6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài :
3.3. Các giải pháp thực hiện chiến lược phát triển Công ty Safoco đến năm
SAFOCO ĐẾN NĂM 2010 :
3.3.1. Nhóm giải pháp 1 : Đa dạng hóa các mặt hàng thực phẩm chế biến.
Nội dung thực hiện : Sản xuất đa dạng các mặt hàng thực phẩm chế biến để tận dụng khả năng nghiên cứu và phát triển tốt, uy tín nhãn hiệu mạnh, thị phần lớn, hệ thống phân phối tốt kết hợp với thị trường còn nhiều tiềm năng. Trên cơ sở phân tích các lựa chọn các yếu tố then chốt của chiến lược tại phần 3.2.2, chúng tôi đề xuất một số nội dung để thực hiện đa dạng hóa sản phẩm như sau :
- Tiến hành thu thập và xử lý thông tin tới nơi tới chốn, nhất là về nhu cầu thị trường, đối thủ cạnh tranh. Trên cơ sở đó nhận dạng những loại sản phẩm có nhu cầu nhưng chưa được đáp ứng để tiến hành sản xuất đa dạng hóa.
- Thường xuyên nghiên cứu cho ra thị trường những sản phẩm mới phù hợp với nhu cầu, đáp ứng tốt nhất nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng. Bên cạnh đó cũng chú trọng công tác cải tiến mẫu mã, nâng cao tính năng của sản phẩm.
- Củng cố và phát triển mối quan hệ tốt đẹp, cung cấp thông tin hai chiều giữa Công ty với đại lý. Công ty cần chú trọng hơn nữa kênh phân phối siêu thị, nó góp phần quan trọng vào việc quảng bá cũng như tiêu thụ sản phẩm của Công ty. Đặc biệt từ khi có sự ra đời của tập đoàn siêu thị MeTro ở Tp. Hồ Chí Minh càng làm tăng thêm uy tín của thương hiệu Safoco.
- Tăng cường công tác nghiên cứu chế biến các sản phẩm tương tự sản phẩm hiện tại, thuộc cùng ngành hàng để có khả năng tận dụng tối đa công suất máy móc thiết bị hiện có và sự liên kết hỗ trợ giữa các loại sản phẩm như giữa bánh tráng và nui là tận dụng phế phẩm của bánh tráng để tiếp tục làm bột sản xuất nui,…
- Nhu cầu trên thị trường là rất đa dạng, khác nhau tùy thuộc vào sở thích, thói quen tiêu dùng, giới tính, độ tuổi, thu nhập,… của người tiêu dùng. Do vậy,
trong công tác nghiên cứu sản phẩm cần chú trọng vấn đề này để sản phẩm được sản xuất ra đáp ứng tốt nhất cho từng đối tượng. Thực hiện tốt vấn đề này không những nâng cao uy tín nhãn hiệu sản phẩm mà còn khai thác tốt nhất nhu cầu của người tiêu dùng.
Tính khả thi của giải pháp :
- Thông qua đội ngũ tiếp thị tiến hành thu thập thông tin nhằm đáp ứng tốt nhu cầu thị trường.
- Tận dụng khả năng nghiên cứu và phát triển tốt để không ngừng đa dạng hóa sản phẩm để khai thác tối đa nhu cầu thị trường.
- Tiếp tục thực hiện và liên tục cải tiến hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn quốc tế ISO 9001:2000. Theo cam kết của lãnh đạo Công ty thì mỗi kỳ (sáu tháng) cho ra hai sản phẩm mới.
- Công ty được trang bị hệ thống máy móc thiết bị hiện đại thuận lợi cho việc đa dạng hóa và nâng cao chất lượng sản phẩm.
- Nhờ thương hiệu Safoco có uy tín, thị phần lớn, hệ thốngn đại lý phân phối tốt,… góp phần thành công cho việc phát triển sản phẩm mới trên thị trường.
- Thị trường tiêu thụ còn nhiều tiềm năng chưa được khai thác.
- Nhu cầu trên thị trừong đối với sản phẩm của Công ty là đa dạng phụ thuộc vào độ tuổi, giới tính, thu nhập, … của người tiêu dùng.
3.3.2. Nhóm giải pháp 2 : Nâng cao chất lượng, hạ giá thành sản phẩm.
Nội dung thực hiện : thay đổi mẫu mã bao bì mới cao cấp hơn, nâng cao tính năng của sản phẩm và đáp ứng tốt nhất nhu cầu của khách hàng.
- Về lâu dài, Công ty phải chuẩn bị cho mình kế hoạch nâng cấp chất lượng sản phẩm ở mức cao hơn để có thể cạnh tranh với hàng nhập khẩu nhất là trong điều kiện hội nhập kinh tế khu vực và thế giới.
- Ngay từ bây giờ phải tiến hành nghiên cứu chế biến và thử nghiệm thành công sản phẩm nui mới chất lượng cao cấp hơn, mẫu mã đẹp, định giá cao hơn để
cách biệt với giá hiện tại đồng thời thấp hơn giá nui nhập khẩu. Cụ thể Công ty có thể loại bỏ dần bao bì thường (nhãn giấy), lấy bao bì thịnh hành (nhãn Safoco) hiện tại làm nền và nghiên cứu dần sản phẩm mới cao cấp hơn.
- Trên cơ sở đó loại bỏ dần nhãn hiệu cấp thấp hiện tại và lấy nhãn hiệu cấp cao hiện tại làm nền và mẫu mới sẽ là mục tiêu để Công ty hướng đến sản xuất để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng.
- Từng bước đầu tư máy móc thiết bị những khâu sử dụng nhiều lao động thủ công. Trước mắt là đầu tư máy vắt mì để giảm bớt lao động thủ công, nâng cao hiệu quả sản xuất.
- Tiếp tục thực hiện và cải tiến liên tục hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn quốc tế ISO 9001:2000.
- Tổ chức thi đua khen thưởng cho các sáng kiến, cải tiến làm lợi cho Công ty nhất là trong sản xuất nhằm không ngừng phát triển sản phẩm mới, nâng cao chất lượng, hạ giá thành sản phẩm.
- Sử dụng định mức kỹ thuật trong quản lý sản xuất, cắt giảm những chi phí không cần thiết về điện, nước, điện thoại, văn phòng phẩm,… góp phần hạ giá thành nhưng vẫn đảm bảo chất lượng sản phẩm.
- Bên cạnh việc nâng cao chất lượng sản phẩm thực sự của sản phẩm cần quan tâm công tác phục vụ về thái độ, cung cách phục vụ, mối quan hệ, uy tín, giao hàng kịp thời,… Trong điều kiện cạnh tranh gay gắt như hiện nay, ngoài sản phẩm đạt chất lượng thì yếu tố dịch vụ cũng không kém phần quan trọng góp phần cho sự thắng lợi của Công ty trong cạnh tranh.
Tính khả thi của giải pháp thể hiện qua :
- Khả năng nghiên cứu và phát triển của Công ty tốt thuận lợi cho việc nghiên cứu sản phẩm mới có tính năng cao, đáp ứng tốt nhu cầu người tiêu dùng.
- Công ty đang thực hiện quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn quốc tế ISO 9001:2000.
- Máy móc thiết bị hiện đại hơn các nhãn hiệu khác và đang đầu tư từng bước máy móc thiết bị mới.
- Thu nhập người dân ngày một tăng nên tâm lý “ăn no mặc ấm” được thay thế dần bởi nhu cầu “an ngon mặc đẹp”. Do vậy, yêu cầu ngày càng cao về chất lượng sản phẩm, vệ sinh an toàn thực phẩm nhằm đảm bảo sức khỏe cho người tiêu dùng.
- Để công tác thi đua khen thưởng được tổ chức thực hiện hiệu quả Công ty cũng đã đưa ra những chỉ tiêu cụ thể nhằm đo lường kết qủa thực hiện.
3.3.3. Nhóm giải pháp 3 : Củng cố và phát triển thị trường theo chiều sâu.
Nội dung thực hiện : Tận dụng sức mạnh về kênh phân phối, máy móc thiết bị hiện đại, uy tín nhãn hiệu, chất lượng sản phẩm cao và đội ngũ tiếp thị đông đảo để tiến hành rà soát, đáp ứng ở mức sâu, lắp đầy những kẽ hở, thị trường còn bỏ ngõ. Đồng thời, tạo quan hệ tốt với hệ thống đại lý để vừa giữ vững thị phần, vừa giảm đi sự cạnh tranh và thâm nhập ngành. Để đạt được mục tiêu này Công ty cần thực hiện một số công tác sau :
- Tận dụng sức mạnh hiện có để không ngừng phủ kín những khu vực thị trường còn bỏ ngõ, đồng thời khai thác tối đa khả năng tiêu thụ của thị trường hiện có, đặc biệt quan tâm đến khu vực thành phố, những khu đông dân cư.
- Đẩy mạnh công tác tiếp thị, giới thiệu và chào bán sản phẩm trực tiếp tới tận tay người tiêu dùng, người bán lẻ, đặc biệt đối với những sản phẩm mới chưa được khách hàng biết nhiều hay những khu vực mà các đại lý phân phối chưa tiếp cận được.
- Tiếp tục đưa nhân viện tiếp thị hỗ trợ các đại lý ở những khu vực có tiềm năng lớn nhưng chưa được khai thác hợp lý để vừa mở rộng thị trường tiêu thụ vừa tạo được sự gắn bó hơn giữa đại lý với Công ty. Trong đó, cần chú trọng công tác tuyển lựa, bố trí hợp lý nhân viên tiếp thị nhằm tiếp tục hỗ trợ cho các đại lý,
những khu vực còn yếu kém để không ngừng mở rộng mạng lưới bán hàng, tăng sản lượng tiêu thụ.
- Đẩy mạnh nghiên cứu và phát triển nhằm đa dạng hóa sản phẩm, tạo sự khác biệt vượt trội.
- Tổ chức hội nghị khách hàng hàng năm nhằm công bố sự phát triển của Công ty và khuyến khích sự hợp tác của các đại lý thông qua hình thức khen thưởng cho những đại lý đạt chỉ tiêu sản lượng.
- Tận dụng kênh phân phối siêu thị để gia tăng sản lượng tiêu thụ vừa góp phần quảng bá sản phẩm của Công ty thông qua các hình thức như ưu đãi về chiết khấu, trả chi phí trưng bày lai kệ,…
- Tăng cường hơn nữa công tác khuyến mãi, quảng cáo và tham gia hội chợ triển lãm. Thường xuyên tổ chức những đợt khuyến mãi như tặng những sản phẩm mang biểu tượng, logo Safoco tạo thiện cảm, ấn tượng tốt của khách hàng đối với Công ty.
- Quan tâm đầu tư nhiều hơn đến công tác thu thập và xử lý thông tin về nhu cầu thị trường, đối thủ cạnh tranh để có kế hoạch đáp ứng tốt nhất nhu cầu thị trường.
- Ngoài ra, Công ty cần quan tâm việc định giá cho phù hợp. Cụ thể khi định giá phải xác định được giá cả đi đến đại lý cấp I, cấp II và sau cùng là tới người tiêu dùng là bao nhiêu cho phù hợp. Vì đối với sản phẩm của Công ty người bán lẻ lời quá ít, trong khi đó họ là những nhà quảng cáo tốt nhất sản phẩm đến người tiêu dùng.
Tính khả thi của giải pháp thể hiện qua : - Khả năng nghiên cứu và phát triển tốt. - Còn nhiều khu vực thị trường còn bỏ ngõ.
- Khả năng mở rộng và phát triển thị trường theo chiều sâu lớn nhờ có hệ thống đại lý phân phối rộng khắp, uy tín thương hiệu mạnh và có đội ngũ tiếp thị đông đảo được bố trí tại các tỉnh thành phố có nhiều tiềm năng.
- Công ty thường xuyên tham gia hội chợ triển lãm trong nước và quốc tế. - Hội nghị khách hàng được Công ty tổ chức hàng năm.
- Khi thành lập riêng bộ phận marketing thì công tác marketing sẽ được quan tâm nhiều hơn, thực hiện có hệ thống có kế hoạch rõ ràng, công tác thu thập và xử lý thông tin được thực hiện tốt.
3.3.4. Nhóm giải pháp 4 : Mở rộng và phát triển thị trường xuất khẩu.
Nội dung thực hiện : Đẩy mạnh công tác tìm kiếm khách hàng nước ngoài, tăng cường công tác tiếp thị nhằm mở rộng thị trường tiêu thụ từ các nước trên thế giới, đồng thời phát triển thị trường theo chiều sâu.
Đi đôi với việc củng cố và phát triển thị trường trong nước là việc không ngừng mở rộng, phát triển thị trường nước ngoài. Không ngừng tăng cường xúc tiến thương mại, tìm kiếm khách hàng mới ở những nước có tiềm năng bên cạnh việc tiếp tục mối quan hệ ổn định với những khách hàng cũ. Trong đó cần chú ý quan điểm là mở rộng xuất khẩu nhưng phải trên cơ sở coi thị trường trong nước là nền tảng, là cơ sở cho sự tồn tại và phát triển của Công ty.
Để tiếp tục mở rộng và phát triển thị trường xuất khẩu Công ty cần thực hiện một số công tác sau:
- Duy trì và phát triển mối quan hệ hợp tác với những khách hàng hiện tại như công ty Thus, Minh Việt, King Lion, Itochu, Masan,… để tiếp tục khai thác sâu hơn thị trường đã được các công ty này cung cấp.
- Tiến hành tìm kiếm khách hàng mới thông qua Internet, những đợt hội chợ thương mại quốc tế được tổ chức trong nước và ngoài nước hoặc từ những kiều bào hay trung gian giới thiệu,…
- Nhanh chóng đăng ký thương hiệu Safoco ở những nước, những khu vực có tiềm năng, chưa được mở rộng xuất khẩu.
- Thường xuyên và tích cực tham gia hội chợ triển lãm quốc tế, đặc biệt là hội chợ được tổ chức ở nước ngoài như Lào, Campuchia, … để vừa tìm kiếm khách hàng mới, vừa tạo nhu cầu và giới thiệu cho người tiêu dùng ở nước đó biết nhiều hơn về sản phẩm Safoco.
- Trên cơ sở tính toán, thăm dò có thể gởi mẫu, cataloge tới những nước, khu vực có tiềm năng chưa được khai thác để tạo mới nhu cầu, tìm kiếm khách hàng mới cho xuất khẩu.
- Cũng tương tự như thị trường trong nước, bên cạnh các sản phẩm đã có từ trước không ngừng chào mẫu những mặt hàng mới như mì Thượng hạng, nui rau củ, mì rau củ, bún gạo, bánh tráng,… đến khách hàng góp phần làm tăng sản lượng xuất khẩu.
- Do đặc điểm điều kiện tự nhiên, tâm lý tiêu dùng của dân cư ở nước đó không giống ở Việt Nam, nên cần phải quan tâm, nghiên cứu và phân tích kỹ để có mẫu mã, công thức sản xuất,… phù hợp trước khi tiến hành xuất khẩu tránh tình trạng hàng bị trả về gây tổn thất kinh tế, ảnh hưởng đến uy tín và mối quan hệ hợp tác giữa khách hàng với Công ty.
- Thương lượng nhằm khuyến khích xuất khẩu sản phẩm có bao bì Safoco thông qua giá cả, phương thức thanh toán,… nhằm giảm bớt rủi ro.
- Thực hiện và liên tục cải tiến hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn quốc tế ISO 9001:2000 và từng bước thực hiện HACCP trong sản xuất.
- Ngoài ra, tùy từng lúc, từng điều kiện cụ thể Công ty có thể áp dụng một số ưu đãi như về phương thức thanh toán, giá cả,…trên cơ sở có cân nhắc đến hiệu quả lâu dài để khuyến khích xuất khẩu, mở rộng thị trường nước ngoài.
Tính khả thi của giải pháp thể hiện qua :
- Hàng năm tổ chức đi những nước đang và sẽ xuất khẩu để khảo sát nhu cầu và tìm hiểu các yêu cầu về mẫu mã, công thức sản xuất,…
- Thị trường xuất khẩu ngày càng được mở rộng và ngày càng có nhiều đối tác xuất khẩu.
- Qua lần thị trường Mỹ đã có người đăng ký thương hiệu Safoco trước nên Công ty cũng đã lần lượt đăng ký thương hiệu ở những nước có nhiều tiềm năng.
3.3.5. Nhóm giải pháp 5 : Thành lập bộ phận marketing nhằm thực hiện công tác marketing và tổ chức thực hiện hiệu quả đội ngũ tiếp thị. tác marketing và tổ chức thực hiện hiệu quả đội ngũ tiếp thị.
Quy mô của công ty ngày càng lớn nên hoạt động marketing ngày càng trở nên quan trọng.
Nội dung thực hiện : thành lập bộ phận marketing ban đầu gồm hai người đứng đầu. Trong đó một người phụ trách các hoạt động marketing của Công ty về thiết kế chương trình quảng cáo, khuyến mãi và xúc tiến thương mại,… Người còn lại chịu trách nhiệm giám sát đội ngũ tiếp thị, thu thập và tổng hợp thông tin thị trường, xây dựng chiến lược phát triển thị trường,…
- Đội ngũ nhân viên tiếp thị của Công ty đông đảo nhưng chưa hoạt động đồng nhất, chưa phát huy hết tiềm năng, mức độ sẳn sàng chưa cao,… Do vậy, để công tác thị trường được thực hiện hiệu quả cần phải cử ra người có đủ năng lực, kinh nghiệm làm trưởng bộ phận chịu trách nhiệm theo dõi, quản lý chung về chuyên môn, đồng thời liên kết từng nhân viên để hoàn thành mục tiêu chung, tạo được sự cộng hưởng trong công việc, tránh tình trạng thực hiện chồng chéo hay riêng lẻ.
- Đối với nhân viên tiếp thị khi tuyển dụng bên cạnh chuyên môn được đào