Tỷ lệ nhiễm nấm của cây con bạch đàn trắng sau 30 ngày xử lý chế phẩm nấm Cổ ngựa vỏ cứng

Một phần của tài liệu nghiên cứu đặc điếm sinh vật học, sinh thái học của Cổ ngựa vỏ cứng (Trang 67 - 69)

3 Không xử lý nấm, không t−ới NPK 50 1,11 7,

4.5.3.3. Tỷ lệ nhiễm nấm của cây con bạch đàn trắng sau 30 ngày xử lý chế phẩm nấm Cổ ngựa vỏ cứng

Nấm rễ sẵn có trong tự nhiên, theo Melin (1925) cũng nh− Bjorkman (1956) và Labanov (1970) thì hầu hết các loài cây gỗ trong rừng đều đ−ợc cộng sinh với nấm rễ. Quan hệ cộng sinh của nấm rễ và nốt sần vô cùng quan trọng đối với cây gỗ và cây họ đậu, quan hệ cộng sinh của nấm rễ trên cùng một cây chủ trong quá trình phát triển hệ thống lâu dài đã cùng tiến hoá đạt đến một mức độ cao, nếu cây thiếu nấm cộng sinh thì chúng sinh tr−ởng và phát triển kém. Đặc biệt là những cây nhập nội, do thiếu nấm cộng sinh hoặc sự hình thành rễ nấm không tốt, dẫn đến hiện t−ợng sinh tr−ởng kém. Tuy nhiên không phải cây nào cũng có nấm rễ cộng sinh. Nấm rễ cộng sinh cũng có thể cộng sinh với nhiều cây, thể hiện tính cộng sinh không chuyên của nấm rễ. Việc phát hiện ra đặc điểm này của nấm rễ rất quan trọng. Con ng−ời có thể sử dụng chế phẩm cộng sinh để kích thích dinh d−ỡng nhiều loại cây.

Để đánh giá khả năng cộng sinh với cây con v−ờn −ơm sau khi xử lý chế phẩm nấm Cổ ngựa vỏ cứng, chúng tôi đã dùng chỉ tiêu tỷ lệ nhiễm nấm. Tỷ lệ nhiễm nấm là tỷ lệ phần trăm giữa số rễ nhiễm nấm và tổng số rễ của cây. Xác định tỷ lệ nhiễm nấm nhằm thu đ−ợc kết quả về khả năng cộng sinh của loài nấm mà chúng ta đang thử nghiệm đối với loại cây đem thí nghiệm. Từ đó có thể sử dụng nấm cộng sinh để bón cho loài cây thích hợp trong điều kiện thích hợp, để đem lại hiệu quả tốt nhất trong sản xuất nông, lâm nghiệp. Tại v−ờn −ơm tr−ờng Đại học Lâm nghiệp, chúng tôi đã tiến hành phân tích rễ nấm trên cây con bạch đàn trắng, kết quả đ−ợc thể hiện ở biểu 4-23 .

Biểu 4-23. Tỷ lệ nhiễm nấm cây con sau 30 ngày xử lý chế phẩm nấm Cổ ngựa vỏ cứng TT Công thức thí nghiệm Tổng số rễ điều tra Tổng số rễ nhiễm nấm Tỷ lệ nhiễm nấm Phân cấp 1 Xử lý nấm, t−ới NPK 144 97 67,36 IV 2 Xử lý nấm, không t−ới NPK 141 92 65,24 IV 3 Không xử lý nấm, t−ới NPK 143 23 16,34 II 4

Không xử lý nấm, không t−ới NPK

135 16 11,64 II

Biểu đồ 4-8. Tỷ lệ nhiễm nấm cây con bạch đàn sau 30 ngày xử lý chế phẩm nấm Cổ ngựa vỏ cứng

Kết quả từ biểu 4-23 và biểu đồ 4-8 cho thấy những công thức thí nghiệm có xử lý chế phẩm sau 30 ngày thí nghiệm, tỷ lệ nhiễm nấm đã đạt trên 60%. Điều này chứng tỏ rằng loài nấm Cổ ngựa vỏ cứng rất phù hợp với loài cây bạch đàn trắng. Mặt khác, ở công thức thí nghiệm 1 (xử lý nấm, t−ới NPK) có tỷ lệ nhiễm nấm đạt cao nhất là 67,36%.

67.36 65.40 16.90 16.90 11.85 0.00 10.00 20.00 30.00 40.00 50.00 60.00 70.00 80.00 1 2 3 4 Ô thí Tỷ lệ nhiễm nám (%)

67

Từ kết quả trên chúng ta có thể ứng dụng vào thực tiễn sản xuất để làm tăng tỷ lệ nhiễm nấm, sau khi xử lý nấm cần phải bón một l−ợng phân thích hợp cho cây con.

4.5.3.4. Sinh tr−ởng lá của cây con bạch đàn trắng sau 30 ngày xử lý chế phẩm nấm Cổ ngựa vỏ cứng

Một phần của tài liệu nghiên cứu đặc điếm sinh vật học, sinh thái học của Cổ ngựa vỏ cứng (Trang 67 - 69)