Phân bố của nấm Cổ ngựavỏ cứng trong các loại rừng khác nhau

Một phần của tài liệu nghiên cứu đặc điếm sinh vật học, sinh thái học của Cổ ngựa vỏ cứng (Trang 43 - 44)

nhau

Hệ sinh thái rừng nói chung rất đa dạng và phong phú, nó luôn luôn ở trạng thái vận động và biến đổi không ngừng. Tính vận động, biến đổi của hệ sinh thái rừng đ−ợc biểu hiện muôn màu, muôn vẻ, nh− quá trình sinh tr−ởng, phát triển, hiện t−ợng tái sinh, diễn thế, sự thay đổi của các nhân tố khí hậu, V.v..., làm cho thành phần của hệ sinh thái rừng cũng biến đổi theo, một số loài cũ kém phát triển hay bị mất đi, một số loài mới xuất hiện. Chính những điều này làm ảnh h−ởng rất lớn đến sinh tr−ởng, phát triển của nấm cộng sinh nói chung và nấm Cổ ngựa nói riêng. Trong khu vực nghiên cứu chỉ có 2 loại rừng chủ yếu mà chúng tôi đề cập, đó là: rừng trông thông thuần loài, rừng trồng bạch đàn. Qua nghiên cứu cho thấy: ở mỗi loại rừng số l−ợng thể quả đều rất khác nhau.

* Phân bố nấm Cổ ngựa vỏ cứng trong rừng trồng bạch đàn

N−ớc ta, cây bạch đàn là cây nhập nội, đ−ợc nhập vào từ vài chục năm tr−ớc đây, đặc điểm của bạch đàn là sinh tr−ởng nhanh, tăng tr−ởng về thể tích hàng năm đạt tới 15 ữ 20m3/ha. Vì vậy sau khi trồng từ 7 ữ 10 năm, có thể khai thác. Kết quả điều tra trên ô tiêu chuẩn của rừng bạch đàn cho thấy: Số l−ợng thể quả của nấm Cổ ngựa vỏ cứng và nấm cộng sinh nói chung trong rừng bạch đàn t−ơng đối ít. Điều này có thể lý giải nh− sau: Do cây bạch đàn sinh tr−ởng, phát triển nhanh, tán lá th−a và nhỏ, mặt khác, lá bạch đàn lại có tinh dầu, ức chế khả năng mọc của các loại nấm, tầng thảm mục d−ới rừng bạch đàn phân huỷ kém, bạch đàn lại cần nhiều n−ớc, dinh d−ỡng khoáng. Chính vì vậy mà làm cho độ ẩm của tầng đất mặt thấp, độ ẩm không khí thấp, ánh sáng trực xạ mạnh. Tất cả những điều trên đã gây trở ngại cho nấm sinh tr−ởng và phát triển.

* Phân bố của nấm Cổ ngựavỏ cứng trong rừng thông

Trong khu vực nghiên cứu, rừng thông đ−ợc trồng là thông đuôi ngựa, kết quả điều tra trên các ô tiêu chuẩn cho thấy: Nấm Cổ ngựa vỏ cứng ở đây phân bố t−ơng đối nhiều. Điều này đ−ợc giải thích nh− sau: Do thông ở đây sinh tr−ởng t−ơng đối tốt nên có độ tàn che khá cao. Mặt khác, d−ới rừng thông có một lớp thảm mục, phân huỷ tốt. Chính vì vậy đã tạo nên một hoàn cảnh rừng có nhiệt độ, độ ẩm phù hợp với sinh tr−ởng và phát triển của nấm.

Kết quả nghiên cứu phân bố của nấm Cổ ngựa vỏ cứng trong các loại rừng khác nhau tại khu vực nghiên cứu đ−ợc thể hiện ở biểu 4-5 .

Biểu 4-5. Nấm cổ ngựa vỏ cứng mọc trong các loại rừng khác nhau

STT Loại rừng Số ô tiêu chuẩn

Số l−ợng

thể quả Tỷ lệ % Ghi chú 1 Thông thuần loài 1 9 60

2 Bạch đàn thuần loài 1 6 40

Tổng 2 15 100

Kết quả ở biểu 4-5 cho thấy: nấm Cổ ngựa vỏ cứng phân bố nhiều ở rừng thông với tỷ lệ 60%, ở rừng bạch đàn ít hơn, tỷ lệ là 40%.

Một phần của tài liệu nghiên cứu đặc điếm sinh vật học, sinh thái học của Cổ ngựa vỏ cứng (Trang 43 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(84 trang)