Thực trạng quản lí rủi ro tại Sở giao dịch I– NHCTVN

Một phần của tài liệu Tăng cường quản lí rủi ro tín dụng tại Sở giao dịch I – Ngân hàng Công thương Việt Nam (Trang 30)

2.3.1. Mô hình TD tại sở

Sở giao dịch I- NHCTVN đã tham gia dự án hiện đại hoá (INCAS), có tổ chức mô hình cơ cấu quản lí TD như sơ đồ sau:

Bảng 2.3: Mô hình cơ cấu quản lí TD tại Sở giao dịch I- NHCTVN

( Nguồn số liệu: Sổ tay tín dụng NHCT VN)

Đây là mô hình quản lí TD hiện đại: việc chia tách làm 3 phòng ban TD không những giảm thiểu rủi ro TD (nhất là về rủi ro đạo đức của cán bộ NH) mà còn phát huy tối đa năng lực của cán bộ TD, không những nâng cao

Ban Giám đốc Chi nhánh Phòng khách hàng số 2 Phòng khách hàng cá nhân Phòng quản quản lí rủi ro Phòng kế toán giao dịch Phòng kiểm tra, kiểm toán nội bộ Phòng khách hàng số 1 Kiểm tra giám sát TD độc lập Hội đồng TD cơ sở

các phòng trên thì phòng quản lí rủi ro mới vừa được thành lập năm 2006. Nhiệm vụ cơ bản của các phòng trên là:

- Phòng khách hàng số 1:

+ Khai thác nguồn vốn bằng VNĐ và ngoại tệ từ khách hàng là các Doanh nghiệp lớn.

+ Thực hiện tiếp thị, hỗ trợ, chăm sóc khách hàng, tư vấn cho khách hàng về các sản phẩm dịch vụ của NHCT Việt Nam: Làm đầu mối bán các sản phẩm dịch vụ của NHCT Việt Nam đến các khách hàng là doanh nghiệp lớn.

+ Thẩm định, xác định, quản lý các giới hạn tín dụng cho các khách hàng.

+ Thực hiện nghiệp vụ tín dụng và xử lý giao dịch. Thực hiện phân loại nợ cho từng khách hàng theo quy định hiện hành, chuyển kết quả phân tích phân loại nợ cho phòng quản lý rủi ro để tính toán trích lập dự phòng rủi ro.

+ Thực hiện chấm điểm xếp loại tín nhiệm đối với khách hàng có nhu cầu quan hệ giao dịch tín dụng với chi nhánh. Thực hiện việc quản lý và xử lý nợ nhóm 2.

- Phòng khách hàng số 2 và Phòng khách hàng cá nhân có nhiệm vụ giống phòng khách hàng 1 nhưng khác nhau ở đối tượng khách hàng.

- Phòng quản lí rủi ro:

+ Đề xuất mức tăng trưởng tín dụng theo nhóm khách hàng, ngành nghề, khu vực kinh tế… phù hợp với năng lực quản trị rủi ro của chi nhánh và tình hình phát triển kinh tế tại địa phương. Đề xuất danh sách khách hàng cần hạn chế tín dụng hoặc ngừng quan hệ tín dụng.

+ Tái thẩm định, đánh giá lại rủi ro đối với các khoản bảo lãnh, khoản cấp tín dụng khác hoặc đề nghị cơ cấu lại thời hạn trả nợ theo yêu cầu của Giám đốc chi nhánh hoặc Hội đồng tín dụng chi nhánh.

+ Kiểm tra lại việc hoàn thiện hồ sơ tín dụng, giám sát thực hiện các khoản cấp tín dụng và việc nhập dữ liệu đối với khách hàng có quan hệ tín dụng tại chi nhánh.

+ Thực hiện các nhiệm vụ về quản lý nợ có vấn đề được quy định tại quyết đụng số 1500/QĐ – NHCT1 ngày 15/8/2006 của Tổng giám đốc NHCT VN.

+ Tổng hợp báo cáo phân loại nợ trên cơ sở kết quả phân loại nợ từng khách hàng do các phòng khách hàng cung cấp. Theo dõi, tính toán trích lập dự phòng rủi ro của chi nhánh. Phân tích thực trạng chất lượng tín dụng của các khoản nợ xấu, nợ đã được xử lý rủi ro, nợ được Chính phủ xử lý theo định kỳ hoặc đột xuất theo yêu cầu của NHCT VN hoặc Ban Giám đốc, đề xuất các biện pháp xử lý nợ .

*Phân cấp thẩm quyền phán quyết TD:

- Quyền phán quyết TD của Giám đốc Sở giao dịch I do Tổng giám đốc NHCT VN uỷ quyền

- Giám đốc của Sở giao mức phán quyết TD cho các chi nhánh cấp 2 và các phòng giao dịch.

2.3.2. Chính sách quản lí TD của Sở giao dịch I-NHCTVN

*Chính sách TD chung phải tuân thủ các nguyên tắc sau:

- Tự chủ và tự chịu trách nhiệm: cá nhân tập thể được uỷ quyền quyết định cấp TD tự chịu trách nhiệm về quyết định của mình, không được chấp hành bất cứ sự can thiệp trái pháp luật của cá nhân, tổ chức nào đối với quyền tự chủ trong quá trình cấp TD và thu hồi nợ của Sở.

- Kinh doanh TD theo nguyên tắc thương mại và thị trường

+ Hoạt động cấp TD phải đảm bảo nguyên tắc kinh doanh: lấy thu để bù chi, trích lập đủ dự phòng rủi ro và có lãi.

+ Chỉ cấp TD cho các dự án vay vốn có hiệu quả kinh tế, đảm bảo tạo ra nguồn để trả nợ vay NH cả gốc và lãi.

- Chọn lọc khách hàng: trên cơ sở đáp ứng điều kiện TD, tiêu chuẩn chất lượng TD cao và các quan điểm chiến lược khách hàng của Sở.

- Lãi xuất TD linh hoạt: áp dụng chính sách lãi suất cho vay linh hoạt, mức lãi suất không giống nhau với những khoản vay khác nhau tuỳ thuộc vào dự án vay vốn và khách hàng vay vốn cụ thể.

- Tuyệt đối tuân thủ các quy định của pháp luật và của NHCT VN. - Chính xác và minh bạch: tổ chức hạnh toán, phân loại nợ, thống kê thông tin TD đảm bảo tính chính xác, minh bạch để làm cơ sở cho việc quản lí TD có hiệu quả, trích lập dự phòng rủi ro theo quy định.

* Chính sách quản lí rủi ro TD:

- Nguyên tắc chung

+ Phân tán rủi ro: không tập trung cấp TD quá lớn cho một khách hàng hoặc một nhóm khách hàng có liên quan với nhau, một ngành/lĩnh vực kinh tế hoặc một nhóm ngành/ lĩnh vực kinh tế có liên quan với nhau.

+ Quy trình xét duyệt cấp TD phải thông qua nhiều cấp, nhiều người hoặc tập thể: quy trình thẩm định phê duyệt cấp TD phải được thực hiên thông qua ít nhất là 3 cấp: cán bộ TD, trưởng (phó) phòng TD và giám đốc (hoặc người được uỷ quyền) và phải tuân thủ theo đúng quy định của NHCT VN về phân cấp thẩm quyền phê duyệt TD.

+ Kiểm tra giám sát thường xuyên: quy trình và các khoản cấp TD phải chịu sự giám sát và kiếm soát chặt chẽ của các bộ phận có liên quan đến cấp TD và bộ phận kiểm tra giám sát TD độc lập

- Các hạn mức kiểm soát rủi ro TD: Sở giao dịch I theo quy định của NHCT VN thực hiện quản lí rủi ro TD bằng cách thiết lập các hạn mức kiểm soát rủi ro được xác định bằng một chỉ số so với vốn chủ sở hữu hoặc các chỉ số tỷ trọng trên tổng dư nợ cho vay và đầu tư. Việc thiết lập và tuân thủ các hạn mức này giúp hạn chế cấp TD quá lớn vào một khách hàng, một nhóm khách hàng, ngành hàng… và đảm bảo rằng không có khoản vay hoặc trạng thái rủi ro nào có thể gây ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh tổng thể của toàn bộ hệ thống .

2.3.3. Quy trình TD tại Sở giao dịch I- NHCTVN

a. Quy trình TD của Sở theo quy định của NHCTVN gồm quy trình cho vay phục vụ sản xuất kinh doanh và cho vay tiêu dùng. Quy trình này được bắt đầu từ khi cán bộ TD tiếp nhận hồ sơ khách hàng và kết thúc khi nhân viên kế toán tất toán - thanh lí hợp đồng TD. Sau khi nhận dược đầy đủ hồ sơ hợp lệ và thông tin cần thiết của khách hàng, cán bộ TD phải tiến hành thẩm định, trình phê duyệt và thông báo việc phê duyệt / không phê duyệt với khách hàng trong thời gian sớm nhất có thể nhưng không quá 10 ngày làm việc. Trường hợp phức tạp có thể kéo dài theo sự thoả thuận với khách hàng. Thời gian tối đa phê duyệt TD phải được Sở niêm yết công khai. Nếu không cho vay phải thông báo với khách hàng bằng văn bản trong đó nêu rõ lí do từ chối cho vay.

*Quy trình cho vay phục vụ sản xuất kinh doanh:

- Tiếp nhận và hướng dẫn khách hàng về lập hồ sơ vay vốn - Thẩm định các điều kiện vay vốn

- Xác định phương thức cho vay

- Xem xét khả năng nguồn vốn, điều kiện thanh toán và lãi suất cho vay của chi nhánh

- Lập tờ trình thẩm định cho vay - Tái thẩm định khoản vay - Trình duyệt khoản vay

- Kí kết hợp đồng TD/sổ vay vốn, hợp đồng bảo đảm tiền vay, giao nhận giấy tờ và tài sản đảm bảo

- Giải ngân

- Kiểm tra, giám sát khoản vay

- Thu nợ lãi, gốc và xử lí những phát sinh

- Thanh lí hợp đồng TD và hợp đồng bảo đảm tiền vay - Giải chấp tài sản đảm bảo

- Lưu giữ hồ sơ TD và hồ sơ bảo đảm tiền vay

* Quy trình cho vay phục vụ tiêu dùng

Cán bộ TD tiến hành phân tích và thẩm định khách hàng giống như quy trình cho vay phục vụ sản xuất kinh doanh, riêng bước kiểm tra hồ sơ và mục đích vay vốn chỉ giới hạn về khách hàng vay vốn và không tiến hành bước phân tích khách hàng.

b. Đánh giá Quy trình trên:

- Ưu điểm: Các bước theo quy trình để cho vay là khá hợp lí, đảm bảo có thể cho phép độ rủi ro TD là thấp nhất. Ngoài ra quy trình luôn được chú ý bổ sung, chỉnh sửa định kì (hàng năm hoặc đột xuất khi có những thay đổi quan trọng).

+ Việc thông báo cho khách hàng về quyết định phê duyệt hay không phê duyệt TD trong vòng 10 ngày còn khá lâu, khó cạnh tranh trên thị trường hiện nay đối với các NH cổ phần và đặc biệt là đối với các ngân hàng nước ngoài.

+ Chưa có sự phân cấp rõ ràng trong thẩm định khi cả 2 phòng Khách hàng và phòng Quản lí rủi ro cùng làm, gây chồng chéo có thể đưa ra các quyết định TD nhầm lẫn tăng rủi ro TD.

2.3.4. Quy trình quản lí nợ có vấn đề

(Nguồn số liệu: Sổ tay TD- NHCT VN)

- Phòng ngừa các khoản nợ có vấn đề

+ Quy định rõ trách nhiệm của cán bộ TD và các cấp quản lí của cán bộ TD

+ Thu thập và khai thác thông tin: cán bộ TD bắt buộc phải thu thập và khai thác các loại thông tin một cách thường xuyên để có những hướng xử lí kịp thời đối với các khoản vay có vấn đề. Các nguồn lấy thông tin bao gồm: từ các cơ quan quản lí nhà nước các cấp, từ cơ quan nội chính, từ các phương tiện thông tin đại chúng, các bạn hàng và đối thủ cạnh tranh của Ngân hàng, từ quần chúng nhân dân, từ các tổ chức tư vấn, từ các nguồn khác…

- Các bước cơ bản trong quy trình

+ Nhận biết các dấu hiệu của nợ có vấn đề + Kiểm tra hồ sơ các khoản vay có vấn đề

Phòng ngừa Thu thập thông tin Ph.tích tình hình thông tin Phát hiện Giải pháp xử lí và kế hoạch hành động

+ Gặp gỡ và thảo luận với khách hàng + Lập kế hoạch hành động

+ Thực hiện kế hoạch

+ Quản lí theo dõi việc thực hiện kế hoạch * Đánh giá quy trình trên:

- Ưu điểm: Quy trình khá khoa học, các bước trong quy trình được quy định chi tiết.

- Khuyết điểm: bước thu thập thông tin trong quy trình còn hạn chế và chưa chính xác (do chất lượng cán bộ tín dụng và thói quen không cung cấp thông tin của khách hàng) nên ảnh hưởng tới các bước khác và tới chất lượng TD, ngoài ra việc thực hiện theo quy trình cần có quy định tùy vào từng trường hợp cụ thể, có trường hợp thực hiện theo quy trịnh quá cứng nhắc làm tốn thời gian, mà kết quả đạt được không cao

2.3.5. Các dấu hiệu cảnh báo rủi ro tín dụng

Hiện nay Sở đang thực hiện theo các dấu hiệu cảnh báo rủi ro TD bao gồm các dấu hiệu cảnh báo tài chính và phi tài chính.

1. Dấu hiệu cảnh báo phi tài chính: a. Ảnh hưởng của các nhân tố bên ngoài:

- Thay đổi giá cả thị trường ảnh hưởng đến đầu ra, đầu vào của sản phẩm

- Thị trường ngoại hối tăng giảm ảnh hưởng đến khả năng trả nợ vay ngoại tệ của khách hàng.

- Chính sách thuế xuất nhập khẩu thay đổi - Thay đổi quy trình tiêu chuẩn chất lượng - Tiến bộ của khoa học kĩ thuật và công nghệ

b. Các nhân tố từ nội bộ khách hàng

- Chuẩn bị có sự thay đổi các hình thức sở hữu như: cổ phần hóa, sáp nhập, chia tách, bán… hoặc thay đổi chủ sở hữu

- Thay đổi chất lượng kinh doanh, tham gia vào các lĩnh vực kinh doanh mới không phải là thế mạnh của khách hàng

- Thay đổi cơ cấu hoạt động, cơ cấu tổ chức

- Mở rộng hoạt động kinh doanh vượt quá năng lực quản lí

- Có dấu hiệu mất đoàn kết nội bộ, xuất hiện các vụ kiện cáo từ nội bộ doanh nghiệp

- Chủ doanh nghiệp sắp đến tuổi nghỉ hưu hoặc có hành động khác thường: lẩn tránh, nghiện rượu, đam mê cờ bạc, liều lĩnh…

- Lãnh đạo doanh nghiệp và người nhà các doanh nghiệp riêng, thường được ưu tiên các phi vụ làm ăn béo bở

- Doanh nghiệp có chức năng nhập khẩu hàng hóa thiết bị nhưng lại thường nhập khẩu ủy thác

- Gia đình trị trong doanh nghiệp

- Thái độ làm việc của nhân viên giảm sút, khó khăn về nhân sự, người có năng lực rời bỏ doanh nghiệp

- Tạo hiện trường giả lừa cán bộ ngân hàng

- Khách hàng bất ngờ thực hiện giảm giá hoặc chiết khấu để thu hồi nhanh các khoản phải thu

- Quan hệ mua bán vòng vèo

- Chỉ quan tâm tới doanh thu bán hàng mà ít quan tâm tới lợi nhuận - Các tài sản thế chấp của khách hàng bị bên cho vay hoặc bên bảo lãnh khác thu hồi

- Biểu hiện của sự thiếu hợp tác và không đáp ứng các yêu cầu hợp lí của ngân hàng

- Các cuộc họp do phía ngân hàng đề nghị thường xuyên bị trì hoãn - Chậm cung cấp các thông tin tài chính hoặc báo cáo tài chính - Cung cấp các thông tin tài chính không đầy đủ, thiếu trung thực 2. Dấu hiệu cảnh báo tài chính

- Kéo dài thời hạn thực hiện các khoản phải trả, chậm thanh toán các khoản nợ (nợ ngắn hạn, nợ bạn hàng, nợ cán bộ công nhân viên, nợ ngân sách nhà nước)

- Liên tục yêu cầu ngân hàng tăng hạn mức cho vay, nhu cầu vay vốn gia tăng bất thường

- Các ngân hàng khác đẩy nhanh việc thu hồi nợ trước hạn - Vốn vay ngắn hạn để tài trợ cho các chi phí đầu tư dài hạn - Khan hiếm tiền mặt

- Giá trị các khoản phải thu tăng, vòng quay các khoản phải thu giảm - Hàng tồn kho lớn, cơ cấu không phù hợp, vòng quay hàng tồn kho giảm

- Nguồn vốn chủ sở hữu giảm

- Tỷ suất nợ/ vốn chủ sở hữu gia tăng - Hệ số thanh khoản có xu hướng xấu đi - Chi phí chờ kết chuyển gia tăng đột biến

- Chi phí quản lí chiếm tỷ trọng lớn trong tổng chi phí - Doanh thu tăng giảm bất thường

- Thua lỗ triền miên kéo dài trong 2 năm liên tiếp - Báo cáo tài chính không trung thực

- Bán tài sản cho các bên liên quan

2.4. Đánh giá chung về quản lí rủi ro TD tại SGDI – NHCTVN2.4.1. Thực trạng rủi ro TD tại SGDI – NHCTVN 2.4.1. Thực trạng rủi ro TD tại SGDI – NHCTVN

a. Nợ quá hạn

Bảng 2.5: Tỷ lệ và diễn biến nợ quá hạn của SGDI – NHCTVN giai đoạn 2005-2007

Chỉ tiêu 2005 2006 2007

Nợ quá hạn (tỷ đồng) 7,2 1,5 0

Một phần của tài liệu Tăng cường quản lí rủi ro tín dụng tại Sở giao dịch I – Ngân hàng Công thương Việt Nam (Trang 30)