Mười Sáu Nhân Tố Của Sức Mạnh Tính tập thể:

Một phần của tài liệu SỰ THAM GIA CỦA CỘNG ĐỒNG LÀ CHÌA KHÓA ĐỂ PHÁT HUY SỨC MẠNH CỘNG ĐỒNG (Trang 116 - 119)

Tính tập thể:

Mức độ mà các cá nhân sẵn sàng cống hiến lợi ích của cá nhân cho lợi ích cộng đồng (mức độ rộng lượng, sự khiêm nhường cá nhân, lòng tự hào tập thể, sự hỗ trợ lẫn nhau, sự trung thành, sự quan tâm, tình đồng chí anh em). Khi một cộng đồng phát triển tính tập thể, năng lực của nó cũng phát triển. (Khi các cá nhân, gia đình và phân nhóm tự cho mình quyền tham lam ích kỉ trên lợi ích của cộng đồng, cộng đồng sẽ suy yếu).

Hệ giá trị chung:

Mức độ mà theo đó các thành viên trong cộng đồng chia sẻ chung một hệ giá trị, đặc biệt là niềm tin rằng họ thuộc về một thực thể chung vượt lên trên lợi ích của các cá thể tồn tại trong đó. Cộng đồng càng có nhiều cái chung,

chẳng hạn như sự am hiểu và dung hòa các giá trị và thái độ sống, cộng đồng sẽ càng mạnh. (Sự phân biệt chủng tộc, định kiến và ganh ghét làm suy yếu bất cứ cộng đồng hay tổ chức nào).

Dịch vụ công cộng:

Các công trình và dịch vụ công cộng (đường xá, chợ, nước sạch, y tế, giáo dục) và tình trạng sử dụng (bảo trì và sửa chữa), sự bền vững và mức độ được tiếp cận chúng của mọi thành viên cộng đồng. Mức độ tiếp cận càng nhiều, cộng đồng càng trở nên mạnh. (Đo lường năng lực cộng đồng bao gồm

cả các trang thiết bị, công cụ, vật tư cung ứng, tiếp cận dịch vụ vệ sinh công cộng,và các cơ sở vật chất khác dành cho làm việc, vấn đề cá nhân và sức khỏe.

Giao tiếp:

Trong một cộng đồhông và giữa các cộng đồng với nhau, thông tin liên lạc có thể được truyền đi bằng đường bộ, các phương tiện điện tử (điện thoại, đài, ti vi, internet) hay in ấn (tạp chí, sách, báo), các mạng liên lạc, ngôn ngữ hiểu được bởi hai bên, văn học và sự sẵn sàng cũng như khả năng giao tiếp (sự nhạy bén, tinh tế, sẵn sàng lắng nghe và đối thoại). Sự giao tiếp càng cao, cộng đồng càng mạnh. (Đối với một tổ chức, đó là các phương tiện, trang thiết bị truyền thông sẵn có cho nhân viên). Thông tin liên lạc kém có nghĩa là một cộng đồng hay tổ chức yếu.

Sự tự tin:

Sự tự tin của toàn thể cộng đồng được thể hiện qua các cá nhân như thế nào? Chẳng hạn như sự tin rắng cộng đồng có thể làm được những điều mà nó muốn. Đó là những thái độ tích cực, sự sẵn sằng, tự động viên, sự đam mê, lạc quan, và tự chủ chứ không phải thái độ phụ thuộc, là sự sẵn sàng tranh đấu vì quyền lợi của cộng đồng chứ không phải sự thờ ơ và tư lợi, là tầm nhìn về những điều có thể. Sự gia tăng sức mạnh có nghĩa là gia tăng sự tự tin. Hoàn cảnh (Chính trị và cai quản):

Một cộng đồng mạnh sẽ có khả năng trở nên mạnh hơn nếu nó tồn tại trong một môi trường thuận lợi cho việc phát huy sức mạnh đó. Môi trường đó bao gồm (1) chính trị (thái độ và hệ giá trị của các nhà lãnh đạo quốc gia, luật pháp và lập pháp) và (2) sự cai quản (thái độ của công chức, các quy định và thủ tục của chính quyền). Môi trường lập pháp. Khi các chính trị gia, lãnh đạo và công chức cũng như các quy định và luật lệ đi theo phương thức cung cấp một cách áp đặt, cộng đồng sẽ yếu đi, nhưng nếu theo phương thức cho phép cộng đồng tự hành động trên cơ sở tự giúp mình, cộng đồng sẽ mạnh lên. Các cộng đồng chỉ mạnh lên nếu tồn tại trong môi trường cho phép.

Thông tin:

Không chỉ đơn thuần là có thông tin liên lạc, sức mạnh của cộng đồng phụ thuộc vào việc xử lý và phân tích thông tin như thế nào, mức độ hiểu biết, kiến thức và nhận thức giữa các thành viên chủ chốt và giữa các nhóm chính trong cộng đồng ra sao. Khi thông tin hiệu quả và hữu ích hơn chứ không phải là nhiều hơn, cộng đồng sẽ mạnh. (Lưu ý rằng nhân tố thông tin khác với nhân tố giao tiếp trình bày ở trên).

Mức độ hiệu qủa của việc thúc đẩy cộng đồng (động viên, đào tạo quản lí, nâng cao nhận thức) như thế nào? Các nguồn lực trong và ngoài cộng đồng có làm cho cộng đồng trở nên suy yếu hay thử thách cộng đồng trở nên mạnh hơn? Sự tham gia của cộng đồng là bền vững hay chỉ phụ thuộc vào các nhà tài trợ với những mục tiêu và lịch trình khác nhau? Khi một cộng đồng có nhiều nguồn thúc đẩy, nó sẽ có nhiều sức mạnh.

Khả năng lãnh đạo:

Các nhà lãnh đạo có quyền lực, sức ảnh hưởng và khả năng để chuyển dịch cộng đồng. Lãnh đạo càng hiệu quả, cộng đồng càng mạnh. Tất nhiên đây không phải là nơi để tranh luận về lý tưởng theo đuổi giữa dân chủ hay tham gia, đối lập với độc tài, chuyên quyền, nhưng sự lãnh đạo hiệu quả và bền vững nhất (nhằm củng cố sức mạnh cộng đồng chứ không phải để củng cố quyền lực) phải là sự lãnh đạo tuân theo những quyết sách và mong muốn của toàn thể cộng đồng, với vai trò thúc đẩy và hỗ trợ. Nhà lãnh đạo phải sở hữu những kĩ năng, sự sẵn sàng và sự mềm mỏng.

Hệ thống các mối quan hệ:

Nguồn gốc của sức mạnh không chỉ đến từ những gì bạn biết mà còn từ

những ai bạn biết. (Người ta vẫn nói đùa rằng được để được tuyển dụng, bạn không chỉ cần biết làm gì mà còn cần biết những người cần biết). Mức độ các thành viên cộng đồng đặc biệt là các nhà lãnh đạo biết về các cá nhân (hay cơ quan, tổ chức của họ), những người mà có thể cung cấp những nguồn lực hỗ trợ cộng đồng như thế nào? Những mối liên kết hữu ích dù đã được biết đến hay dưới dạng tiềm năng tốn tại trong và cả với bên ngoài cộng đồng. Hệ thống đó càng hiệu quả, cộng đồng, tổ chức càng mạnh. (Sự cô lập chỉ làm cộng đồng yếu đi).

Sự tổ chức:

Mức độ mà các thành viên cộng đồng tự nhìn nhận mình như là một mắt xích trong toàn thể cộng đồng (đối lập với tập hợp một nhóm cá thể), bao gồm (theo ý nghĩa xã hội học) sự thống nhất về tổ chức, cấu trúc, tiến trình, quá trình ra quyết sách, hiệu quả, phân công lao động và các chức năng vai trò bổ sung. Càng được tổ chức hiệu quả, năng lực cộng đồng càng tăng.

Quyền lực chính trị:

Mức độ theo đó các thành viên cộng đồng có thể tham gia vào quá trình ra quyết sách ở cấp trung ương và địa phương. Cũng như việc các thành viên trong một cộng đồng có mức độ quyền lực khác nhau, các cộng đồng trong một địa phương hay một quốc gia cũng vậy. Một cộng đồng hay tổ chức được thực hiện nhiều quyền hơn, năng lực càng cao hơn.

Khả năng thể hiện bởi các cá nhân, đóng góp cho sự tổ chức cộng đồng và khả năng đạt được những gì mà cộng đồng muốn. Đó là các kĩ năng công nghệ kỹ thuật, các kĩ năng tổ chức, quản lí động viên. Cộng đồng càng đạt được và sử dụng được nhiều kĩ năng, cộng đồng đó càng trở nên mạnh hơn. Sự tin cậy:

Mức độ các thành viên cộng đồng tin cậy lẫn nhau, đặc biệt là với các nhà lãnh đạo công chức. Điều này phản ánh mức độ thống nhất trong cộng đồng (sự trung thực, sự tín nhiệm, sự cởi mở, sự minh bạch, sự tin tưởng). Sự tin cậy càng cao cộng đồng càng mạnh. (Sự dối trá, tham nhũng, bòn rút nguồn lực đóng góp cho sự suy yếu của cộng đồng).

Sự thống nhất:

Một nhận thức chung của các thành viên cộng đồng rằng họ thuộc về một thực thể lớn, dù họ có những khác biệt (tôn giáo, giai cấp, địa vị, thu nhập, tuổi tác, giới tính, sắc tộc), mức độ mà các thành viên cộng đồng sẵn sàng dung hòa những dị biệt để làm việc và hợp tác cùng nhau, tìm kiếm nhận thức về mục tiêu, tầm nhìn và những giá trị chung. Khi một cộng đồng hay tổ chức trở nên thống nhất, nó mạnh hơn. (Thống nhất không có nghĩa là cào bằng ai cũng như ai mà là sự hòa hợp những dị biệt cho mục đích chung). Sự giàu có:

Mức độ mà tất cả các thành viên cộng đồng (chứ không chỉ vài cá nhân) có thể kiểm soát các nguồn lực thực có cũng như tiềm năng, bao gồm sự sản xuất và phân phối hàng hóa và dịch vụ, các nguồn lực tiền tệ và cả phi tiền tệ (sức lao động, đất đai, trang thiết bị, vật tư, tri thức, kĩ năng). Cộng đồng càng giàu có thì càng mạnh. (Khi các cá nhân, gia đình hay các phân nhóm tham lam tích trữ của cải cho riêng mình trên lợi ích của cộng đồng, cộng đồng sẽ bị suy yếu).

Một phần của tài liệu SỰ THAM GIA CỦA CỘNG ĐỒNG LÀ CHÌA KHÓA ĐỂ PHÁT HUY SỨC MẠNH CỘNG ĐỒNG (Trang 116 - 119)