Trở nên mạnh hơn qua hành động:

Một phần của tài liệu SỰ THAM GIA CỦA CỘNG ĐỒNG LÀ CHÌA KHÓA ĐỂ PHÁT HUY SỨC MẠNH CỘNG ĐỒNG (Trang 105 - 107)

Bạn sẽ nhận được nhiều lời khuyên là hãy sử dụng những phương pháp nhằm trao quyền cho cộng đồng chứ không phải để khuyến khích sự phụ thuộc của cộng đồng.

Đôi khi chúng ta dùng thuật ngữ"phương thức viện trợ" để chỉ những phương thức giúp đỡ làm gia tăng sự phụ thuộc Bản thân sự viện trợ xét về phương diện nào đó không phải là xấu bởi vì nó dựa trên sự rộng lượng, một giá trị đạo lí mà chúng ta hết lòng ủng hộ.

Khi nhắc đến phương thức viện trợ, chúng ta muốn nói đến cách thức giúp đỡ những cộng đồng nghèo và không có quyền lực trở nên phụ thuộc. Sự viện trợ thường khiến cho người nhận chờ đợi thêm những lần viện trợ khác. Chúng kéo dài tình trạng nghèo đói. Chúng duy trì vị thế của người cho. Nếu bạn cho ai cái gì đó họ cần thì tạm thời bạn có thể thỏa mãn nhu cầu đó của

họ. Nhưng chắc chắn rằng khi nhu cầu của họ phát sinh, họ sẽ tìm đến bạn lần thứ hai.

Điều này cũng không có gì là xấu. Đó là bản chất của con người nhằm duy trì sự sống còn của mình.

Nếu bạn muốn họ trở nên tự chủ, bạn cần tìm ra điều gì họ cần nhất. Bạn hãy tiếp tục tìm kiếm những cách thức giúp họ nỗ lực làm việc và tranh đấu để đạt được điều đó để khi cần, họ sẽ không đi cầu xin sự trợ giúp của bên ngoài. Nếu họ đạt được thứ đó mà không mất gì, họ sẽ không bao giờ biết được giá trị của nó.

Trong trang này, bạn sẽ gặp rất nhiều ví dụ so sánh lĩnh vực thể thao với phương thức trao quyền . Vị huấn luyện viên sẽ không chống đẩy thay cho các vận động viên hay thực hành đưa những quả bóng vào rổ cho họ. Vận động viên muốn trở nên khỏe mạnh và nâng cao được năng lực chuyên môn, anh ta sẽ phải tự mình luyện tập.

Một ví dụ khác đó là phương pháp vật lí trị liệu. Nếu bạn bị thương và mất khả năng sử dụng một cánh tay, bạn sẽ tìm đến sự giúp đỡ của các bác sĩ vật lí trị liệu. Bác sĩ sẽ di chuyển cánh tay làm mẫu cho bạn biết bạn cần vận động nó như thế nào cho đúng cách. Việc luyện tập theo đó sẽ hoàn toàn là do bạn. Tất nhiên đó là một quá trình thực hành đau đớn và không hề dễ chịu chút nào. Nhưng vì bạn muốn cánh tay hoạt động tốt hơn. Và chỉ bằng việc chịu khó rèn luyện, bạn mới có thể trở lại khỏe mạnh bình thường mà không cần đến sự giúp đỡ của vị bác sĩ đó nữa.

Nếu huấn luyện viên tập luyện thay cho vận động viên, vận động viên sẽ không bao giờ trở lên mạnh hơn. Nếu bác sĩ vật lí trị liệu vận động thay cho bệnh nhân, bệnh nhân sẽ không bao giờ hoạt động trở lại được như thường. Nếu người hoạt động cộng đồng làm mọi việc thay cho cộng đồng, cộng đồng sẽ mãi phụ thuộc. Nghèo đói và yếu kém sẽ kéo dài liên miên.

Phương pháp trao quyền cho cộng đồng bắt đầu bằng việc bạn xác định những gì cộng đồng thực sự muốn (bằng một buổi phát huy ý kiến ) và sau đó bạn chỉ cho các thành viên cộng đồng làm thế nào để đạt được điều đó. Đó chính là quá trình nỗ lực rèn luyện để tăng cường sức mạnh cộng đồng. Tại sao phải lựa chọn cộng đồng để trao quyền?

Nếu mục đích thúc đẩy cộng đồng là để tăng thêm quyền lực, năng lực và sự giàu có cho cộng đồng, tại sao chúng ta phải lựa chọn cộng đồng để trao quyền?

Thế giới vốn không công bằng, luôn có sự bất bình đẳng, xung đột và đối xử tàn bạo giữa con người với con người. Cuộc sống vốn không công bằng và chúng ta đặt ra cho mình những mục tiêu để làm cho nó tốt đẹp hơn.Một

trong số những mục tiêu đó là biến đổi thế giới, giúp đỡ người nghèo trở nên độc lập khỏi viện trợ và thoát khỏi đói nghèo. Nhiều người chỉ nhằm làm giàu cho bản thân mình nhưng đó là một mục tiêu rất hời hợt và không bao giờ trọn vẹn (càng giàu, họ càng muốn mình giàu hơn nữa, lòng tham của con người là vô đáy). Dù không có bằng chứng hiển nhiên hay thậm chí là hi vọng rằng thế giới sẽ trở nên tốt đẹp hơn và nghèo đói sẽ không còn tồn tại, nỗ lực vì những mục tiêu trên sẽ gặt hái được những thành quả xứng đáng.

Như thế chúng ta cũng có thể nỗ lực động viên và trao quyền cho một cộng đồng tương đối giàu nhưng công việc sẽ thiếu động lực hơn khi trao quyền cho các cộng đồng thu nhập thấp. Những phương pháp trình bày trên trang web này có thể áp dụng cho cả hai trường hợp.

Khi giúp đỡ các cộng đồng nghèo, bạn có mục tiêu rõ ràng hơn. Bạn cũng có thể chọn lựa một cộng đồng vì đó là nơi bạn được sinh ra, nhưng mục tiêu cũng có thể nửa vời, không nhất quán như khi bạn hoạt động vì cộng đồng thu nhập thấp.

Những tài liệu trên trang web này chủ yếu áp dụng cho những cộng đồng thu nhập thấp và năng lực yếu. Chúng được viết ra và đưa lên Internet hoàn toàn có mục đích, tất nhiên không phải vì mục đích thương mại. Đây là một nhân tố, một lực lượng không thể thiếu trong cuộc chiến chống đói nghèo.

Chúng ta cũng cần nhắc lại câu nói: "Viện trợ hãy dành cho quê hương trước tiên". Việc ai đó gây quỹ và phân phát trươc hết cho những người nghèo ở quê hương họ là hoàn toàn ích kỉ và thiển cận. Thật không may là nhiều người còn tin rằng công việc đó không những chỉ nên bắt đầu ở quê hương mà còn nên chỉ dành cho quê hương mà thôi.

Thế giới đều là con người và chúng ta có quan hệ mật thiết với nhau. Thế giới là một gia đình lớn. Những người khốn khổ ở những quốc gia nghèo đói xa xôi và cô lập kia cũng là anh em của chúng ta. Nếu chúng ta có thể giúp đỡ họ, cuộc sống của chúng ta sẽ trở nên ý nghĩa hơn. Nếu chúng ta có thể giúp họ, hãy tập trung vào việc làm cho họ trở nên độc lập hơn và có khả năng tự giúp mình trong tương lai.

Nếu chúng ta có thể chọn lựa cộng đồng để động viên, hãy lựa chọn những cộng đồng thu nhập thấp không quyền lực và năng lực. Như thế bạn sẽ thấy công việc của mình có ý nghĩa hơn rất nhiều.

Một phần của tài liệu SỰ THAM GIA CỦA CỘNG ĐỒNG LÀ CHÌA KHÓA ĐỂ PHÁT HUY SỨC MẠNH CỘNG ĐỒNG (Trang 105 - 107)