Hoạt động kinh doanh của SGDI – NHCTVN, những thuận lợi và khó

Một phần của tài liệu Tăng cường quản lí rủi ro tín dụng tại Sở giao dịch I – Ngân hàng Công thương Việt Nam (Trang 25 - 27)

khó khăn

a.Tổng kết tình hình hoạt động kinh doanh của Sở trong năm 2005, 2006, 2007

Bảng 2.1: Kết quả hoạt động kinh doanh SGD I-NHCT VN

(Đơn vị: tỷ đồng)

Chỉ tiêu 2005 2006 2007

Lợi nhuận hạch toán nội bộ 347,5 343 331,5

(Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh của SGD I - NHCT VN)

Trong các năm vừa qua, Sở đã đạt được kết quả kinh doanh khá tốt, lợi nhuận đạt được luôn vuợt chỉ tiêu NHCT VN đề ra và cao nhất trên toàn hệ thống, như trong năm 2007 lợi nhuận đạt 331,5 tỷ đồng vượt 18,4% so với kế hoạch. Trong đó: nguồn vốn huy động liên tục tăng, đến năm 2007, nguồn vốn huy động đạt 16718 tỷ đồng, tăng 647 tỷ đồng so với năm 2005, và chiếm tỷ trọng 11% trên tổng nguồn vốn toàn hệ thống NHCT. Dư nợ cho vay và đầu tư cũng liên tục tăng trưởng, dư nợ năm 2007 là 4360 tỷ đồng, tăng so với năm 2005 là 419 tỷ đồng và đạt tốc độ tăng bình quân hàng năm trên 10%. Các hoạt động dịch vụ, mở rộng mạng lưới, hoạt động thanh toán, X-N khẩu đều được mở rộng và phát triển. Về hoạt động dịch vụ và mở rộng mạng lưới: tổng số thẻ Sở đã phát hành đến 31/12/2006 là 13.327 thẻ (bao gồm thẻ ATM và thẻ thanh toán quốc tế), năm 2007 hoạt động kinh doanh thẻ (thẻ E-parner) đạt tốc độ tăng lớn, số thẻ phát hành lên tới gần 30 ngàn thẻ. Thu phí dịch vụ năm 2006 tăng 19,2% so với năm 2005 đạt 19,4 tỷ đồng. Về hoạt động thanh toán: năm 2007 doanh số thanh toán đạt 716 ngàn tỷ đồng. Các hoạt động thanh toán thẻ, séc du lịch, chi kiều hối, thanh toán quốc tế đều tăng trưởng mạnh so với năm 2005. Hoạt động xuất nhập khẩu cũng có nhiều thuận lợi: năm 2007, doanh số X-N đạt 297 triệu USD, gấp

1,5 lần so với năm 2006. Trong đó: L/C nhập đạt 861 món, tăng 6% về số món Bảo lãnh trong nước phát hành 736 món, trị giá 171,4 tỷ đồng, tăng 5,6% về số món và 40% giá trị. Các hoạt động khác như giải ngân dự án ODA, WB đều thực hiện tốt. Các bàn đại lý thu đổi ngoại tệ được củng cố, chấn chỉnh, đảm bảo kinh doanh an toàn, có hiệu quả.

b. Những thuận lợi và khó khăn mà SGD I đã trải qua để đạt được những thành công trên:

* Thuận lợi

- Là một trong hai SGD lớn của một trong 4 NHTMNN hàng đầu trên thị trường VN, với thế mạnh truyền thống về huy động vốn, đặc biệt là nguồn vốn dài hạn. Sở luôn duy trì và phát huy thế mạnh này, cùng với chính sách và chiến lược hợp lí đến năm 2007 nguồn vốn huy động của Sở chiếm 5% thị phần huy động vốn của các NH trên cùng địa bàn Hà Nội.

- Năm 2003, SGD I là một trong 4 đơn vị của NHCTVN đi đầu trong hệ thống triển khai thành công Dự án hiện đại hoá NH (INCAS), đây là một bước đi đúng đắn đánh dấu bước ngoặt quan trọng trong việc nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác quản trị và phục vụ NH.

- SGDI có hướng đi phù hợp trong đào tạo và phát triển nguồn nhân lực: tuyển dụng các bộ trẻ có trình độ và phẩm chất tốt. Vì vậy mà hiện nay Sở có 1/3 đội ngũ cán bộ là lực lượng trẻ, trên 80% cán bộ có trình độ đại học, 16 thạc sĩ kinh tế, 70% cán bộ có trình độ ngoại ngữ, 90% cán bộ sử dụng thành thạo máy vi tính, 100% cán bộ lãnh đạo từ cấp phòng trở lên được đào tạo kiến thức kinh tế thị trường, quản trị kinh doanh. Nguồn lực này là nhân tố thúc đẩy sự phát triển của SGDI hiện nay và sắp tới.

- Trụ sở của SGDI đặt trên phố trung tâm của thủ đô Hà Nội, rất thuận lợi cho hoạt động kinh doanh của Sở. Là NH hoạt động có uy tín lớn, đầu

năm 2008 Sở đã đón nhận Huân chương lao động hạng 2 do Chủ tịch nước trao tặng, điều đó lại càng làm tăng lòng tin của khách hàng đối với SGDI.

* Khó khăn:

- Hoạt động trong NH là ngành có tốc độ phát triển nhanh nhất của đất nước ta, đặc biệt là sau khi nước ta gia nhập WTO thì sự canh tranh trong ngành ngày càng mạnh mẽ không những của các tổ chức TD trong nước mà còn của nước ngoài nữa. Trong mấy năm gần đây, thị trường trong và ngoài nước có nhiều sự biến động mạnh mẽ gây ảnh hưởng kế hoạch đặt ra của NH.

- Mặc dù huy động vốn là thế mạnh truyền thống song trong các năm gần đây tình hình huy động thất thường, trong sự cạnh tranh NH ngày càng trở nên gay gắt như hiện nay thì việc duy trì nguồn vốn như hiện nay là hết sức khó khăn

- Dư nợ cho vay đối với DNNN còn chiếm tỷ trọng lớn, trong đó có nhiều DN đang trong quá trình chuyển đổi nên gây khó khăn cho NH. Trong khi đó việc thu nợ tồn đọng còn gặp nhiều khó khăn do các đơn vị có nợ tồn đọng chỉ hoạt động cầm chừng, không có lãi.

- Hoạt động dịch vụ chủ yếu vẫn trông chờ vào dịch vụ truyền thống, các dịch vụ mới đã triển khai song kết quả còn hạn chế.

- Trình độ của cán bộ đã được quan tâm song cán bộ giỏi nghiệp vụ đặc biệt là ở nghiệp vụ chính còn thiếu.

Một phần của tài liệu Tăng cường quản lí rủi ro tín dụng tại Sở giao dịch I – Ngân hàng Công thương Việt Nam (Trang 25 - 27)