chất thải rắn tại hộ gia đình

Kết quả khảo sát tại 120 hộ gia đình ở thị trấn Phú Bài cho thấy dụng cụ lưu trữ rác thải rất khác nhau.

Bảng 16: Các loại dụng cụ lưu trữ rác thải được sử dụng phổ biến trong các hộ gia đình

Hình 7: Tỷ lệ các loại dụng cụ chứa rác ở các hộ gia đình ở Thị trấn Phú Bài

-Qua điều tra nhận thấy có 44% hộ gia đình sử dụng thùng/xô nhựa để chứa rác trong đó có :

Có12% hộ sử dụng thùng hoặc xô nhựa có nắp đậy để chứa rác, những hộ

này thường có diện tích nhà nhỏ nên vị trí đặt thùng chủ yếu là ở nhà bếp.

 32% hộ còn lại sử dụng thùng hoặc xô nhựa không có nắp đậy, phần lớn

những hộ này có diện tích nhà khá lớn nên vị trí đặt thùng cách xa khu vực sinh hoạt của gia đình .

− Có 40% hộ gia đình sử dụng túi nylon để chứa rác, chủ yếu tập trung ở các

hộ gia đình công nhân viên chức. Ưu điểm của việc sử dụng túi nylon để chứa rác là vừa nhanh, gọn gàng, vừa tận dụng ngay những túi nylon đã sử dụng. Do vậy đây là dụng cụ chứa rác phổ biến trong các hộ gia đình.

− Tất cả các loại túi nylon trong các thùng rác hay chứa rác tại hộ gia đình

phần lớn đều làm từ vật liệu PVC (polyvinylclorua) khó phân huỷ và đủ loại màu sắc và kích cỡ. Các loại bịch này nếu không thu lại mà thải ra bãi chôn lấp thì thời gian tồn tại của chúng trên bãi chôn lấp là rất dài.

qua sử dụng hoặc sọt tre…. Ưu điểm của việc sử dụng dụng cụ này là có thể chứa được nhiều rác hơn, vừa tận dụng lại được nhiều lần .

− Một số gia đình ở gần chợ có thói quen bỏ rác trực tiếp vào bãi rác của

chợ, vừa nhanh, gọn lại khỏi mất tiền đóng phí.

2) Tồn trữ chất thải rắn tại cơ quan, công sở, trường học :

Chất thải rắn tại các cơ quan, công sở, trường học thường được lưu chứa trong các thùng có nắp đậy thường là loại thùng có chân đạp và đảm bảo vệ sinh. Tại các phòng ban, phòng học đều có thùng rác riêng, thường là các thùng nhựa có nắp đậy với dung tích 10-15 lít. Chất thải rắn sau khi được lưu trong các thùng nhỏ ở mỗi phòng ban, phòng học, cuối ngày sẽ được nhân viên tạp vụ thu dọn đổ vào thùng rác lớn hơn. Hầu hết các cơ quan, công sở, trường học trên địa bàn đều có diện tích đất rộng nên chất thải rắn trong ngày thường được đổ vào khu đất trống và giải quyết bằng cách đốt là chủ yếu.

Nơi lưu chứa rác trong các phòng ban, phòng học thường rất sạch sẽ và không phát sinh mùi hôi.

3) Tồn trữ chất thải rắn tại chợ

Tại chợ Phú Bài và chợ Mai, theo khảo sát thì 2 chợ trên chưa có trang bị thùng rác chung cho chợ.

Phần lớn các sạp bán hàng đều không có thiết bị lưu trữ rác thải. Rác thường được lưu trữ trong các túi nylon hoặc được đổ thành đống trước sạp. Môi trường tại các khu vực buôn bán hàng tươi sống (rau, cá ..) không đảm bảo vệ sinh. Rác và nước rửa thực phẩm hoà lẫn vào nhau một mặt gây khó khăn cho việc thu gom, mặt khác gây cảm giác dơ bẩn, không thoải mái cho người đi chợ.

Rác sau khi được lưu chứa vào các túi nylon hoặc được đổ thành đống trước sạp cuối ngày sẽ được nhân viên vệ sinh của chợ quét dọn, thu gom và tập trung bên hông chợ đối với chợ Phú Bài và trước cổng chợ đối với chợ Mai để sáng sớm ngày hôm sau xe đến chở đi. Do phần lớn là rác thực phẩm dễ phân huỷ, lại

được tồn trữ trong một thời gian khá lâu dưới khí hậu nắng nóng, thêm vào đó rác tập trung lộ thiên nên mùi phát sinh là rất nặng gây ảnh hưởng đến sinh hoạt của những hộ dân sống cạnh đó, điểm tập trung rác sau khi được xe đến lấy đi cũng không được vệ sinh rửa dọn.

4) Tồn trữ chất thải rắn tại bệnh viện và các cơ sở y tế

Công tác tồn trữ tại bệnh viện nhìn chung được thực hiện khá tốt. Rác sinh hoạt và rác y tế được lưu chứa vào thùng chứa khác nhau.

Rác từ các phòng bệnh được đưa xuống điểm tập trung rác của bệnh viện. Rác y tế được đưa xuống điểm tập trung riêng, vì trên địa bàn huyện Hương thuỷ chưa có đơn vị thu gom rác y tế nên rác y tế của bệnh viện được xử lí bằng phương pháp đốt.

Công tác vệ sinh sau khi thu gom nhìn chung chưa được chú ý: thùng rác sau khi lấy rác ra chưa được cọ rửa và hơn nửa trong các thùng rác không được trang bị các túi nylon bên trong nên rất bẩn.

Đối với trung tâm y tế và các phòng khám nhỏ không có nơi lưu chứa lớn và nhất là trên địa bàn hiện nay chưa có đơn vị thu gom rác y tế nên rác y tế được đổ chung vào rác sinh hoạt sau đó chuyển lên xe thu gom.

5.2.2. Hiện trạng thu gom và vận chuyển

Đội vệ sinh môi trường thị trấn Phú Bài là đơn vị chịu trách nhiệm thu gom, vận chuyển rác cho toàn thị trấn. Thu gom theo hình thức xe thu gom vào đến tận nơi, với lịch trình được thông báo trước cho từng khu phố .

Bảng 17: Lịch trình thu gom của các tổ khu phố

STT Khu phố Thời gian thu gom (thứ) Ghi chú

1 -khu phố 1 -khu phố 2 -khu phố 3 2-5 2 -khu phố 4 -khu phố 5 -khu phố 6 3-6 3 -khu phố 7 - khu phố 8 - khu phố 9 4-7 4 2 chợ Từ 2- CN

Hình 8: Mô hình thu gom rác thải của đôi vệ sinh thị trấn Phú Bài

Một điều kiện thuận lợi ở thị trấn Phú Bài là đường sá khá rộng rãi, tạo điều kiện thuận lợi cho các xe thu gom rác vào được đến tận nơi, và đã trở thành thói

Rác Sinh Hoạt Xe cuốn ép Bãi Chôn Lấp Phân compost Chôn lấp Tái chế

quen theo lịch các hộ gia đình đặt các bao rác trước nhà để công nhân vệ sinh lấy rác bỏ lên xe, sau đó các bao này sẽ được bỏ lại và gia đình lại lấy các bao này để tiếp tục đựng rác .

Tại 2 chợ rác thải được tập trung về trước khu vực chợ và được xe thu gom vận chuyển thẳng về nhà máy xử lí.

Theo báo cáo của Đội vệ sinh môi trường hoạt động thu gom ở thị trấn được thực hiện khá tốt. Tỷ lệ thu gom luôn đạt 90% chiếm một tỷ lệ khá cao, Số còn lại do các hộ nằm trong khu vực mà xe rác không vào được, phương cách xử lí chủ yếu là chôn xuống đất hoặc vứt bỏ ở những chỗ đất trống.

Tuy nhiên với hình thức thu gom này thì công tác tái chế, tái sử dụng tại nguồn chưa thật sự hiệu quả (chưa phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn), hình thức này phần lớn thu gom triệt để các thành phần chất thải rắn phát sinh tại nguồn. Với hình thức thu gom này thì khối lượng chất thải rắn đưa vào nhà máy xử lí rác chiếm một tỷ lệ cao, gây khó khăn và tốn kém cho công tác phân loại ở nhà máy xử lí bởi phải cần đến lực lượng nhân công nhiều hơn và hơn thế nữa là rác hữu cơ dễ phân huỷ sinh học dùng để làm phân không được sạch dẫn đến ảnh hưởng đến chất lượng phân .

5.2.3 Hiện trạng xử lí

Để xử lí rác thải, thành phố hiện nay có một bãi chôn lấp hợp vệ sinh và một nhà máy xử lí rác .

Bãi chôn lấp Thuỷ Phương thuộc đội 10, xã Thuỷ phương, huyện Hương Thuỷ cách thị trấn Phú Bài 13 km về phía tây. Bãi rác được thiết kế xây dựng và vận hành theo tiêu chuẩn của bãi chôn lấp hợp vệ sinh.

Đáy của bãi rác được chống thấm bằng đất sét luyện, hệ thống thu gom và xử lí nước rỉ rác theo chu kỳ khép kín bằng phương pháp sinh học. Bãi rác thành phố là một bãi chôn lấp hợp vệ sinh nên có đầy đủ các hạng mục công trình với các

- Lớp chống thấm đáy bãi : có nhiệm vụ cách ly bản thân rác thải và nước rỉ từ rác thải với tầng sét bên dưới và xung quanh .

- Hệ thống thu và xử lý nước rỉ : có nhiệm vụ tập trung nước rỉ và dẫn vào hồ xử lí sinh học. Nước rỉ sau khi xử lí ở đây sẽ được xả ra một khe cạn tự nhiên bên ngoài .

- Hệ thống thoát khí : có chức năng thu khí phát sinh bên trong khối rác và dẫn thoát phân tán ra bên ngoài, tránh trường hợp khí gây nổ.

- Lớp chôn rác : có chức năng cách ly toàn bộ bề mặt khối rác hoàn chỉnh với môi trường xung quanh, nó còn có tác dụng chống ô nhiễm môi trường, ngăn không cho nước mưa xâm nhập vào khối rác, tạo cảnh quan môi trường sau khi bãi rác ngừng hoạt động.

- Hệ thống thoát nước mưa : có chức năng giảm lưu lượng nước rỉ ; giảm quy mô quy trình xử lí ; ngăn không cho nước mưa từ các sườn đồi và đường giao thông xung quanh chảy vào bãi rác.

Rác được đổ vào bãi chôn lấp theo từng lớp và được tiến hành theo phương pháp cuốn chiếu. Mỗi bãi rác gồm các phần của bãi rác như sau :

+Phần hoàn chỉnh : rác đã được đổ đến cao trình thiết kế và được chôn lấp hoàn chỉnh.

+Phần hoạt động : rác đang được tiếp tục đổ.

+Phần chưa sử dụng : bãi đã được chuẩn bị hoàn chỉnh nhưng rác chưa được đổ vào .

Rác được đổ, san đều theo từng lớp dày 20cm sau đó được đầm nén chặt trước khi rác được đổ lên. Khi đạt đến độ cao 1,5m bề mặt lớp rác sẽ được phủ một lớp đất pha cát dày 10-15cm, Sau đó một lớp rác mới dày 1,5 m lại được bắt đầu.

Tuy là bãi rác được thiết kế vận hành theo tiêu chuẩn chôn lấp hợp vệ sinh nhưng vẫn gặp phải một số vấn đề về môi trường như vấn đề xử lí nước rỉ rác, mùi hôi và ruồi nhặng. Mặc dù, bãi rác đã có hệ thống thu và xử lí nước rỉ rác

nhưng hiệu quả xử lí chưa cao, nước rỉ rác sau khi xử lí thải ra môi trường chưa đạt tiêu chuẩn nước loại B.

Bãi rác tuy đã có hệ thống thoát khí để tránh cháy nổ nhưng chưa có hệ thống thu khí nên vẫn có thể gây ô nhiễm môi trường và góp phần làm gia tăng khí nhà kính bởi các khí thoát ra từ bãi rác. Và mặt dù đã có phun chế phẩm EM nhiều lần trong đêm để khử mùi hôi nhưng lượng rác lớn nên vẫn tạo ra mùi hôi và sinh ra nhiều ruồi nhặng làm ảnh hưởng đến sức khoẻ những người công nhân tham gia vận hành bãi rác.

Bãi rác Thuỷ Phương có diện tích 10 ha, gồm 2 bãi chôn lấp với diện tích mỗi bãi là 2,5 ha, được xây dựng từ nguồn vốn tài trợ của chính phủ Thụy sĩ . Bãi đã đi vào hoạt động từ năm 1999và dự kiến đóng cửa bãi chôn lấp 1 vào năm 2008. Tính đến hết năm 2005, bãi chôn lấp Thuỷ Phương đã sử dụng hết 80% dung tích, khối lượng rác thải được trình bày trong bảng sau :

Bảng 18: Khối lượng rác thải được chôn lấp tại bãi số 1 từ năm đến 2005( Cty

môi trường và công trình đô thi Huế )

Năm Khối lượng rác (m3) Tỷ lệ chôn lấp (%)

1999 82000 62.6 2000 100000 71.4 2001 105000 72.9 2002 147000 100 2003 161000 100 2004 140000 85 2005 144000 90

Để kéo dài tuổi thọ của bãi chôn lấp Thuỷ Phương và giải quyết vấn đề xử lý lượng rác thải phát sinh ngày càng lớn theo thời gian, theo sự phát triển của xã hội, dự kiến đến năm 2020 toàn tỉnh sẽ có 3 bãi rác chính :

Bãi rác chân Mây (xã Lộc Thủy, huyện Phú Lộc)-bãi rác này hiện đã có dự án khả thi và chuẩn bị thi công. Bãi rác Chân Mây với diện tích 20 ha sẽ là nơi tiếp nhận chất thải rắn sinh hoạt của thị trấn Lăng cô, huyện Phú Lộc và các xã lân cận. Ngoài ra đó còn là nơi tiếp nhận một phần chất thải rắn của khu công nghiệp chân mây.

Bãi rác Hương Vân (khu vực núi Đại, xã Hương Vân, huyện Hương Trà) với diện tích 40 ha, cách trung tâm thành phố 20 km về phía Bắc. Bãi sẽ là nơi tiếp nhận và xử lí chất thải rắn cho thành phố và các huyện Phía Bắc (Hương Trà, Phong Điền, Quảng Điền). Hiện nay, bãi đang trong giai đoạn lập dự án và kêu gọi đầu tư.

Nhà máy rác thải Thuỷ Phương là cơ sở thực nghiệm do công ty cổ phần kỹ nghệ ASC sáng lập. Nhà máy được xây dựng năm 2004 cạnh bãi chôn lấp Thuỷ Phương với diện tích 1,5 ha. Bắt đầu hoạt động từ tháng 1 năm 2004 đến tháng 10 năm 2004, nhà máy xử lí được 16.751 tấn rác trong đó phế thải chưa xử lý phải đưa ra bãi chôn lấp là 3724 tấn, chiếm 22.5%. Đồng thời, nhà máy đã sản xuất và tiêu thụ được trên 2.000 tấn phân hữu cơ vi sinh; sản xuất được gần 100 tấn nhựa hạt; dự trữ gần 100 tấn phế thải dẻo chưa tái chế; sản xuất thử thành công ống thoát nước đường kính 300 mm,…. kết quả xử lý rác của nhà máy đến ngày 15 tháng 9 năm 2005 như sau:

Bảng 19: Kết quả tiếp nhận rác, xử lý và chôn lấp. ( cty cổ phần kỹ nghệ ASC)

STT Nội Dung 1/2004-10/2004 Đến 15/9/2005

Công nghệ cũ Công nghệ mới

1 Rác tiếp nhận (tấn) 16721.64 9055.78 2 Rác không xử lý, chôn lấp (%) 4488 608.48 3 Tỷ lệ chôn lấp (%) 26.84 6.72 4 Rác đã xử lý (tấn) 712233.03 8447.3

Khả năng xử lý của nhà máy xử lý rác Thuỷ Phương đã góp phần rất lớn đối với việc làm giảm sức ép lên bãi chôn lấp đây cũng là một điều kiện thuận lợi khi triển khai phân loại rác tại nguồn ở thành phố Huế nói chung và thị trấn Phú Bài nói riêng.

5.3 NHẬN THỨC CỦA NGƯỜI DÂN VỀ RÁC THẢI VÀ PHÂN LOẠI RÁC

TẠI NGUỒN

Mức độ thành bại của một chương trình phân loại rác sinh hoạt tại nguồn

phụ thuộc trước hết vào sự đồng tình hưởng ứng tham gia của cộng đồng dân cư. Không có sự tham gia của cộng đồng, chương trình phân loại rác sinh hoạt tại nguồn chắc chắn bị thất bại bởi lẽ chính cộng đồng là những người phát sinh ra chất thải và hiểu rõ hơn cả về các thành phần chất thải do họ thải ra. Sẽ không có một tổ chức hoặc cá nhân nào đứng ra đảm nhận việc phân loại chất thải rắn ngay tại nguồn thải thay cho các đối tượng chủ nguồn thải mà phải chính do các đối tượng chủ nguồn thải tự thực hiện công việc này.

Nhằm tìm hiểu và đánh giá khả năng nhận thức của người dân về các vấn đè liên quan đến rác thải, chúng tôi, đã tiến hành khảo sát phỏng vấn 120 người

Kết quả phỏng vấn về khả năng phân loại rác thải tại nguồn được tổng hợp ở bảng sau :

Bảng 20: kết quả tìm hiểu nhận thức của người dân về phân loại rác tại nguồn

STT Nội dung hỏi Trả lời Tỷ lệ (%)

1 Phân loại rác độc hại và rác

không độc hại

Có 11.67

Không 88.73

2 Biết hoặc nghe đến khái niệm

phân loại rác tại nguồn Có 28,33

Không 71,67

3 Đánh giá khả năng thực hiện

phân loại rác Dễ 45

Khó 55

4

Đồng ý thực hiện phân loại

rác Có 70

Không 30

-Về phân biệt rác độc hại và rác không độc hại, hầu hết người dân được hỏi đều chưa phân biệt được. Chỉ có 11,67 % người được hỏi cho biết rác độc hại bao gồm các loại như: bóng neon, pin, thiết bị điện tử, thuốc trừ sâu, các loại hoá chất ,……… Thành phần này thuộc những cán bộ, công nhân viên chức nhà nước hoặc những người thường xuyên tiếp xúc với các phương tiện thông tin

Một phần của tài liệu hoạt động phân loại rác sinh hoạt tại nguồn (Trang 67)