Quy trình TD tại Sở giao dịch I NHCTVN

Một phần của tài liệu Tăng cường quản lí rủi ro tín dụng tại Sở giao dịch I – Ngân hàng Công thương Việt Nam (Trang 34 - 36)

a. Quy trình TD của Sở theo quy định của NHCTVN gồm quy trình cho vay phục vụ sản xuất kinh doanh và cho vay tiêu dùng. Quy trình này được bắt đầu từ khi cán bộ TD tiếp nhận hồ sơ khách hàng và kết thúc khi nhân viên kế toán tất toán - thanh lí hợp đồng TD. Sau khi nhận dược đầy đủ hồ sơ hợp lệ và thông tin cần thiết của khách hàng, cán bộ TD phải tiến hành thẩm định, trình phê duyệt và thông báo việc phê duyệt / không phê duyệt với khách hàng trong thời gian sớm nhất có thể nhưng không quá 10 ngày làm việc. Trường hợp phức tạp có thể kéo dài theo sự thoả thuận với khách hàng. Thời gian tối đa phê duyệt TD phải được Sở niêm yết công khai. Nếu không cho vay phải thông báo với khách hàng bằng văn bản trong đó nêu rõ lí do từ chối cho vay.

*Quy trình cho vay phục vụ sản xuất kinh doanh:

- Tiếp nhận và hướng dẫn khách hàng về lập hồ sơ vay vốn - Thẩm định các điều kiện vay vốn

- Xác định phương thức cho vay

- Xem xét khả năng nguồn vốn, điều kiện thanh toán và lãi suất cho vay của chi nhánh

- Lập tờ trình thẩm định cho vay - Tái thẩm định khoản vay - Trình duyệt khoản vay

- Kí kết hợp đồng TD/sổ vay vốn, hợp đồng bảo đảm tiền vay, giao nhận giấy tờ và tài sản đảm bảo

- Giải ngân

- Kiểm tra, giám sát khoản vay

- Thu nợ lãi, gốc và xử lí những phát sinh

- Thanh lí hợp đồng TD và hợp đồng bảo đảm tiền vay - Giải chấp tài sản đảm bảo

- Lưu giữ hồ sơ TD và hồ sơ bảo đảm tiền vay

* Quy trình cho vay phục vụ tiêu dùng

Cán bộ TD tiến hành phân tích và thẩm định khách hàng giống như quy trình cho vay phục vụ sản xuất kinh doanh, riêng bước kiểm tra hồ sơ và mục đích vay vốn chỉ giới hạn về khách hàng vay vốn và không tiến hành bước phân tích khách hàng.

b. Đánh giá Quy trình trên:

- Ưu điểm: Các bước theo quy trình để cho vay là khá hợp lí, đảm bảo có thể cho phép độ rủi ro TD là thấp nhất. Ngoài ra quy trình luôn được chú ý bổ sung, chỉnh sửa định kì (hàng năm hoặc đột xuất khi có những thay đổi quan trọng).

+ Việc thông báo cho khách hàng về quyết định phê duyệt hay không phê duyệt TD trong vòng 10 ngày còn khá lâu, khó cạnh tranh trên thị trường hiện nay đối với các NH cổ phần và đặc biệt là đối với các ngân hàng nước ngoài.

+ Chưa có sự phân cấp rõ ràng trong thẩm định khi cả 2 phòng Khách hàng và phòng Quản lí rủi ro cùng làm, gây chồng chéo có thể đưa ra các quyết định TD nhầm lẫn tăng rủi ro TD.

Một phần của tài liệu Tăng cường quản lí rủi ro tín dụng tại Sở giao dịch I – Ngân hàng Công thương Việt Nam (Trang 34 - 36)