Đánh giá chung về quản lí rủi ro TD tại SGDI – NHCTVN

Một phần của tài liệu Tăng cường quản lí rủi ro tín dụng tại Sở giao dịch I – Ngân hàng Công thương Việt Nam (Trang 41)

2.4.1. Thực trạng rủi ro TD tại SGDI – NHCTVN

a. Nợ quá hạn

Bảng 2.5: Tỷ lệ và diễn biến nợ quá hạn của SGDI – NHCTVN giai đoạn 2005-2007

Chỉ tiêu 2005 2006 2007

Nợ quá hạn (tỷ đồng) 7,2 1,5 0

Nợ quá hạn/Tổng dư nợ (%) 0,26 0,05 0

(Nguồn số liệu: Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh của SGD I - NHCT VN)

Số trên cho thấy trong 3 năm qua: tỷ lệ nợ quá hạn liên tục giảm từ 7,2 tỷ đồng (2005) xuống còn 1,5 tỷ đồng (2006) tức là giảm 64% tương đương 5,7 tỷ đồng, năm 2007 không có nợ quá hạn. Trong khi đó tỷ lệ nợ quá hạn/tổng dư nợ của Sở cũng liên tục giảm qua các năm là 0,26% (2005), 0,05% (2006) giảm 0,21% (tương đương giảm 80,7%) so với năm trước 0% (2007) và thấp hơn nhiều so với mặt bằng chung toàn ngành là 2%. Có thể nói, công tác quản lí rủi ro của đã đạt được kết quả tốt. Đặc biệt trong năm 2007 tỷ lệ quá hạn là 0% cho thấy kết quả kế hoạch quản lí rủi ro TD các năm qua đã đi đúng hướng.

Biểu đồ: 2.2: Tỷ lệ nợ quá hạn

Tuy vậy có thể (theo biểu đồ) thấy tốc độ giảm (tính theo %) của nợ quá hạn thấp hơn tốc độ giảm của tỷ lệ nợ quá hạn, một phần do tổng dư nợ cho vay tăng chậm, phần khác cho thấy khả năng quản lí nợ có vấn đề của Sở còn chưa ổn định.

Sau khi Quyết định số 493/2005/QĐ – NHNN ngày 22/4/2005 được ban hành, theo chỉ thị của NHCTVN, SGD I đã thực hiện phân loại nợ kể từ 09/06/2005 theo Quyết định số 234/QĐ-HĐQT-NHCT37 và được sửa đổi bổ sung bằng quyết định số 296/ QĐ-HĐQT-NHCT37 ngày 01/8/2007. Năm 2006, Sở phân loại nợ cần chú ý (loại 2) là 1,17 tỷ đồng; nợ dưới tiêu chuẩn (loại 3) là 299 triệu đồng, loại này thuộc nợ xấu chiếm 0,01% tổng dư nợ. Năm 2007 gia hạn nợ là 6,5 tỷ đồng.

Đối với các khoản nợ quá hạn khó đòi, NH đã thực hiện nhiều biện pháp tích cực để thu hồi nợ như phát mại tài sản, bám sát đôn đốc khách hàng trả nợ khi có nguồn thu…, kết quả năm 2005 thu về 1,932 tỷ đồng, năm 2006 thu về 1,2 tỷ đồng chưa hoàn thành so với kế hoạch được giao (sau khi thu về sẽ được hạch toán vào thu nhập khác). Theo điều 13 của Quyết định 296 các khoản nợ mà được xử lí rủi ro mà chi nhánh đã sử dụng

được xử lí rủi ro mà vẫn chưa thu được nợ, hội đồng XLRR chi nhánh xác định khoản nợ không còn khả năng thu nợ thì chi nhánh lập hồ sơ trình lên Hội đồng xử lí rủi ro NHCTVN xem xét cho xuất toán khoản nợ này ra khỏi ngoại bảng.

Cũng theo chỉ thị của NHCTVN, Sở cũng đã tăng tỷ lệ cho vay có tài sản đảm bảo, năm 2005 tăng tỷ lệ cho vay có tài sản đảm bảo so với năm 2004 là 9%, năm 2006 tỷ lệ này là 38% trong tổng dư nợ và năm 2007 là 39%.

b. Các chỉ tiêu khác

* Điểm của khách hàng:

Sở giao dịch I áp dụng mô hình đánh giá rủi ro TD: mô hình định lượng với cả 2 công cụ là chấm điểm TD và xếp hàng khách hàng

- Đối với nhóm khách hàng là DN: để tiến hành chấm điểm TD và xếp hạng các DN này, đầu tiên cán bộ TD chấm điểm TD phải tiến hành thu thập thông tin về KH, xác định ngành nghề kinh doanh; sau đó tiến hành chấm điểm về quy mô DN (với các tiêu chí như: nguồn vốn kinh doanh, lao động, doanh thu thuần, nộp ngân sách), các DN được xếp loại quy mô lớn, vừa và nhỏ:

Điểm Quy mô

Từ 70 – 100 điểm Lớn

Từ 30 – 69 điểm Vừa

Dưới 30 điểm Nhỏ

Tiếp đó chấm điểm các chỉ số tài chính và phi tài chính (theo các chỉ tiêu như phần 2.2.5). Trong đó:

Chỉ tiêu DNNN DN ngoài quốc doanh (trong nước) DN đầu tư nước ngoài

Lưu chuyển tiền tệ 20% 20% 27%

Năng lực kinh nghiệm quản lí 27% 33% 27%

Tình hình và uy tín giao dịch đối với Sở 33% 33% 31%

Môi trường kinh doanh 7% 7% 7%

Các đặc điểm hoạt động khác 13% 7% 8%

Tổng 100% 100% 100%

+ Tổng hợp điểm TD theo 2 tiêu chí này:

Chỉ tiêu Thông tin tài chính

không được kiểm toán

Thông tin tài chính được kiểm toán

Phi tài chính 60% 45%

Tài chính 40% 55%

Cuối cùng là tổng hợp điểm đã chấm theo các chỉ tiêu trên và xếp hạng các DN theo các mức như sau:

Hạng Số điểm đạt được Mức độ rủi ro

AA+ (loại tối ưu) 92,4 – 100 Thấp nhất

AA (loại ưu) 84,8 – 92,3 Thấp nhưng về dài hạn

AA- (loại tốt) 77,2 – 84,7 Thấp

BB+ (loại khá) 69,6 – 77,1 Trung bình

BB (loại trung bình khá) 62 – 69,5 Trung bình

BB- (loại trung bình) 54,4 – 61,9 Cao

CC+ (loại dưới trung bình) 46,8 – 54,3 Cao, là mức cao nhất

CC (loại xa dưới trung bình) 39,2 – 46,7 Rất cao

CC- (loại yếu kém) 31,6 – 39,1 Rất cao

- Đối với nhóm khách hàng cá nhân: đầu tiên cũng là thu thập thông tin, sau đó là tổng hợp các điểm chấm về các thông tin cá nhân cơ bản và tiêu chí quan hệ với NH và xếp hạng:

Loại Số điểm đạt được Mức độ rủi ro

AA+ >=401 Thấp AA 351 - 400 Thấp AA- 301 - 350 Thấp BB+ 251 - 300 Thấp BB 201 - 250 Trung bình BB- 151 - 200 Trung bình CC+ 101 - 150 Trung bình CC 51 - 100 Cao CC- 0 - 50 Cao C <0 Cao

- Đối với nhóm khách hàng là tổ chức TD: thu thập thông tin rồi chấm điểm về các chỉ tiêu tài chính và phi tài chính, sau đó tổng hợp điểm và xếp hạng: Loại Tổng điểm tín nhiệm Mức độ rủi ro AAA 76 - 100 Thấp AAa 66 - 75 Thấp BBB 56 - 65 Trung bình BBb 46 - 55 Trung bình CCC 36 - 45 Cao CCc 26 - 35 Cao DDD 0 - 25 Rất cao

đối với khoản vay không có tài sản đảm bảo thì nó là 1 trong 5 chỉ tiêu đánh giá có cho vay không. Các chỉ tiêu đó bao gồm:

1. Vốn lưu động ròng >0

2. Tỷ lệ lợi nhuận/vốn chủ sở hữu >5% 3. Tự tài trợ

4. Báo cáo tài chính có kiểm toán, biên bản thanh tra thuế 5. Chấm điểm TD

Ưu nhược điểm của hệ thống chấm điểm này của Sở:

- Ưu điểm: Mặc dù mới được áp dụng từ năm 2004 nhưng hệ thống chấm điểm TD tỏ ra có hiệu quả và góp phần giảm thiểu rủi ro TD.

+ Hệ thống phân chia các chỉ tiêu chấm điểm khá chi tiết đối với từng loại khách hàng, do đó lượng hóa được rủi ro của KH vay vốn, tạo ra cơ sở quyết định cho các bộ TD.

+ Hệ thống này tăng tính khách quan cho quá trình ra quyết định, là một trong các điều kiện để quyết định có cho vay hay không, nó giúp NH giảm bớt áp lực dựa vào tài sản đảm bảo, tăng khách hàng của NH đồng thời giảm bớt rủi ro từ vấn đề đạo đức của cán bộ NH trong việc cho người thân quen vay.

Như vậy hệ thống chấm điểm TD trên là khá tin cậy và chính xác, không chỉ đối với cho vay trong và còn có thể áp dụng trong hợp tác quốc tế.

- Tuy vậy, hệ thống này còn tồn tại các khuyết điểm:

+ Nguồn thông tin thu thập còn chưa đáng tin cậy trong khi hệ thống này yêu cầu rất nhiều các thông tin có liên quan, đặc biệt trong tình hình nước ta hiện nay chưa có thói quen cung cấp các thông tin. Mặt khác trong bảng so sánh thang điểm với các tổ chức quốc tế còn chưa trùng khớp do đặc điểm kinh doanh ở nước ta. Do đó nó làm giảm độ tin cậy từ chấm điểm TD.

+ Việc áp dụng công nghệ trong chấm điểm TD còn hạn chế vì tại Sở hiện nay chưa có hệ thống chấm điểm tự động, làm giảm tính chính xác của hệ thống này.

* Mức độ đa dạng của TD

Trong 3 năm gần đây dư nợ cho vay đối với doanh nghiệp nhà nước liên tục tăng nhẹ từ 74,2% (2005) lên 75,5% (2007) trong khi cho vay ngoài quốc doanh có xu hướng giảm nhẹ từ 25,8% (2005) xuống còn 24,5% (2007).

Bảng 2.6: Tỷ trọng cho vay trong các thành phần kinh tế

(Đơn vị: tỷ đồng) Chỉ tiêu 2005 2006 2007 Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%)

Dư nợ cho vay: 2788 100 2777 100 3101 100

Kinh tế quốc doanh 2066 74,2 1082 75 2341 75,5

Kinh tế ngoài quốc doanh 722 25,8 695 25 760 24,5

(Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh của SGD I - NHCT VN)

Tỷ lệ cho vay tiêu dùng và dịch vụ có tăng từ 3,3% (so với tổng dư nợ cho vay) - tương đương với 92 tỷ đồng (2005) lên 6,9% - tương đương 215 tỷ đồng; song đối tượng cho vay công nghiệp vẫn chiếm tỷ trọng lớn từ 54,9% - tương đương với 1530 tỷ đồng (2005) và 50% tương đương với 1551 tỷ đồng (2007). Điều này có nguy cơ làm gia tăng khả năng rủi ro TD của NH song nhờ có chính sách TD hợp lí mà trong năm 2007 chất lượng TD đạt khá tốt, tuy nhiên những nó cũng cho thấy nguy cơ TD tiềm ẩn mà NH phải gánh chịu nếu không có các giải pháp tốt hơn.

2.4.2. Đánh giá chung về tình hình quản lí rủi ro TD tại SGDI-NHCTVN NHCTVN

2.4.2.1. Các kết quả đạt được

Có thể khẳng định rằng tình hình quản lí rủi ro TD tại SGDI hiện nay là đúng hướng và khá chất lượng

- Việc thực hiện thị của NH CTVN cho SDGI áp dụng mô hình tổ chức mới do World bank tài trợ về hiện đại hoá NH đã phát huy hiệu quả theo đó tổ chức TD theo mô hình hiện đại nhờ đó việc tiến hành quản lí TD độc lập. Sự ra đời của phòng Quản lí TD vào năm 2006 càng hoàn thiện hơn mô hình TD. Do vậy không chỉ hiệu quả quản lí TD được nâng cao mà chất lượng TD ngày càng tốt hơn. Đến năm 2007, không có nợ quá hạn là một con số đầy ấn tượng về kết quả mà Sở đã đạt được.

Bên cạnh đó, việc ứng dụng công nghệ thông tin vào toàn bộ hoạt động của hệ thống NH như các dịch vụ mang tính tự động hoá cao: dịch vụ thẻ, thanh toán điện tử liên NH, hệ thống lưu trữ và truyền số liệu nội bộ, hệ thống SWIFT, nhờ đó mà công tác quản lí và theo dõi nợ diễn ra nhanh chóng và thuận lợi hơn

- Trong thời gian qua, hầu hết các văn bản liên quan đến chính sách quản lí rủi ro đã được quan tâm chỉnh sửa và cập nhật như hệ thống chấm điểm khách hàng định kì được xem xét lại 6 tháng một lần, các quyết định 234 và 296 về việc áp dụng quyết định 493 và quyết định 18 của NHNN về phân loại nợ và trích lập dự phòng…

Năm 2007, SDG I đã tiến hành trích lập 23255,6 triệu dự phòng chung trong đó bảo lãnh và L/C là 3747 triệu đồng. Dự phòng cụ thể là 3525 triệu đồng.

- Về đội ngũ cán bộ, tại Sở hiện nay, cán bộ thực hiện công tác TD và quản lí rủi ro TD đều có trình độ đại học và trên đại học, hàng năm đều tổ chức các buổi học nghiệp vụ và kiểm tra nghiệp vụ của các bộ này. Đa số cán bộ đều là những người nhiệt tình, có trách nhiệm trong công tác. Chất lượng cán bộ cải thiện là một trong những nguyên nhân làm tăng chất lượng công tác quản lí rủi ro TD của Sở.

2.4.2.2. Hạn chế và nguyên nhân của hạn chế

a. Hạn chế

Mặc dù đã có rất nhiều cố gắng và đã đạt một số thành tựu đáng kể trong việc hạn chế rủi ro song công tác quản lí rủi ro của SGD I-NHCTVN còn tồn tại một số hạn chế sau:

- Việc thu hồi nợ đọng ngoại bảng còn gặp nhiều khó khăn do gặp một số vướng mắc về mặt thủ tục hoặc do thái độ chống đối của khách hàng.

- Sự thiếu đa dạng trong quan hệ khách hàng có thể thấy: vốn tập trung cho một số khách hàng lớn mà chủ yếu là các doanh nghiệp nhà nước (khoảng 75,5%), như vậy quy mô tài trợ cho doanh nghiệp ngoài quốc doanh là khá nhỏ bé, sự chuyển dịch cơ cấu TD còn chậm: như tỷ trọng cho vay đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ còn thấp, cho vay tiêu dùng và dịch vụ có chuyển biến song không nhiều so với các ngành truyền thống.

- Các biện pháp hạn chế rủi ro chưa phát huy được hiệu quả cao như tỷ lệ cho vay có tài sản đảm bảo còn thấp và tăng chậm, việc mua bảo hiểm TD thực hiện ít và chưa thực hiện mua bán nợ.

- Mặc dù đội ngũ cán bộ có trình độ, nhanh nhẹn và nhiệt tình song vì tuổi đời còn trẻ, chưa tích luỹ được kinh nghiệm nên trong nhiều trường hợp không thể lường hết được các rủi ro.

Các hạn chế trên đã gây ra các rủi ro tiềm tàng mà NH sẽ luôn phải đối đầu. Vậy nguyên nhân của các tồn tại trên là:

b. Nguyên nhân của hạn chế:

- Sự thiếu thốn về cán bộ TD có trình độ chuyên môn dẫn đến việc tuyển chọn các cán bộ trẻ, chưa có kinh nghiệm, đồng thời khi tuyển dụng phải mất thời gian; chi phí đào tạo và đào tạo lại. Khối lượng công việc quá lớn cũng là nguyên nhân gây ra sai sót làm ảnh hưởng đến chất lượng TD.

Mặt khác, sự phân công các cán bộ còn thiếu hợp lí. Sự phân công này dựa vào cơ sở số khách hàng, mức dư nợ, theo địa bàn hoạt động hay ngành nghề trong khi đó để đảm bảo yêu cầu TD hiệu quả, cán bộ TD phải hiểu biết sâu sắc về một lĩnh vực nào đó, do đó cán bộ TD cần phải chuyên môn hoá hơn trong lĩnh vực khách hàng của mình.

- Sự ra đời của phòng mới là phòng quản lí rủi ro TD mặc dù đã phát huy được nhiều mặt tích cực song bộc lộ một số hạn chế trong việc liên kết phối hợp giữa các phòng và trong quy trình TD làm gia tăng các rủi ro tiềm ẩn. Ngoài ra chính sách TD của NH còn chưa cập nhật, gây khó khăn cho cán bộ TD trong việc xử lí các vấn đề mới phát sinh.

- Đối tượng cho vay chủ yếu về phía DN của NH là các DNNN bởi mối quan hệ truyền thống giữa với NHNN, và bởi nhu cầu lớn và khả năng cho vay lớn. Do vậy khả năng kinh doanh của các DN này ảnh hưởng rất nhiều đến rủi ro TD của NH.

- Mặc dù đặt kế hoạch tăng cho vay đối với các DN vừa và nhỏ song việc này còn gặp nhiều khó khăn do các DN này không có đủ các điều kiện cho vay nên Sở còn gặp khó khăn trong công tác đa dạng hoá các khoản cho vay nhằm hạn chế rủi ro TD.

- Việc giải quyết nợ tồn đọng còn gặp nhiều khó khăn do khách hàng chây ì, không chịu trả nợ hoặc có những khách hàng làm ăn chỉ hòa vốn không có khả năng trả nợ.

- Môi trường kinh tế

Trong mấy năm trở lại đây, nước ta luôn giữ được tốc độ tăng trưởng kinh tế cao. Tuy nhiên, bên cạnh đó chúng ta cũng phải đối diên với rất nhiều các thách thức: tình trạng lạm phát khá cao, lượng ngoại tệ đổ vào quá nhiều trong khi khả năng hấp thụ của nền kinh tế có hạn. Vì vậy rất nhiều các chỉ thị của NHNN đưa ra nhằm ổn định thị trường như chỉ thị 03, quyết định 03…ảnh hưởng rất nhiều đến chính sách của các NH nói chung và của SGD I nói riêng, ảnh hưởng tới chính sách TD của Sở cũng như làm tăng rủi ro TD tiềm tàng.

Dù còn nhiều hạn chế song 3 năm vừa qua là 3 năm khá thành công trong công tác TD cũng như quản lí rủi ro TD của SGD I, không vì thế mà chủ quan trong công tác này, hơn thế nó phải luôn được tăng cường, đặc biệt

Một phần của tài liệu Tăng cường quản lí rủi ro tín dụng tại Sở giao dịch I – Ngân hàng Công thương Việt Nam (Trang 41)