Chu trình động viên Bài của Tiễn sĩ Phil Bartle

Một phần của tài liệu SỰ THAM GIA CỦA CỘNG ĐỒNG LÀ CHÌA KHÓA ĐỂ PHÁT HUY SỨC MẠNH CỘNG ĐỒNG (Trang 89 - 91)

Bài dịch của: Lua Nguyen

Tài liệu sử dụng và tham khảo dành cho đào tạo

Chi tiết mỗi quá trình trong chu trình

Tài liệu này xem xét mỗi quá trình trong chu trình động viên. Mỗi quá trình được giải thích một cách ngắn gọn và nên được xem xét cùng với Chu trình động viên báo cáo hội thảo một trang. Chu trình này được minh họa trong Các minh họa khuyến khích chu trình

Giới thiệu

Chu trình động viên đôi khi còn có tên gọi "chu trình khuyến khích sự tham gia của cộng đồng", "chu trình phát triển cộng đồng", "chu trình hoạt động xã hội". Đó là một loạt những liên hệ (do một hay nhiều người động viên tiến hành) được thiết kế nhằm khuyến khích sự tham gia của cộng đồng vào những quyết định ảnh hưởng tới sự phát triển của cộng đồng.

"Chu trình" là một quá trình luôn được lặp đi lặp lại, mỗi lần lặp lại lại được xây dựng dựa trên những thành công, những sai sót hay những bài học được rút ra từ trước.

Chu trình

 Là một chuỗi những xen kẽ theo một trật tự logic và tăng dần.

 Được tiến hành bởi một (hay nhiều) người động viên hợp pháp, được ủy quyền và được tín nhiệm.

 Sử dụng lựa chọn hành động của cộng đồng là phương tiện để củng cố, tự nó không phải là kết thúc.

 Yêu cầu người động viên phải được thông báo và nhanh nhạy với các đặc điểm của cộng đồng.

 Có thể được một bộ hay ban ngành ở cấp độ trung ương hay địa phương, hoặc cũng có thể do một tổ chức phi chính phủ tiến hành.  Không có nguồn gốc từ dưới lên, dựa trên cộng đồng hay từ cộng đồng,

nhưng mục đích nhằm củng cố từ dưới lên dựa trên cộng đồng hay từ cấp cơ sở là mục đích của mình.

 Tăng cường (khuyến khích, hỗ trợ, đào tạo các kỹ năng cần thiết, và hỗ trợ) sự tham gia của cộng đồng vào quá trình quản lý và quyết định tất cả những hành động ảnh hưởng đến toàn cộng đồng.

Các bước chính

 Được liên kết một cách lô gic với nhau và với toàn bộ chu trình.

 Tất cả đều phải có mặt (sự vắng mặt của bất cứ ai cũng sẽ làm giảm đi ảnh hưởng của nó).

 Được bắt đầu theo thứ tự, mặc dù có thể có sự chồng chéo và sự chắp ghép.

Sự tham gia của tất cả các thành viên của một cộng đồng đích (bất luận các đặc điểm về sinh học hay xã hội...) là điều rất cần thiết đối với việc giảm nghèo và củng cố cộng đồng. Trong CDP " tham gia", một cách chi tiết có nghĩa là toàn cộng đồng chứ không phải chỉ có một số thành phần của cộng đồng) tham gia vào việc điều hành và quyết định.

Những quyết định chính cần đưa ra, và việc điều hành sẽ được thực hiện, bao gồm việc đánh giá tình hình (những nhu cầu và tiềm năng); quyết định các vấn đề ưu tiên (từ đó tìm ra các mục đích và mục tiêu); lên kế hoạch hành động (hoạt động cộng đồng, kế hoạch, thiết kế đồ án); thực hiện, quản lý và đánh giá kết quả của chúng.

Toàn bộ cộng đồng phải chịu trách nhiệm (không đổ trách nhiệm đó cho bên nào khác)

Khuyến khích đóng góp các nguồn (ví dụ như: quyên góp tiền của, lao động công ích), đối thoại và tham khảo các cơ quan bên ngoài. mặc dù "việc tham gia" (trong chiến lược này) toàn diện hơn và bao hàm hơn "sự đóng góp" và "sự bàn bạc"

Một phần của tài liệu SỰ THAM GIA CỦA CỘNG ĐỒNG LÀ CHÌA KHÓA ĐỂ PHÁT HUY SỨC MẠNH CỘNG ĐỒNG (Trang 89 - 91)