I. tìm hiểu về thị trường mỹ
2. Các công cụ thông thường của chính sách thương mại Mỹ:
2.1. Các biểu thuế
Nhìn chung, mức thuế trong các biểu thuế của Mỹ đều thấp, trung bình khoảng 7% cho tất cả các loại sản phẩm (trừ dầu mỏ), tuy nhiên có một
số biểu thuế tương đối cao đối với một số ngành hàng nhất định (ví dụ như
thuốc lá trung bình 96%, đường và bánh kẹo 19%)
2.2. Các biện pháp phi thuế:
Hạn ngạnh nhập khẩu (Import Quota): Đây là hình thức giới hạn số lượng hàng hoá nhập khẩu vào Mỹ vượt mức số lượng quy định,
nếu vượt quá mức quy định phải chịu thuế cao hơn gọi là biểu thuế
tỷ giá quota. Hiện nay, quota nhập khẩu vẫn được duy trì đối với
một số sản phẩm nông nghiệp; biểu thuế quota vẫn còn được áp
dụng cho cá ngừ, chổi phất trần... Mỹ cũng duy trì một hệ thống
quota phức tạp về nhập khẩu nguyên liệu dệt (vải vóc các loại).
Nhìn chung, quota được cấp với một số lượng nhất định và cho một
thời gian cụ thể. Đồng thời có những loại quota được áp dụng trên toàn cầu, có loại áp dụng ở một số nhóm nước cụ thể.
Các Hiệp định hạn chế tự nguyện (VRAs): Mỹ ký kết nhiều hiệp định tự nguyện nhập khẩu của Mỹ với các nước, đối với nhiều sản
phẩm mà họ xuất khẩu vào Mỹ, mục đích là nhằm hạn chế ảnh hưởng đến sự phát triển của các ngành sản xuất tương tự trong nước
Mỹ. Đây thực chất là một hình thức bảo hộ mậu dịch. Các nước bắt
buộc tự nguyện đều vấp phải khó khăn lớn trong quan hệ thương
mại với Mỹ. Tuy nhiên, Uỷ ban Thương mại quốc tế Mỹ vẫn tích
cực xem xét ngành hàng này hay mặt hàng nào của Mỹ bị tổn thương( do nhập khẩu quá nhiều với giá rẻ), cần áp dụng các hình thức bảo vệ như quota hoặc tăng thuế quan (rất khó), hoặc bắt buộc các nước phải tự nguyện hạn chế xuất khẩu vào Mỹ.
Các đạo luật của Mỹ: Mỹ cũng thường xuyên áp dụng các đạo luật
của các bộ luật không liên quan đến hoạt động thương mại, nhưng
lại có khả năng hạn chế nhập khẩu vào Mỹ. Chẳng hạn luật bảo vệ môi trường, luật bảo vệ động thực vật, luật về y tế vệ sinh...
Các quy định chống bán phá giá (AD) và thuế bù trừ (CVD): Mỹ là
cho các nhà sản xuất, chuẩn bị những hoạt động nhập khẩu mà phía Mỹ cho là không được định giá đúng, đó là những sản phẩm được
trợ giá. Những điều luật thường được dùng mà các nhà kinh doanh
nước ngoài cần phải biết là Điều luật chống phá giá (the US anti-
dumping statutes) và Điều luật thuế bù trừ (The US countenaling
duty).
Các quy định về nguồn gốc xuất xứ: Đây là các quy luật quy định về
việc thi hành các quy định về tỷ lệ chế biến sản phẩm của các nước
sản xuất hàng hoá nhập khẩu (hàng hoá được dán nhãn nước gốc
vào Mỹ). Người ta quy định rằng một sản phẩm cuối cùng sau khi đi
qua quá trình chế biến ở hai hay nhiều nước sẽ được gọi là sản phẩm
của nước ở đó nó đã bị “ biến đổi căn bản”, nghĩa là khi sản phẩm
trải qua một quá trình sản xuất nào đó với tên gọi cụ thể, mà tính chất hay việc sử dụng sản phẩm đó khác với nguyên liệu gốc dùng
để chế tạo ra nó.
2.3. Các chính sách cạnh tranh
Các đạo luật chống độc quyền của Mỹ được quy định các nguyên tắc
và luật lệ tương đối khắt khe nhằm ngăn cấm các hoạt động chống cạnh tranh
gồm ấn định giá, đặt giá và những liên kết nhất định.