Sự cần thiết phải tăng cường xuất khẩu rau quả

Một phần của tài liệu Luận văn: Một số giải pháp tăng cường xuất khẩu các mặt hàng rau quả Việt nam sang thị trường Mỹ của Tổng công ty XNK rau quả Việt nam docx (Trang 41 - 45)

II. Phân tích thực trạng hoạt động xuất khẩu rau quả ở tổng công ty trong

5. Sự cần thiết phải tăng cường xuất khẩu rau quả

5.1. Nhu cầu tiêu thụ rau quả của thế giới

Rau và quả là những thức ăn thiết yếu của con người. Rau quả cung

cấp cho con người nhiều vitamin và chất khoáng. Gần đây khoa học dinh dưỡng đã kết luận rằng rau quả còn cung cấp cho con người nhiều chất xơ, có

tác dụng giải các độc tố phát sinh trong quá trình tiêu hoá thức ăn và giúp cho hệ tiêu hoá hoạt động tốt. Do vậy trong chế độ dinh dưỡng của con người, rau

quả là thức ăn không thể thiếu và ngày càng trở nên quan trọng. Tại các nước

trọng rau quả ngày càng tăng.

Rau quả được gieo trồng ở khắp nơi trên thế giới. Sản lượng các loại trái

cây nhiệt đới của thế giới hàng năm ước tính đạt 60 triệu tấn, phần lớn sản lượng này được sử dụng trực tiếp cho nhu cầu tiêu dùng ở các nước sản xuất dưới cả dạng tươi và chế biến. Chính vì vậy mà kim ngạch ngoại thương quốc

tế về các loại trái cây tươi ước tính chỉ chiếm khoảng 5% sản lượng sản xuất.

Trong các loại trái cây nhiệt đới thu hoạch được thì có 40% là xoài, 23% là dứa, 9%là đu đủ, 4% là lê và 24% còn lại là măng cụt, vải, chôm chôm, sầu

riêng...

Khả năng tiêu thụ rau quả cũng rất lớn. Mức tiêu dùng dứa của thế

giới tăng trung bình khoảng 3%/ năm. Tuy nhiên, số liệu báo cáo cho thấy có

sụ giảm sút nhẹ trong những năm vừa qua. Nguyên nhân là do thời tiết xấu đã làm giảm sản lượng và khả năng cung cấp dứa của Thái Lan. Đối với xoài, trong những năm gần đây, nhu cầu sử dụng xoài chế biến đặc biệt là thị trường Châu Âu đã gia tăng đáng kể. Bên cạnh đó nhu cầu tiêu dùng xoài tươi

vẫn ở mức cao khối lượng lê và đu đủ dùng cho chế biến vẫn ở mức thấp, do

vậy hình thức sử dụng chủ yếu là dưới dạng tươi. Mức tiêu dùng đã gia tăng đều đặn khoảng 5%/năm, trong khi đó nhu cầu tiêu dùng xoài lại giảm khoảng

2% trong vòng 2 năm trở lại đây.

Kim ngạch thương mại thế giới về các loại trái cây nhiệt đới tươi hàng năm đạt khoảng 1,8 - 2,0 triệu tấn, tăng khoảng 10% - 14%/năm. Trong khi đó khối lượng xuất nhập khẩu của các sản phẩm chế biến khá ổn định khoảng

1,4 - 1,5 triệu tấn/năm. giá trị xuất nhập khẩu thế giới các loại trái cây nhiệt đới (tươi và chế biến) hiện nay đạt trên 2,2 tỷ USD).

Dứa là một trong những loại trái cây nhiệt đới có giá trị thương mại cao,

chủ yếu dưới dạng chế biến (dứa đóng hộp và nước dứa). Khối lượng xuất

khẩu dứa chế biến trên toàn thế giới đạt 1,3 triệu tấn, chiếm 75% tổng kim

ngạch thương mại về dứa. Thương mại thế giới về dứa tươi mặc dù chỉ đạt

25% tổng kim ngạch về dứa nhưng đã chiếm tới 31% về giá trị thương mại

thế giới các loại trái cây nhiệt đới tươi. Tổng giá trị ngoại thương của thế giới

Xoài cũng là loại trái cây nhiệt đới có giá trị kinh tế cao. Kim ngạch

xuất khẩu xoài (tươi và chế biến) của thế giới đạt khoảng 400 triệu USD.

Khối lượng xoài tươi xuất khẩu hàng năm đã vượt mức 400.000 tấn, tương ứng chiếm 24% tổng khối lượng thương mại toàn cầu về các loại trái cây

nhiệt đới tươi. Trong những năm gần đây, tốc độ tăng trưởng xuất khẩu xoài

tươi của thế giới đạt khoảng 8%/năm. Thị trường và nhu cầu tiêu dùng xoài chế biến (Puree và nước xoài) ngày đang mở rộng. Tuy nhiên, xoài chế biến

phần lớn đáp ứng nhu cầu tiêu dùng tại chỗ. Trong số 807.000 tấn puree xoài và 136.980 tấn nước dứa được sản xuất thì khối lượng xuất khẩu tương ứng

chỉ đạt 45.900 tấn và 6.750 tấn.

Xuất khẩu lê và đu đủ trong vòng 5 năm trở lại đây đều tăng với tốc độ

trung bình 10%/năm. Năm 1996, khối lượng xuất khẩu lê mới chỉ chiếm

khoảng 12% sản lượng thu hoạch, đạt trị giá 248,6 triệu USD. Thị trường

nhập khẩu lớn nhất là EC, trong đó riêng Pháp chiếm khoảng 40% tổng lượng

nhập khẩu vào khu vực thị trường này. Tiếp theo là thì trường Mỹ. Thương

mại thế giới về đu đủ tươi năm 1996 đạt khoảng 120.000 tấn, trị giá 77,5 triệu USD, tăng khoảng 16% so với năm trước. Thị trường nhập khẩu lớn nhất hiện đang là Mỹ.

5.2. Điều kiện sản xuất rau quả ở Việt Nam và sự cần thiết phải tăng cường xuất khẩu rau quả.

Mức tiêu thụ và tình hình xuất khẩu rau quả của thế giới lớn như vậy, trong khi đó nước ta lại có điều kiện tự nhiên rất thuận lợi cho việc sản xuất

rau quả. Việt Nam nằm ở khu vực Đông Nam á, có khí hậu nhiệt đới gió mùa với địa hình cả núi cao và đồng bằng, đã tạo nên những lợi thế về địa lý- sinh thái so với nhiều nước khác trong khu vực trồng trọt. Rau quả nước ta được

trồng rất sớm từ mấy ngàn năm trong quá trình phát triển nông nghiệp. Chính

nhờ điều kiện tự nhiên thuận lợi nên có thể trồng được nhiều loại rau quả

nhiệt đới, á nhiệt đới và một số rau quả gốc ôn đới, mùa vụ thu hoạch kế tiếp nhau trong năm. Việt Nam còn là một trong các vùng phát sinh của những cây ăn quả như cam, quýt, vải, chuối... và có nguồn gen di truyền thực vật phong phú, đa dạng về cây ăn quả, rau, gia vị và hoa kể cả những loài phong lan quý, hiếm. Rau quả nước ta có mặt ở hầu khắp các tỉnh, thành phố với quy

mô, chủng loại khác nhau. Trải qua quá trình sản xuất lâu dài đã hình thành những vùng sản xuất rau quả có tập quán sản xuất và kinh nghiệm truyền

thống trong các điều kiện sinh thái riêng. Từ sau giải phóng, sự chỉ đạo của nhà nước đã thúc đẩy nhiều vành đai rau xanh cung cấp cho các thành phố lớn như Hà Nội, Hải Phòng, thành phố Hồ Chí Minh ..., nhiều nông trường trồng cây ăn quả được thành lập từ những năm 1960 và gần đây, các cây ăn quả đang được phát triển mạnh như cam, quýt (đồng bằng sông Cửu Long, Hà Giang, Tuyên Quang....), vải, nhãn (nhiều tỉnh Bắc Bộ), xoài (Nam Bộ)... Mặt

khác, sự ra đời của hệ thống nhà máy chế biến rau quả (từ 1960) và sự phát

triển xuất khẩu rau quả những năm 1980-1990 trong chương trình hợp tác rau

quả Việt - Xô, đã thúc đẩy sản xuất ở nhiều vùng trong nước như: rau vụ Đông - Xuân ở đồng bằng sông Hồng, ớt, tỏi, hạt tiêu, cam, dứa, chuối, dưa

hấu... ở cả phía Bắc và phía Nam.

Với tiềm năng sản xuất rau quả như hiện nay, ngành rau quả Việt Nam

hoàn toàn có thể đáp ứng được nhu cầu tiêu thụ rau quả của người dân trong nước, ngoài ra còn có thể xuất khẩu sang các nước khác. Nhu cầu tiêu thụ rau

quả của thế giới là rất lớn vì vậy tăng cường xuất khẩu là vô cùng cần thiết.

Nó vừa thúc đẩy nền sản xuất trong nước phát triển vừa tăng nguồn ngoại tệ,

lại vừa mở rộng mối quan hệ thương mại giữa Việt nam với các quốc gia trên thế giới. Trong thời kỳ trước kia khi tham gia vào khối SEV, các sản phẩm

nông nghiệp của Việt Nam trong đó có mặt hàng rau quả đã góp phần không

nhỏ vào việc đổi lấy máy móc và một số mặt hàng nhu yếu phẩm khác phục

vụ cho quá trình xây dựng CNXH ở miền Bắc và giải phóng miền Nam.

Trong khoảng thời gian đầu khi tham gia vào phân công lao động quốc tế,

việc xuất khẩu rau quả đã đem lại nguồn thu ngoại tệ đáng kể nhằm phục vụ

cho nhu cầu phát triển kinh tế của đất nước. Và trong giai đoạn hiện nay, tuy

rau quả xuất khẩu không phải là một hoạt động kinh tế mũi nhọn, mang lại sự

phát triển vượt bậc cho đất nước nhưng nó vẫn đang và sẽ là một hoạt động

kinh tế có hiệu quả, phù hợp với nguồn lực hiện có của đất nước, tạo công ăn

việc làm, tăng thu nhập quốc dân, nâng cao uy tín về chất lượng sản phẩm

hàng Việt Nam trên thị trường quốc tế, góp phần thúc đẩy nền kinh tế phát

Xuất khẩu rau quả chỉ là một thường hợp riêng của hoạt động xuất khẩu , vì vậy, nó cũng mang đầy đủ tính chất, ý nghĩa quan trọng đối với toàn bộ nền

kinh tế nói chung và với các doanh nghiệp xuất khẩu rau quả nói chung. Do đó, mỗi doanh nghiệp này nếu muồn tăng cường xuất khẩu rau quả sang bất

kỳ thị trường nào cũng đều phải nghiên cứu và nắm vững lý luận về hoạt động

xuất khẩu để từ đó áp dụng một cách sáng tạo, linh hoạt, khoa học và có hiệu

quả đối với từng mặt hàng, trên từng thị trường khác nhau. Hoạt động của

Tổng công ty Rau quả Việt Nam - một đơn vị mà chúng ta sẽ nghiên cứu dưới đây- cũng không nắm ngoài trường hợp đó. Việc kết hợp chặt chẽ giữa lý luận

và thực tiễn đã giúp Tổng công ty phát huy được thế mạnh về xuất khẩu rau

quả như hiện nay, mở rộng và tăng cường xuất khẩu rau quả sang các thị trường thế giới, nhất là sang thị trường Mỹ- một thị trường tiêu thụ rau quả

lớn và đầy triển vọng.

Một phần của tài liệu Luận văn: Một số giải pháp tăng cường xuất khẩu các mặt hàng rau quả Việt nam sang thị trường Mỹ của Tổng công ty XNK rau quả Việt nam docx (Trang 41 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)