I. Giới thiệu chung về tổng công ty rau quả Việt Nam
1. Quá trình hình thành và phát triển
Từ năm 1988 trở về trước, việc sản xuất và kinh doanh xuất nhập khẩu
rau quả đã được hình thành và phát triển theo 3 khối: Sản xuất rau quả ( do
Công ty rau quả trung ương thuộc bộ nông nghiệp quản lý ); Khối chế biến
rau quả ( do Liên Hiệp các xí nghiệp Đồ hộp I và II thuộc Bộ Công nghiệp
xuất nhập khẩu rau quả thuộc Bộ Ngoại thương quản lý ). Song song với việc
chia cắt đó, công tác nghiên cứu khoa học kỹ thuật của nghành rau quả cũng
bị phân tán, không có một tổ chức chịu trách nhiệm chung như nghiên cứu tạo
giống mới, áp dụng ciing nghệ tiên tiến, đào tạo đội ngũ cán bộ...
Trước tình hình đó, tháng 2/1988, Nhà nước đã quyết định hợp nhất 3
khối trên về một đầu mối, thành lập Tổng công ty Rau quả Việt Nam, do Bộ
Nông nghiệp và Công nghiệp Thực phẩm quản lý. Từ đó Tổng công ty Rau
quả Việt Nam trở thành một đơn vị kinh tế chuên nghành rau quả lớn nhất với hơn 37.000 cán bộ công nhân viên, 72 đầu mối trực thuộc, trải khắp trên 17 tỉnh, thành phố trên phạm vi cả nước. Tổng công ty có trụ sở chính đặt tại số 2 đường Phạm Ngọc Thạch, quận Đống Đa, Hà Nội, với tên giao dịch
Vegetexco.
1.1. Thời kì 1988 – 1990.
Sau khi Tổng công ty được thành lập và tổ chức lại, hoạt động sản
xuất kinh doanh và xuất nhập khẩu rau quả đã có bước chuyển biến thực sự về
chất, đạt đỉnh cao về 4 mặt: Sản xuất Nông nghịêp, chế biến công nghiệp, kinh doanh xuất nhập khẩu nghiên cứu khoa học chuyên ngành, so với bình
quân năm của hai thời kỳ 1981 –1985 và 1986 – 1987, thì bình quân năm của
thời kỳ 1988 – 1990 đạt như sau:
- Kim ngạch xuất nhập khẩu đạt 51,6 triệu rúp + USD/ năm, tăng
116% và 17%.
- Sản xuất nông nghiệp đạt 28.700 tấn/ năm, tăng 33% và 22%. - Sản xuất công nghiệp: Sản phẩm chủ yếu đạt 29000 tấn/ năm, tăng
33% và 22%.
1.2. Thời kỳ 1991 – 1995.
Đây là thời đầu cả nước bước vào hoạt động theo cơ chế thị trường.
Hàng loạt chính sách mới của nhà nước ra đời và tiếp tục được hoàn thiện.
Nền kinh tế của đất nước bắt đầu tăng trưởng từ Nông nghiệp, Công nghiệp đến kinh xuất nhập khẩu và đầu tư phát triển. Những thành tựu về kinh tế xã hội của đất nước đạt được đã tạo cơ hội cho Tổng công ty thêm môi trường
đây cũng là thời kỳ Tổng công ty phải chịu nhiều khó khăn do chương trình hợp tác rau quả Việt –Xô không còn nữa, tình hình biến động về trính trị, kinh
tế ở Liên Xô và Đông Âu nên thị trường bị thu hẹp, nền kinh tế chuyển từ bao
cấp sang cơ chế thị trường.
1.3. Thời kỳ 1996 đến nay.
Mặc dù còn gặp nhiều khó khăn, nhưng những năm qua tổng công ty
vẫn liên tục hoạt động có hiệu quả. Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu không
ngừng gia tăng, nếu năm 1996 đạt trên 36 triệu USD thì năm 2000 đạt trên 43 triệu USD. Tổng doanh thu cũng không ngừng gia tăng, 1996 đạt trên 510 tỷ
VND thì 2000 đạt 719 tỷ VND. Lãi ròng năm 1996 mới có 2,4 tỷ VND thì
đến năm 2000 đã là 10,7 tỷ.