- Đánh giá về hệ thống kiểm soát nội bộ
4 KIỂM TRA TÍNH GHI CHÉP ĐÚNG KỲ CỦA TÀI KHOẢN PHẢI THU VÀ HOÁ ĐƠN BÁN
3.3.2. Kiến nghị với các cơ quan chức năng
Hoàn thiện kiểm toán, ngoài sự nỗ lực của bản thân mỗi công ty cũng cần có sự nỗ lực của cả các cơ quan chức năng và đặc biệt là các cơ quan pháp lý. Hệ thống chuẩn mực kế toán, kiểm toán được ví như “Kim chỉ nam” cho hoạt động của các công ty kiểm toán. Đặc biệt trước ngưỡng của hội nhập kinh tế thế giới, lĩnh vực kiểm toán của Việt Nam còn quá non trẻ thì việc xây dựng và hoàn thiện hành lang pháp lý cho hoạt động kiểm toán là vô cùng quan trọng và cần thiết.
Trong những năm gần đây, hoạt động kiểm toán của Việt Nam đã được sự quan tâm sâu sắc từ phía Quốc hội, Chính phủ và Bộ Tài Chính. Cho đến nay, Bộ Tài Chính đã ban hành được 26 Chuẩn mực về Kế toán, 38 Chuẩn mực về Kiểm toán, Chính phủ đã ban hành nhiều Nghị định trong đó đáng chú ý nhất là Nghị Định 105/2004/NĐ-CP về hoạt động kiểm toán độc lập và Quốc hội thông qua Luật Kế toán. Vai trò của hoạt động Kiểm toán ngày càng được xã hội coi trọng và đánh giá cao. Việc hoàn thiện khung pháp lý về kế toán, kiểm toán đã có nhiều chuyển biến tích cực góp phần tạo ra môi trường minh bạch, bình đẳng cho hoạt động của các doanh nghiệp.
Tuy nhiên hoạt động kiểm toán của chúng ta vẫn còn nhiều điểm cần phải khắc phục. Các văn bản kiểm toán vẫn đang trong giai đoạn hoàn thiện, chưa theo kịp với đà phát triển nhanh chóng của loại hình dịch vụ mới này. Số lượng văn bản pháp lý được ban hành nhiều nhưng đôi khi nội dung chưa nhất quán với nhau, nhiều văn bản quy định ra đời và phải mất thời gian rất lâu mới ra được văn bản hướng dẫn nêu đã gây không ít khó khăn cho các doanh nghiệp trong việc tìm hiểu và áp dụng. Đặc biệt việc áp dụng Chuẩn mực quốc tế về kế toán và kiểm toán Việt Nam gặp rất nhiều trở ngại khi hai hệ thống này chưa hài hoà và nhất quán.
Trong bối cảnh nền kinh tế phát triển hiện nay các cơ quan Nhà nước nên quan tâm hơn nữa đến hoạt động kiểm toán nhằm không ngừng nâng cao chất
lượng hoạt động, góp phần làm minh bạch hoá nền tài chính đất nước. Em xin mạnh dạn đưa ra một số kiến nghị sau:
- Nhà nước và cơ quan chức năng cần soát xét, kiện toàn lại hệ thống chính sách, đảm bảo sự đồng bộ thống nhất trong các văn bản ban hành. Bên cạnh đó Quốc Hội và Chính Phủ cũng cần ban hành đủ các văn bản quy phạm pháp luật để hoàn thiện hệ thống các văn bản của Việt Nam.
- Tăng cường các hoạt động đào tạo để gia tăng về số lượng và nâng cao chất lượng đội ngũ KTV đáp ứng sự thiếu hụt trầm trọng số lượng KTV hiện nay.
- Rút ngắn sự khác biệt giữa Chuẩn mực Kế toán và Kiểm toán của Việt Nam và thế giới, tạo sự hài hoà, thống nhất giữa hai hệ thống văn bản pháp lý này để tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư nước ngoài tại Việt Nam. Khi hệ thống văn bản đã được kiện toàn, đầy đủ cùng với sự quan tâm các cơ quan chức năng chắc chắn hoạt động Kiểm toán Việt Nam sẽ phát triển mạnh mẽ và sự tự chủ trước thềm hội nhập quốc tế.