KẾT LUẬN CHUNG

Một phần của tài liệu Phân tích ảnh hưởng của Dự án đường sắt đô thị Bến Thành – Suối Tiên đến môi trường và Xây dựng Kế hoạch quản lý môi trường (Trang 64 - 65)

- Âm họcTiếng ồn do phương tiện giao thông bộ phát ra khi tăng tốc

KẾT LUẬN CHUNG

Trong quá trình thực hiện và hoàn thành Khóa luận tốt nghiệp với đề tài “Phân tích ảnh hưởng của Dự án đường sắt đô thị Bến Thành – Suối Tiên đến môi trường và Xây dựng kế hoạch quản lý môi trường”, sinh viên rút ra một số kết luận như sau:

1. Kế hoạch quản lý môi trường đóng vai trò rất quan trọng trong công tác bảo vệ môi trường, phát triển bền vững nhưng chưa được nhìn nhận đúng mức. Một số dự án đưa ra kế hoạch chung chung, không có tính thực tiễn cao, mang tính đối phó với pháp luật. Nhiều Kế hoạch chưa phân công rõ trách nhiệm giữa Chủ đầu tư và Nhà thầu. Do đó, cần có những quy định chặt chẽ hơn nhằm đưa Kế hoạch quản lý môi trường trở thành một phần bắt buộc của dự án. 2. Dự án tuyến đường sắt đô thị Bến Thành – Suối Tiên có ý nghĩa rất quan trọng đối với Tp Hồ

Chí Minh, được quy hoạch là tuyến Đường sắt đô thị đầu tiên của Tp, nhằm mục đích giảm thiểu tắc nghẽn và tai nạn giao thông khu vực Đông Bắc Tp. Chiều dài của tuyến là 19,7km trải dài trên các quận 1, Bình Thạnh, 2, Thủ Đức và 9 của Tp HCM, trong đó đi ngầm 2,6km và đi cao 17,1km.

3. Mặc dù, trong số các phương án tuyến đã được nghiên cứu, hướng tuyến của Tuyến số 1 đã giảm thiểu đến mức thấp nhất việc tái định cư và ảnh hưởng đến hạ tầng kỹ thuật, tuy nhiên việc xáo trộn tạm thời đến môi trường sống thường ngày của Thành phố là điều không thể tránh khỏi. Đồng thời có ảnh hưởng tiêu cực đến chất lượng không khí, nước mặt, nước ngầm, đất, cảnh quan đô thị và giao thông của khu vực Dự án.

4. Tất cả các tác động tiêu cực cần được khắc phục hoặc giảm thiểu với chi phí thấp hơn so sánh với lợi ích của Dự án mang lại. Do đó phải có một Kế hoạch quản lý môi trường đủ hòan chỉnh để thực hiện mục tiêu trên. Trong Kế hoạch này, các giải pháp giảm thiểu và quan trắc môi trường là hai nhóm giải pháp lớn để đạt được các mục tiêu của ĐTM – giảm thiểu thực sự tất cả các tác động tiêu cực.

5. Nội dung chính của KQM có thể được tóm tắt như sau:

− Khảo sát hiện trạng môi trường khu vực Dự án;

− Xác định các vấn đề môi trường của Dự án;

− Đối chiếu Luật và Quy định của các bên liên quan – Yêu cầu pháp lý;

− Tổ chức thực hiện;

− Chương trình giảm thiểu;

− Quan trắc môi trường;

− Xây dựng năng lực.

6. Để đạt được mục tiêu phát triển môi trường bền vững, và hiện thực các nội dung đã đề ra trong báo cáo ĐTM, thấy rằng Kế hoạch Quản lý Môi trường là một phần của Dự án và phải được thực hiện. Trong khuôn khổ Khóa luận tốt nghiệp, Kế hoạch được xây dựng theo điều kiện cụ thể và yêu cầu của Chủ đầu tư và JBIC. Kế hoạch này cần cập nhật theo tiến độ của dự án và là yêu cầu phải đáp ứng của các Nhà thầu khi tham gia đấu thầu và xây dựng.

Một phần của tài liệu Phân tích ảnh hưởng của Dự án đường sắt đô thị Bến Thành – Suối Tiên đến môi trường và Xây dựng Kế hoạch quản lý môi trường (Trang 64 - 65)