Hệ thống tổ chức và điều hành của Tổng công ty Rau quả Việt Nam.

Một phần của tài liệu Luận văn: Một số giải pháp tăng cường xuất khẩu các mặt hàng rau quả Việt nam sang thị trường Mỹ của Tổng công ty XNK rau quả Việt nam docx (Trang 30 - 34)

I. Giới thiệu chung về tổng công ty rau quả Việt Nam

3. Hệ thống tổ chức và điều hành của Tổng công ty Rau quả Việt Nam.

Bộ máy quản lý điều hành Tổng công ty gồm có:

- Hội đồng quản trị.

- Bộ máy điều hành.

3.1.Hội đồng quản trị ( HĐQT).

HĐQT Tổng công ty thực hiện chức năng quản lý hoạt động của công

ty, chịu trách nhiệm về sự phát triển của Tổng công ty TTổng theo nhiệm vụ Nhà nước giao.

HĐQT Tổng công ty có 5 thành viên, bao gồm:

- Chủ tịch HĐQT

- Một thành viên kiêm Tổng giám đốc.

- Một thành viên kiêm Trưởng ban kiểm soát và hai chuyên gia giỏi về lĩnh vực hoạt động của công ty.

Chủ tịch và các thành viên của HĐQT do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp

và CNTP quyết định. Tổng giám đốc tổng công ty khônglàm Chủ tịch HĐQT.

Nhiệm vụ quyền hạn của HĐQT do điều lệ Tổng công ty quyết định như sau:

- Xem xét, phê duyệt phương án do Tổng công ty đề nghị về việc giao

vốn và các nguồnlực khác cho các đơn vị thành viên và phương án

diều hoà vốn kiểm tra, giám sát việc thực hiện các phương án đó.

- Kiểm tra giám sát mọi hoạt động trong Tổng công ty, thực hiện

các nghị quyết và quyết định của H ĐQT, các quy định của pháp luật;

- Tổ chức thẩm định à trình cơ quan có thẩm quyền phê duyệt kế

hoạch đầu tư dự án đầu tư mới dự án hợp tác đầu tư với bên nước

ngoài bằng vốn do Tổng công ty quản lý.

- Ban hành nội quy bảo mật trong kinh doanh, các thông tin kinh tế nội bộ bảo vệ bí mật nhà nước theo quy định của pháp luật do Tổng giám đốc trình để áp dụng thống nhất trong toàn Tổng công ty.

Nhiệm kỳ của thành viên HĐQT là 5 năm. Thành viên của HĐQT có

thể được bổ nhiệm lại.

HĐQT làm việc theo chế độ, họp thường kỳ hàng quý để xem xét và quyết định những vấn đề thuộc thẩm quyền và trách nhiệm của mình. HĐQT

có thể họp bất thường để giải quyết những vấn đề cấp bách của Tổng công ty,

do chủ tịch HĐQT, hoặc Tổng giám đốc, hoặc trưởng ban kiểm soát, hoặc

trên 50% số thành viên của HĐQT đề nghị. Các cuộc họp của HĐQT được

coi là hợp lệ khi có ít nhất 2/3 số thành viên có mặt. Nghị quyết và quyết định

của HĐQT có tính bắt buộc đối với toàn Tổng công ty.

HĐQT cử ra Ban kiểm soát để kiểm tra, giám sát toàn bộ hoạt động

của Tổng công ty.

Ban kiểm soát có năm thành viên trong đó một thành viên HĐQT làm trưởng ban và 4 thành viên khác do HĐQT bổ nhiệm. Nhiệm kỳ của thành viên ban kiểm soát là 5 năm.

Ban kiểm soát thực hiện nhiệm vụ do HĐQT giao, báo cáo theo định

kỳ hàng quý, hàng năm và theo vụ việc về kết quả kiểm tra giám sát...

3.2. Bộ máy điều hành.

Bộ máy điều hành tổng công ty gồm có:

Tổng giám đốc.

Giúp việc cho Tổng giám đốc gồm có:

+ Từ hai đến ba phó Tổng giám đốc.

+ Văn phòng Tổng công ty, trong đó có một số phòng ban quản lý,

kinh doanh.

Tổng giám đốc do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và CNTP bổ nhiệm là

đại diện pháp nhân của Tổng công ty, thay mặt và chịu trách nhiệm trước HĐQT điều hành toàn bộ hoạt động của Tổng công ty.

Nhiệm vụ, quyền hạn của Tổng giám đốc do điều lệ Tổng công ty quy định như sau:

Phòng Tổ chức cán bộ: có chức năng tổ chức quảng lý lao động và tiền lương.

Phòng kế toán tài chính: thực hiện các nghiệp vụ hạch toán quản lý vốn,

các khoản thanh toán với ngân hàng, cấp phát vốn cho yêu cầu kinh doanh.

Phòng quản lý sản xuất kinh doanh: lập kế hoạch điều hành sản xuất

kinh doanh, quản lý máy móc thiết bị, quản lý xuất nhập khẩu chung của các đơn vị trực thuộc Tổng công ty.

Phòng xuất nhập khẩu I: tiến hành công tác nghiên cứu thị trường, tìm kiếm khách hàng, thực hiện nghiệp vụ xuất nhập ở khu vực châu Á.

Phòng xuất nhập khẩu II: thực hiện nghiên cứu thị trường, tìm kiếm đối

tác kinh doanh và thực hiện nghiệp vụ xuất nhập khẩu ở khu vực châu

Âu.

Phòng xuất nhập khẩu III: tiến hành khảo sát, nghiên cứu, thăm dò thị trường, đáp ứng yêu cầu khách hàng và thực hiện nghiệp vụ kinh doanh

xuất nhập khẩu ở khu vực châu Mỹ.

Phòng kinh doanh tổng hợp IV, V: hoạt động kinh doanh tổng hợp nội địa.

Phòng kinh doanh và dịch vụ VI, VII: thực hiện kinh doanh và các khâu về dịch vụ như: xây lắp, sửa chữa các thiết bị cơ điện phục vụ cho ngành rau quả...

Văn phòng: có chức năng phục vụ cho các hoạt động sinh hoạt của Tổng công ty như: điều động phương tiện, văn thư, tiếp khách...

Phòng Tư vấn và đầu tư: tư vấn cho các đơn vị trực thuộc về các dự án

kinh doanh, tham gia xây dựng các dự án sản xuất, chế biến, kinh doanh

rau quả của Tổng công ty.

Trung tâm KCS: tiến hành nhiệm vụ kiểm tra chất lượng sản phẩm hàng hoá của cả tổng công ty trước khi đưa ra thị trường.

Xưởng gia công chế biến xuất khẩu rau quả Tam Hiệp: trực tiếp gia công

chế biến xuất khẩu.

Chi nhánh tại Lạng Sơn: tiến hành các công việc được uỷ quyền, tổ chức

tìm kiếm bạn hàng, thực hiện ký kết hợp đồng xuất nhập khẩu.

Chú giải:

Quan hệ chỉ đạo:

Quan hệ phối hợp:

Chức năng kiểm tra:

Hội đồng quản trị Ban kiểm soát

Tổng giám đốc Các phòng quản lý - Phòng tổ chức cán bộ - Văn phòng - Phòng quản lý sản xuất - Phòng kế toán, tài chính - Phòng xúc tiến thương mại - Phòng tư vấn đầu tư - Phòng KCS Các phòng kinh doanh - Phòng xuất nhập khẩu I - Phòng xuất nhập khẩu II - Phòng xuất nhập khẩu III - Phòng kinh doanh tổng hợp IV - Phòng kinh doanh tổng hợp V - Phòng kinh doanh và dịch vụ ciư điện VI - Phòng kinh doanh và dịch vụ cơ điện VII

- Xưởng gia công chế biến xuất nhập khẩu Tam Hiệp

Một phần của tài liệu Luận văn: Một số giải pháp tăng cường xuất khẩu các mặt hàng rau quả Việt nam sang thị trường Mỹ của Tổng công ty XNK rau quả Việt nam docx (Trang 30 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)