Quy trình quản lí nợ có vấn đề

Một phần của tài liệu Tăng cường quản lí rủi ro tín dụng tại Sở giao dịch I – Ngân hàng Công thương Việt Nam (Trang 36 - 38)

(Nguồn số liệu: Sổ tay TD- NHCT VN)

- Phòng ngừa các khoản nợ có vấn đề

+ Quy định rõ trách nhiệm của cán bộ TD và các cấp quản lí của cán bộ TD

+ Thu thập và khai thác thông tin: cán bộ TD bắt buộc phải thu thập và khai thác các loại thông tin một cách thường xuyên để có những hướng xử lí kịp thời đối với các khoản vay có vấn đề. Các nguồn lấy thông tin bao gồm: từ các cơ quan quản lí nhà nước các cấp, từ cơ quan nội chính, từ các phương tiện thông tin đại chúng, các bạn hàng và đối thủ cạnh tranh của Ngân hàng, từ quần chúng nhân dân, từ các tổ chức tư vấn, từ các nguồn khác…

- Các bước cơ bản trong quy trình

+ Nhận biết các dấu hiệu của nợ có vấn đề + Kiểm tra hồ sơ các khoản vay có vấn đề

Phòng ngừa Thu thập thông tin Ph.tích tình hình thông tin Phát hiện Giải pháp xử lí và kế hoạch hành động

+ Gặp gỡ và thảo luận với khách hàng + Lập kế hoạch hành động

+ Thực hiện kế hoạch

+ Quản lí theo dõi việc thực hiện kế hoạch * Đánh giá quy trình trên:

- Ưu điểm: Quy trình khá khoa học, các bước trong quy trình được quy định chi tiết.

- Khuyết điểm: bước thu thập thông tin trong quy trình còn hạn chế và chưa chính xác (do chất lượng cán bộ tín dụng và thói quen không cung cấp thông tin của khách hàng) nên ảnh hưởng tới các bước khác và tới chất lượng TD, ngoài ra việc thực hiện theo quy trình cần có quy định tùy vào từng trường hợp cụ thể, có trường hợp thực hiện theo quy trịnh quá cứng nhắc làm tốn thời gian, mà kết quả đạt được không cao

Một phần của tài liệu Tăng cường quản lí rủi ro tín dụng tại Sở giao dịch I – Ngân hàng Công thương Việt Nam (Trang 36 - 38)