6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài :
3.4. Một số kiến nghị :
3.4.1. Đối với Nhà nước :
Cần có chính sách hỗ trợ nhiều hơn trong việc nhập khẩu máy móc thiết bị, chuyển giao công nghệ từ các nước để doanh nghiệp có thể nâng cao chất lượng, hạ giá thành sản phẩm và cạnh tranh được với hàng nhập khẩu.
Do ngành lương thực thực phẩm được Nhà nước bao cấp trong thời gian tương đối dài nên hiện tại tính năng động, chủ động còn kém. Do vậy, trong quá trình hội nhập kinh tế, thời gian đầu cần có sự bảo hộ một phần từ phía Nhà nước để các doanh nghiệp trong ngành cạnh tranh được với hàng nhập khẩu.
Lúc đầu chuyển sang hoạt động theo hình thức công ty cổ phần, vốn hoạt động của Công ty ít, nhất là vốn để đầu tư rất hạn chế. Do vậy, Nhà nước cần có chính sách ưu đãi lãi suất cho vay dài hạn để các doanh nghiệp trong ngành có khả năng đầu tư máy móc nhằm nâng cao chất lượng, hạ giá thành sản phẩm. Từ đó có khả năng đẩy mạnh xuất khẩu, bên cạnh việc ổn định và phát triển thị trường nội địa.
Từng bước giảm phần vốn sở hữu Nhà nước để khuyến khích các nhà đầu tư. Vì hiện tại trong Công ty vốn Nhà nước chiếm 51% nên có thể nói hầu như không có sự tham gia quyết định của các cổ đông ngoài Nhà nước.
Nhà nước cần có biện pháp hữu hiệu để chống hàng nhái và các hình thức trốn thuế.
3.4.2. Đối với các doanh nghiệp trong ngành :
Thành lập trung tâm hỗ trợ phát triển ngành lương thực thực phẩm do Tổng Công ty Lương thực Miền Nam làm chủ nhiệm, là cầu nối giữa các doanh nghiệp trong ngành, để hỗ trợ các doanh nghiệp về thông tin, phổ biến chiến lược phát triển ngành, khuyến khích các doanh nghiệp trong ngành liên kết, …
Hàng năm trung tâm này tổ chức hội nghị, hội thảo để các doanh nghiệp trong ngành đóng góp ý kiến, tăng cường sự hợp tác, thực hiện chiến lược phát triển chung toàn ngành.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3:Trên cơ sở định hướng phát triển và dự báo nhu cầu
sản phẩm của Công ty, chúng tôi đã xây dựng mục tiêu phát triển của Công ty đến năm 2010. Đồng thời qua phân tích các phương án khai thác và khắc phục các yếu tố tác động đến hoạt động của Công ty và đánh giá mối quan hệ tương tác giữa các yếu tố và xác định các yếu tố then chốt bằng sơ đồ xương cá, chúng tôi đã xác định được 6 nhóm chiến lược then chốt sau :
(1) Đa dạng hóa các mặt hàng thực phẩm chế biến. (2) Nâng cao chất lượng, hạ giá thành sản phẩm. (3)Củng cố và phát triển thị trường theo chiều sâu. (4)Mở rộng và phát triển thị trường xuất khẩu.
(5)Thành lập bộ phận marketing nhằm thực hiện công tác marketing và tổ chức thực hiện hiệu quả đội ngũ tiếp thị.
(6)Đẩy mạnh hoạt động kinh doanh bán buôn các mặt hàng nông sản thực phẩm.
Để tính khả thi được nâng cao, các chiến lược này phải được kết hợp thực hiện đồng bộ và trong quá trình thực hiện phải thường xuyên kiểm tra và điều chỉnh cho phù hợp với điều kiện cụ thể của Công ty.
KẾT LUẬN
Hoạch định chiến lược phát triển sản xuất kinh doanh là vấn đề có ý nghĩa sống còn, là một phương pháp hữu hiệu để doanh nghiệp sử dụng hiệu quả các nguồn lực, đồng thời xác định đúng hướng đi của mình trong quá trình phát triển.
Trong điều kiện môi trường thay đổi nhanh chóng như hiện nay nếu chỉ dựa vào các ưu thế trước đây mà không thích ứng kịp thời với sự thay đổi của môi trường thì khó có thể đứng vững và phát triển được. Thực tế hiện nay, rất ít doanh nghiệp Việt Nam tiến hành hoạch định chiến lược phát triển cho mình một cách nghiêm túc, khoa học.
Do vậy, đề tài này trình bày một phương pháp tiếp cận để hoạch định chiến lược phát triển doanh nghiệp và vận dụng hoạch định chiến lược phát triển Công ty Safoco đến năm 2010.
Trên cơ sở phân tích các yếu tố tác động bên trong và bên ngoài để xác định những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và nguy cơ chủ yếu chúng ta tiến hành phân tích các khả năng khai thác và khắc phục các yếu tố đó; sử dụng sơ đồ xương cá để đánh giá mối quan hệ tương tác giữa các yếu tố và xác định các yếu tố then chốt. Từ đó xác định các giải pháp thực hiện chiến lược nhằm sử dụng hiệu quả các nguồn lực của Công ty. Qua đó, chúng tôi đã xác định được 6 nhóm chiến lược then chốt sau :
(1) Đa dạng hóa các mặt hàng thực phẩm chế biến. (2) Nâng cao chất lượng, hạ giá thành sản phẩm. (3) Củng cố và phát triển thị trường theo chiều sâu. (4)Mở rộng và phát triển thị trường xuất khẩu.
(5)Thành lập bộ phận marketing nhằm thực hiện công tác marketing và tổ chức thực hiện hiệu quả đội ngũ tiếp thị.
(6)Đẩy mạnh hoạt động kinh doanh bán buôn các mặt hàng nông sản thực phẩm.
Thực hiện linh hoạt và đồng bộ các giải pháp được đề ra sẽ góp phần mang lại kết quả khả quan, nâng cao uy tín, thị phần của Công ty Safoco trên thương trường. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện Công ty phải thường xuyên kiểm tra, đánh giá và điều chỉnh kịp thời phù hợp với điều kiện hoạt động sản xuất kinh doanh cụ thể của Công ty.
Hoạch định chiến lược là một vấn đề rộng và phức tạp, với thời gian và khả năng còn hạn chế chắc chắn kết quả nghiên cứu còn nhiều hạn chế. Tác giả rất mong được sự đóng góp ý kiến của Quý thầy cô và độc giả để bài viết được hoàn thiện hơn.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Phạm Lan Anh (2000), Quản lý chiến lược, NXB Khoa học & Kỹ thuật. 2. Báo cáo hoạt động sản xuất kinh doanh Công ty Safoco từ 2000 - 2004. 3. Báo cáo thị trường hàng tháng của Công ty Safoco từ 2003 - 2004.
4. Nguyễn Thị Bích Châm (2002), Hoạch định chiến lược phát triển ngành thủy sản Tp.HCM đến năm 2010, Luận án tiến sĩ kinh tế.
5. Nguyễn Thị Liên Diệp (1995), Quản trị học, NXB Thống kê, Hà Nội. 6. Nguyễn Thị Liên Diệp, Phạm Văn Nam (2003), Chiến lược và chính sách
kinh doanh, NXB Thống kê, Hà Nội.
7. Lê Thế Giới (2003), Quản trị Marketing, NXB Giáo dục.
8. Nguyễn Thanh Hội, Phan Thăng (2001), Quản trị học, NXB Thống kê, Hà Nội.
9. Hồ Đức Hùng (2000), Quản trị toàn diện doanh nghiệp, NXB Đại học Quốc gia Tp.HCM.
10.Nguyễn Hữu Lam (1998), Quản trị chiến lược phát triển vị thế cạnh tranh,
NXB Giáo dục, Tp.HCM.
11.Niên giám thống kê 2000 – 2004.
12.Sổ tay chất lượng của Công ty Safoco (2004).
13.Tôn Thất Nguyễn Thêm (2004), Thị trường, chiến lược, cơ cấu : cạnh tranh về giá trị gia tăng, định vị và phát triển doanh nghiệp, NXB Tp.HCM.
14.Nguyễn Đình Thọ (1998), Nghiên cứu Maketing, NXB Giáo dục.
15.Hoàng Lâm Tịnh (2001), Một số vấn đề về xây dựng chiến lược cho một doanh nghiệp công nghiệp Việt Nam, Luận án tiến sĩ kinh tế.
16.Trần Văn Tùng (2004), Cạnh tranh kinh tế, NXB Thế giới, Hà Nội.
17.Alries, JackTrout (2003), Chiến tranh tiếp thị, người dịch Trịnh Diệu Thìn, NXB Văn hóa thông tin, Hà Nội.
18.David, F.R (2003), Khái luận về quản trị chiến lược, người dịch Trương Công Minh, NXB Thống kê, Hà Nội.
19.Garry D.Smith, Danny R.Arnold, Boby R.Bizzell, người dịch Bùi Văn Đông (2003), Chiến lược và chính sách kinh doanh, NXB Thống kê, Hà Nội. 20.Philip Kotler (1997), Quản trị Marketing, người dịch Vũ Trọng Hùng, NXB
Thống kê.
21.Porter, M.E (1979), Chiến lược cạnh tranh, người dịch Phan Thủy Chi, NXB Khoa học Kỹ thuật, Hà Nội.