Phương pháp kiểm toán

Một phần của tài liệu Hoàn thiện quy trình kiểm toán chu kỳ Bán hàng và thu tiền trong kiểm toán Báo cáo tài chính do công ty TNHH Tư Vấn Kế toán và Kiểm toán Việt Nam thực hiện (Trang 37 - 43)

- Đánh giá về hệ thống kiểm soát nội bộ

1.2.2.2 Phương pháp kiểm toán

1.2.2.2.1 Phương pháp kiểm toán cơ bản

Phương pháp kiểm toán cơ bản là phương pháp được thiết kế, sử dụng để thu thập bằng chứng kiểm toán có liên quan đến số liệu do hệ thống kế toán xử lý và cung cấp.

Đây là phương pháp được vận dụng cho mọi cuộc kiểm toán, tuy nhiên, phạm vi và mức độ vận dụng lại tùy thuộc vào tính hiệu quả của hệ thống KSNB của doanh nghiệp. Khi hệ thống KSNB của doanh nghiệp tốt, để cuộc kiểm toán hiệu quả thì KTV luôn phải kết hợp chặt chẽ giữa hai phương pháp.

Phương pháp kiểm toán cơ bản gồm hai kỹ thuật kiểm toán cụ thể sau: + Phân tích đánh giá tổng quát

+ Thử nghiệm chi tiết nghiệp vụ và số dư tài khoản.

1.2.2.2.2 Phương pháp kiểm toán tuân thủ

Phương pháp kiểm toán tuân thủ là các thủ tục, kỹ thuật kiểm toán được thiết kế và sử dụng để thu thập các bằng chứng kiểm toán có liên quan đến tính thích hợp và tính hiệu quả của hệ thống KSNB của doanh nghiệp.

Đặc trưng của phương pháp này là mọi thử nghiệm phân tích, đánh giá và kiểm tra đều dựa vào quy chế KSNB của doanh nghiệp. Quy chế KSNB doanh nghiệp chỉ có hiệu lực và hiệu quả khi toàn bộ hệ thống KSNB doanh nghiệp là mạnh, là hiệu quả.

Phương pháp kiểm toán tuân thủ vận dụng thích hợp trong các điều kiện :

Khách hàng kiểm toán là khách hàng truyền thống và hệ thống KSNB doanh nghiệp phải mạnh, hiệu quả.

Đội ngũ cán bộ quản lý của doanh nghiệp luôn tỏ ra trung thực, đáng tin cậy.

Qua kiểm toán nhiều năm, KTV không phát hiện các dấu vết về sai phạm nghiêm trọng.

Để có được sự hiểu biết, đánh giá về hệ thống KSNB doanh nghiệp, KTV phải nghiên cứu thực tế về hệ thống KSNB. Việc nghiên cứu này phải được tiến

hành bằng hệ thống các bảng tường thuật về hệ thống KSNB doanh nghiệp, bằng câu hỏi xây dựng sẵn về hệ thống KSNB doanh nghiệp, hoặc bằng lưu đồ với các ký hiệu của hệ thống KSNB doanh nghiệp. Qua đó,có thể biết được hệ thống KSNB doanh nghiệp và tiến hành các thử nghiệm về hệ thống KSNB ở các mức độ khác nhau cho phù hợp. Thông thường việc thử nghiệm kiểm soát luôn phải quan tâm đến các cơ sở dẫn liệu sự hiện diện,tính hữu hiệu và tính liên tục.

1.2.2.2.3 Kỹ thuật thu thập bằng chứng kiểm toán

Để thu thập các bằng chứng kiểm toán, KTV thường sử dụng các kỹ thuật chủ yếu là: Kiểm tra, quan sát, điều tra, xác nhận, tính toán và quy trình phân tích. Việc thực hiện các phương pháp này một phần tùy thuộc vào thời gian thu thập được bằng chứng kiểm toán.

Kiểm tra

Kiểm tra là việc sử dụng các kỹ thuật thông thường như rà soát lại, nghiên cứu kỹ, đọc, duyệt, phân đoạn, xem xét, so sánh, đối chiếu, xác minh… để thu thập các bằng chứng kiểm toán. Việc kiểm tra cung cấp các bằng chứng có độ tin cậy cao hay thấp tùy thuộc vào nội dung, nguồn gốc của các bằng chứng và tùy thuộc vào hiệu quả của hệ thống kiểm soát nội bộ đối với quy trình xử lý tài liệu đó. Kỹ thuật kiểm tra thường bao gồm hai loại :

Kiểm tra vật chất : Bao gồm việc trực tiếp kiểm tra hay tham gia kiểm kê tài sản thực tế: tài sản cố định, hàng tồn kho, tiền mặt tại quỹ… Kiểm tra vật chất cung cấp những bằng chứng có độ tin cậy cao. Tuy nhiên, bằng chứng vật chất có những giới hạn nhất định là :

•Việc kiểm kê chỉ cho biết sự hiện hữu thực tế của tài sản chứ không thể cung cấp các bằng chứng về sự sở hữu hoặc kiểm soát lâu dài đối với tài sản.

•Việc kiểm kê cũng không thể cung cấp các bằng chứng về giá trị của tài sản trong khi đó chúng lại được trình bày trên BCTC dưới hình thức giá trị.

•Việc kiểm kê chỉ có thể thực hiện được đối với các tài sản hữu hình mà không thể áp dụng được đối với các tài sản vô hình, các thông tin và tài liệu khác của đơn vị;

•Quá trình kiểm kê thường đòi hỏi một lượng thời gian và chi phí tương đối lớn do vậy có thể ảnh hưởng đến tính kinh tế và tính kịp thời của hoạt động kiểm toán.

Vì vậy, việc kiểm tra vật chất thường phải đi kèm với một số bằng chứng khác để chứng minh quyền sở hữu, giá trị các tài sản đó và được xác định với quy mô thực sự phù hợp, cần thiết.

Kiểm tra tài liệu: Bao gồm việc xem xét đối chiếu các tài liệu, văn bản, sổ kế toán và chứng từ có liên quan.

Quá trình kiểm tra tài liệu thường được KTV thực hiện theo hai bước: Trước hết KTV sẽ kiểm tra và đánh giá tính đầy đủ, hợp lệ, hợp pháp của các chứng từ, tài liệu cần kiểm tra. Giai đoạn tiếp theo KTV sẽ tiến hành so sánh, đối chiếu số liệu giữa các tài liệu, chứng từ kế toán với các ghi chép kế toán,các ghi chép khác của đơn vị, đồng thời đối chiếu giữa các ghi chép với nhau nhằm đảm bảo tính đúng đắn của quá trình xử lý các nghiệp vụ.

Việc kiểm tra các ghi chép, các tài liệu sẽ cung cung cấp các bằng chứng kiểm toán với mức độ tin cậy khác nhau tùy thuộc vào bản chất, nguồn gốc và hiệu lực của các quy chế kiểm soát nội bộ. Bốn nhóm tài liệu chủ yếu sau đây cung cấp cho KTV các bằng chứng kiểm toán có độ tin cậy khác nhau:

 Tài liệu do bên thứ ba không có quan hệ với doanh nghiệp lập và lưu giữ.

 Tài liệu do bên thứ ba lập ra nhưng do đơn vị được kiểm toán lưu giữ.

 Tài liệu do đơn vị được kiểm toán lập và bên thứ ba lưu giữ.

 Tài liệu do đơn vị được kiểm toán lập và lưu giữ.

Các loại tài liệu trên đã được sắp xếp theo thứ tự có độ tin cậy giảm dần. Tuy nhiên, để xác định độ tin cậy của các tài liệu cụ thể KTV phải quan tâm và đánh giá được tính độc lập và khách quan của bên thứ ba với đơn vị được kiểm toán, tính nguyên bản của các tài liệu thu thập được và tốt nhất nếu có thể là so sánh và đối chiếu được các nguồn tài liệu với nhau.

 Quan sát

Quan sát là theo dõi một hiện tượng, một chu trình hoặc một thủ tục do người khác thực hiện. Việc quan sát thực tế sẽ cung cấp các bằng chứng có độ

tin cậy cao về phương pháp thực thi của doanh nghiệp vào thời điểm quan sát nhưng không thể hiện chắc chắn ở các thời điểm khác.

Kỹ thuật quan sát được KTV thực hiện chủ yếu trong các khảo sát kiểm soát nhằm đánh giá hệ thống kế toán và hệ thống KSNB của đơn vị được kiểm toán. Nó mang lại cho KTV các bằng chứng về sự tồn tại, sự hiện hữu của các thủ tục kiểm soát mà đơn vị thiết lập trong hệ thống KSNB mà đơn vị áp dụng.

Việc quan sát có thể được KTV thực hiện thông qua quan sát trực tiếp, tuy nhiên kết quả quan sát phải được KTV ghi chép lại trên cơ sở giấy tờ làm việc của KTV làm bằng chứng kiểm toán. Việc quan sát cũng có thể được thực hiện trên cơ sở các thiết bị ghi hình trong một số điều kiện và hoàn cảnh cụ thể.

Điều tra

Điều tra là việc thu thập các thông tin phù hợp từ những người am hiểu công việc ở trong và ngoài đơn vị được kiểm toán. Việc điều tra có thể tiến hành theo cách gửi văn bản, phỏng vấn hoặc trao đổi kết quả điều tra sẽ cung cấp cho KTV những thông tin chưa có, hoặc những thông tin bổ sung để củng cố những bằng chứng đã có, KTV cũng có thể mở rộng diện thẩm tra trong phạm vi đơn vị từ nhiều nguồn thông tin khác nhau để giúp cho các xét đoán của KTV đầy đủ và chính xác hơn.

Gửi văn bản đến các bên có liên quan hoặc những người có trách nhiệm trong đơn vị để tiến hành điều tra một vấn đề nào đó hoặc trao đổi kết quả điều tra với một bên khác có liên quan là một kỹ thuật có thể sử dụng trong quá trình kiểm toán để thu thập các bằng chứng kiểm toán cần thiết trong quá trình kiểm toán.

Tuy nhiên, kỹ thuật điều tra thường được sử dụng nhiều và phổ biến trong quá trình kiểm toán là kỹ thuật phỏng vấn.

Phỏng vấn có thể là một phương pháp hữu hiệu của trao đổi và thu thập thông tin. Kỹ xảo phỏng vấn thành công sẽ tăng thêm hiệu lực và hiệu quả của cuộc kiểm toán. Trong quá trình phỏng vấn, KTV cũng cần phải đánh giá thái độ, cách thức và trình tự trả lời, tính khách quan và trình độ của người được phỏng vấn để xét đoán độ tin cậy của các bằng chứng kiểm toán thu thập được

trong quá trình phỏng vấn. KTV cũng cần phải lưu ý rằng các bằng chứng kiểm toán do kỹ thuật phỏng vấn mang lại thường có độ tin cậy không cao và thường phụ thuộc vào tính chủ quan của người phỏng vấn cũng như người được phỏng vấn. Do vậy, kỹ thuật này thường được áp dụng để thu thập các bằng chứng nhằm củng cố cho các bằng chứng khác, để thu thập thêm thông tin hoặc đưa ra các phán đoán cho quá trình kiểm toán.

Xác nhận

Là sự trả lời cho một yêu cầu cung cấp thông tin nhằm xác minh lại các thông tin đã có trong các tài liệu kế toán. Chẳng hạn, KTV có thể gửi phiếu yêu cầu ngân hàng xác nhận về số dư nợ tài khoản tiền gửi, xác nhận của khách hàng về số nợ phải thu... Các thông tin thẩm tra thường được viết bằng văn bản để chứng minh cho các thông tin kế toán. Các thông tin hồi âm thường có độ tin cậy cao, đặc biệt là thông tin do người thứ ba độc lập cung cấp.

Việc thực hiện kỹ thuật xác nhận thường được thực hiện theo hình thức gửi thư yêu cầu xác nhận đến các bên có liên quan.

Tính toán

Tính toán là việc kiểm tra độ chính xác về toán học của các nguồn tài liệu và ghi chép kế toán hoặc việc thực hiện các tính toán độc lập của KTV. Tính toán cung cấp cho KTV các bằng chứng kiểm soát có độ tin cậy cao về phương diện số học.

Quy trình phân tích

Là việc phân tích các số liệu, thông tin, các tỷ suất quan trọng, qua đó tìm ra những xu hướng biến động và tìm ra những mối quan hệ có mâu thuẫn với các thông tin liên quan khác hoặc có sự chênh lệch lớn so với giá trị đã dự kiến.

Phân tích là kỹ thuật bao trùm nhất để khai thác bằng chứng kiểm toán. Việc phân tích bao gồm :

Nhận dạng các bộ phận, các khoản mục của BCTC hoặc số dư các tài khoản để xác định các vấn đề cần thẩm tra.

Nghiên cứu, đánh giá mối quan hệ nội tại giữa các yếu tố tài chính và các thông tin khác.

Thực hiện phân tích số ước tính, từ đó đánh giá khả năng có thể tồn tại các sai phạm tại các bộ phận, khoản mục được kiểm toán.

CHƯƠNG 2:

Một phần của tài liệu Hoàn thiện quy trình kiểm toán chu kỳ Bán hàng và thu tiền trong kiểm toán Báo cáo tài chính do công ty TNHH Tư Vấn Kế toán và Kiểm toán Việt Nam thực hiện (Trang 37 - 43)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(99 trang)
w