Đánh giá tình hình xuất khẩu rau quả của tổng công ty rau quả việt

Một phần của tài liệu Luận văn: Một số giải pháp tăng cường xuất khẩu các mặt hàng rau quả Việt nam sang thị trường Mỹ của Tổng công ty XNK rau quả Việt nam docx (Trang 54 - 59)

III. Thực trạng xuất khẩu rau quả của Tổng công ty rau quả Việt Nam sang

4. Đánh giá tình hình xuất khẩu rau quả của tổng công ty rau quả việt

nam.

4.1. Những ưu điểm mà Tổng công ty đạt được khi xuất khẩu rau quả

Khối lượng xuất khẩu rau quả của Tổng công ty rau quả Việt Nam

sang Mỹ ngày càng đa dạng và có triển vọng tốt đẹp. Ngày càng có nhiều

doanh nghiệp Mỹ muốn đặt quan hệ làm ăn lâu dài với Tổng công ty. Ban đầu, khi mới thâm nhập vào thị trường này, Tổng công ty chỉ giới thiệu sản

phẩm mà chưa chủ động tìm kiếm bạn hàng, ai có nhu cầu thì tự phải tìm đến

giao dịch và kí hợp đồng với tổng công ty nhưng sau đó, Tổng công ty đã nghiên cứu và chủ động tìm kiếm khách hàng, thuyết phục họ đặt quan hệ bạn

hàng với mình. Và qua các hợp đồng xuất khẩu được thực hiện một cách suôn

sẻ, uy tín của Tổng công tyđang tăng lên rõ rệt.

Sau 6 năm xuất khẩu rau quả sang Mỹ, Tổng công ty Rau quả Việt Nam đã xác định được mặt hàng chủ liực chính là sản phẩm dứa. Ban đầu, đồ

hộp dứa, nước dứa được sản xuất từ dứa Queen Vicoria chưa phù hợp với

khẩu vị người tiêu dùng, hiệu quả kinh tế lại thấp. Nhưng hiện nay, Tổng công ty đã lai tạo được giống dứa Cayenne cho năng suất cao và hợp với nhu

cầu người tiêu dùng. Dứa Queen Victoria đang dần dần thay thế bởi dứa

Cayenne nên chất lượng sản phẩm được tăng lên đáng kể so với trước kia.

Mặc dù chưa thể ngang bằng với chất lượng của các đối thủ cạnh tranh mạnh nhưng đây là nỗ lực cố gắng của Tổng công ty cần được ghi nhận. Bên cạnh đó, nhu cầu của người Mỹ đối với mặt hàng rau quả khác như long nhãn,

Puree đu đủ đang tăng lên. Nếu khai thác tốt tiềm năng xuất khẩu những mặt

hàng này thì Tổng công ty Rau quả Việt Nam sẽ thu được những kết quả cao

và thị trường Mỹ sẽ trở thành thị trường trọng điểm tiêu thụ các mặt hàng rau quả của Tổng công ty.

Hoạt động xuất khẩu rau quả của Tổng công ty rau quả Việt Nam

thuận lưọi hơn sau khi hiệp định thương mại Việt – Mỹ được ký kết ngày 13/7/2000, Tổng công ty rau quả Việt Nam có nhiều khả năng xuất khẩu hơn.

Nếu Việt Nam được hưởng quy chế tối huệ quốc của Mỹ thì thuế đánh vào các mặt hàng trong đó có mặt hàng rau quả nhập khẩu vào Mỹ sẽ được giảm. như vậy, giá bán sản phẩm xuất khẩu có xu hướng giảm, làm tăng khả năng

cạnh tranh về giá của tổng công ty so với các đối thủ cạnh tranh khác. Và như

vậy, một số khách hàng trước đây là khách hàng không tiêu dùng tương đối

ty. Ngoài ra, Tổng công ty còn có thể lôi kéo được một số khách hàng của đối thủ cạnh tranh tiêu dùng sản phẩm mình. Như vậy, khách hàng của tổng

công ty sẽ tăng lên đáng kể. Có thể nhận thấy rằng những thuận lợi, ưu điểm

mà Tổng công ty rau quả Việt Nam có được khi xuất khẩu rau quả sang thị trường Mỹ là rất ít mà khó khăn tồn tại lại quá nhiều.

4.2. Những tồn tại, vướng mắc trong việc thúc đẩy xuất khẩu rau quả sang thị trường Mỹ của tổng công ty rau quả Việt Nam.

Khi thực hiện mục tiêu tăng cường thúc đẩy thúc đẩy xuất khẩu rau

quả sang thị trường Mỹ của tổng công ty rau quả Việt Nam, một số tồn tại vướng mắc sau cần giải quyết:

Một là: Hàng rau quả của Tổng công ty rau quả Việt Nam xuất khẩu

sang Mỹ chưa nhiều và chưa ổn định.

Hai là: Các mặt hàng xuất khẩu chưa phong phú đa dạng.

Ba là: Hàng rau quả của Tổng công ty rau quả Việt Nam chưa tạo được uy tín cao đối với cả nhà nhập khẩu và người tiêu dùng Mỹ.

Bốn là: Hàng rau của Tổng công ty rau quả Việt Nam vẫn phải chịu

mức thuế cao trên thị trường này.

Năm là: Chiến lược quảng cáo nhằm thu hút khách hàng của Tổng

công ty rau quả Việt Nam cũng còn rất nhiều hạn chế.

Nhìn chung, có rất nhiều khó khăn, vướng mắc mà Tổng công ty Rau

quả Việt Nam đang phải đối mặt và tìm cách tháo gỡ. Những khó khăn vướng

mắc này có thể hiểu được từ một số nguyên nhân sau.

4.3. Nguyên nhân gây ra những tồn tại, vướng mắc trong việc thúc đẩy xuất khẩu rau quả sang thị trường Mỹ mà Tổng công ty Rau quả Việt Nam đang gặp phải

Muốn thâm nhập và mở rộng thị phần trên thị trường rộng lớn như thị trường Mỹ thì cần phải hiểu biết một cách đầy đủ về luật pháp và các tiêu chuẩn chất lượng qui định hiện hành để có thể tìm kiếm được bạn hàng và thực hiện hoạt động xuất khẩu một cách nhanh nhất, có lợi nhất cho cả 2 bên.

xuất và xuất khẩu những sản phẩm phù hợp với sở thích của họ. Tuy nhiên trong công tác này, Tổng công ty Rau quả Việt Nam chưa đặc biệt coi trọng

và thực hiện chưa có hiệu quả. Việc thu thập, nghiên cứu, phân tích thông tin

thị trường còn hạn chế, chưa nắm bắt được những thông tin về thị hiếu, thói

quen tiêu dùng ở từng thị trường, thiếu thông tin phản hồi từ phía khách hàng. Lực lượng cán bộ kinh doanh chưa phát huy tính chủ động, sáng tạo trong

công tác, kiến thức nghiệp vụ không được bồi dưỡng thường xuyên.

Hiện nay, Tổng công ty chưa có một hệ thống sản xuất giống rau quả

có chất lượng tốt để cung cấp cho các cơ sở sản xuất. Chi phí nhập khẩu

giống còn khá cao, công tác nghiên cứu khách hàng đôi khi còn chưa gắn liền

với sản xuất. Năng suất, sản lượng dứa của Tổng công ty Rau quả Việt Nam

còn chưa cao, chưa tận dụng được lợi thế về khí hậu, đất đai, nguồn nhân lực

sẵn có của các đơn vị, khâu thu gom dứa xuất khẩu còn gặp nhiều khó khăn,

công tác trồng trọt còn thụ động, chịu chi phối bởi nhiều yếu tố thời tiết. Các cơ sở chế biến thiếu một kế hoạch sản xuất khả thi cho từng thời kỳ. Thêm

vào đó, chi phí vận chuyển nội địa còn cao do thiếu một hệ thống kho tàng,

đại lý thu mua hoàn chỉnh để có thể giảm thiểu những chi phí không cần thiết

trong quá trình thu gom hàng khi xuất khẩu lại chưa được hưởng qui chế tối

huệ quốc. Tất cả những điều này là nguyên nhân gây ra giá trị nguyên liệu thu

mua cao và giá bán sản phẩm cao.

Chất lượng sản phẩm phụ thuộc vào nhiều yếu tố như khả năng ứng

dụng khoa học kỹ thuật, công nghệ tiên tiến vào sản xuất, trình độ quản lý,

trình độ tay nghề của đội ngũ công nhân... Chất lượng sản phẩm chưa cao bởi

khâu kiểm tra chất lượng dứa nguyên liệu cho chế biến còn chưa được chú

trọng. Có thời kỳ do dứa nguyên liệu khan hiếm, một số đơn vị còn thu mua cả dứa xanh để chế biến hoặc dứa không đủ tiêu chuẩn chất lượng, khâu bảo

quản sau thu hoạch kém. Bên cạnh đó, hệ thống máy móc, thiết bị, dây

chuyền chế biến ở hầu hết các đơn vị đã cũ kỹ lạc hậu, được trang bị từ những năm 1970 - 1980. Đội ngũ cán bộ, công nhân trong khối chế biến còn thiếu

những người có kỹ thuật chuyên môn, tay nghề cao, tư tưởng sản xuất nhỏ

còn ăn sâu trong cách nghĩ, cách làm của họ. Đội ngũ cán bộ xuất nhập khẩu chưa thực sự nhạy bén với tình hình thị trường và thiếu kinh nghiệm trong

làm ăn buôn bán với người Mỹ.

Do tình hình tài chính eo hẹp nên Tổng công ty không có khả năng chi

trả cho vấn đề quảng cáo sản phẩm trên thị trường Mỹ và không mở được văn

phòng đại diện cũng như chưa có các dịch vụ sau bán hàng để phục vụ người

tiêu dùng một cách tốt nhất.

Những nguyên nhân trên cần được khắc phục một cách triệt để thì hàng rau quả của Tổng công ty mới có thể đứng vững và cạnh tranh được trên thị trường này.

CHƯƠNG III: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY XUẤT KHẨU RAU QUẢ SANG THỊ

TRƯỜNG MỸ

Một phần của tài liệu Luận văn: Một số giải pháp tăng cường xuất khẩu các mặt hàng rau quả Việt nam sang thị trường Mỹ của Tổng công ty XNK rau quả Việt nam docx (Trang 54 - 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)