4 Các CN,Công ty phụ thuộc được Cty VTĐPT
2.2.3.2. Nhân tố quốc tế
Việc Việt Nam gia nhập WTO đã đánh dấu một bước tiến mới cho các doanh nghiệp, tạo nên thị trường vận tải hàng dự án vốn đã gay gắt nay lại càng trở nên
gay gắt hơn bởi vì kể từ đây các doanh nghiệp vận tải hàng dự án Việt Nam không chỉ cạnh tranh với nhau mà còn có sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp Việt Nam với các doanh nghiệp nước ngoài ngay trên thị trường Việt Nam, một lĩnh vực mà trước đây được xem như chưa có sự cạnh tranh với các doanh nghiệp nước ngoài.
Một số cam kết về ngành vận tải mà nước ta đã cam kết khi gia nhập WTO để thấy được sự khó khăn cho các doanh nghiệp vận tải hàng dự án. Đây chính là cơ hội và cũng là thách thức để các doanh nghiệp kinh doanh vận tải hàng dự án của Việt Nam có cơ hội nghiên cứu kỹ để có những chính sách chiến lược phù hợp với đơn vị mình để có thể nâng cao vị thế của doanh nghiệp, có thể tự tin tham gia đấu thầu trong nước và cọ xát quốc tế.
* Cam kết cụ thể cho lĩnh vực Dịch vụ vận tải
- Dịch vụ vận tải biển và hỗ trợ vận tải biển: ta chỉ cho phép các nhà cung
cấp dịch vụ nước ngoài cung cấp dịch vụ vận chuyển hàng hoá qua biên giới, không cam kết về vận chuyển hành khách qua biên giới. Tuy nhiên, họ sẽ được cung cấp đầy đủ các dịch vụ này thông qua hình thức hiện diện thương mại. Cụ thể, họ được phép thành lập liên doanh 49% vốn nước ngoài sau 2 năm kể từ khi Việt Nam gia nhập WTO để cung cấp dịch vụ vận chuyển hàng hoá và hành khách. Liên doanh được khai thác đội tàu mang cờ quốc tịch Việt Nam, ký kết hợp đồng vận chuyển hàng hoá, hành khách cho các khách hàng trong và ngoài nước trên cơ sở tuân thủ quy định trong nước và không phân biệt đối xử.
Trong trường hợp một số hãng tàu nước ngoài muốn cung cấp một số hoạt động trên bờ để phục vụ hàng hoá do chính hãng tàu vận chuyển thì họ được phép thành lập Liên doanh 51% vốn nước ngoài kể từ ngày ta gia nhập WTO để thực hiện các hoạt động đó. Do các hoạt động này phần nào trùng lặp với các hoạt động đại lý tàu biển và đại lý vận tải đường biển, một ngành nhạy cảm đối với ta nên đã đưa ra những hạn chế rất chặt trong biểu cam kết. Nguyên tắc là hãng tàu sẽ được thực hiện thêm một số hoạt động trên bờ nhưng chỉ để phục vụ cho hãng của mình và cũng chỉ được làm đầy đủ các hoạt động sau 5 năm.
container, dịch vụ thông quan, dịch vụ bãi container. Đối với ccác dịch vụ này, ta yêu cầu nước ngoài phải liên doanhtrong thời gian từ 5 đến 7 năm. Có những dịch vụ ta không cho phép hiện diện dưới hình thức 100% vốn. Các cam kết của ta về dịch vụ vận tải biển và hỗ trợ vận tải biển như vậy là khá chặt chẽ, nhiều chỗ thấp hơn hiện hành. Thời hạn chuyển đổi 5-7 năm là đủ dài để các doanh nghiệp trong nước tự điều chỉnh và vươn lên để đủ sức cạnh tranh với các doanh nghiệp nước ngoài.
Dịch vụ vận tải đường bộ: ta không cam kết về cung cấp dịch vụ vận tải
hàng hoá và hành khách qua biên giới, chỉ cho phép thành lập liên doanh 49% vốn nước ngoài hoặc hợp đồng hợp tác kinh doanh để cung cấp dịch vụ vận tải hàng hoá và hành khách tại Việt Nam. Sau 3 năm kể từ khi gia nhập, ta cho phép thành lập liên doanh 51% vốn nước ngoài để vận tải hàng hoá nhưng trên cơ sở “kiểm tra nhu cầu kinh tế”. Hạn chế này cho phép ta quyết định việc cấp phép phụ thuộc vào sự phát triển của thị trường trong nước. Đồng thời, để đảm bảo việc làm cho đội ngũ lái xe và không gây xáo trộn về thị trường lao động trong ngành, ta yêu cầu 100% lái xe phải là công dân việt nam.
Dịch vụ vận tải đường thuỷ nội địa, đường sắt và hàng không: tương tự
như vận tải đường bộ, ta chưa cho phép nhà cung cấp dịch vụ nước ngoài được cung cấp dịch vụ vận chuyển hàng hoá và hành khách qua biên giới. với dịch vụ vận tải đường thuỷ, ta cho phép thành lập liên doanh 49% vốn nước ngoài kể từ khi gia nhập WTO. Với dịch vụ vận tải đường sắt, ta cho phép thành lập liên doanh 49% vốn nước ngoài nhưng chỉ được vận tải hàng hoá.
Theo quy định của WTO, các hoạt động vận chuyển hàng hoá và hành khách theo đường hàng không không thuộc phạm vi điều chỉnh của WTO. các dịch vụ phụ trợ cho vận tải đường hàng không không thuộc phạm vi điều chỉnh của WTO gồm: dịch vụ bán và tiếp thị sản phẩm hàng không, dịch vụ đặt giữ chỗ bằng máy tính và dịch vụ sửa chữa và bảo dưỡng máy bay. đối với dịch vụ bán và tiếp thị sản phẩm hàng không, dịch vụ đặt giữ chỗ bằng máy tính, ta cam kết theo thực tế hiện hành. Đối với dịch vụ sửa chữa và bảo dưỡng máy bay, ta cho phép thành lập liên doanh
51% vốn nước ngoài kể từ khi gia nhập WTO. Sau 5 năm kể từ khi gia nhập WTO, ta cho phép thành lập Công ty 100% vốn nước ngoài.
Nhận thức được tiềm năng của dịch vụ kinh doanh vận tải hàng siêu trường siêu trọng, hàng dự án nên hiện nay tại Việt Nam số lượng doanh nghiệp kinh doanh ngành này ngày càng tăng. Có một số doanh nghiệp tư nhân mới được thành lập. Có một số doanh nghiệp kinh doanh vận tải nhưng không kinh doanh vận tải hàng dự án, hàng siêu trường siêu trọng nay đã bổ sung thêm lĩnh vực này vào ngành nghề kinh doanh của đơn vị. Có một số doanh nghiệp trước đây ngành nghề kinh doanh chính của đơn vị không phải là lĩnh vực vận tải nhưng trước nhu cầu phát triển của đơn vị và yêu cầu của thị trường, họ đã đầu tư nhiều phương tiện, trang thiết bị hiện đại để tự thực hiện việc bốc xếp vận chuyển vật tư thiết bị do đơn vị mình làm chủ đầu tư hoặc đơn vị chủ quản của mình làm chủ đầu tư. Sự biến động lớn của thị trường vận tải Việt Nam đã có tác động rất lớn đến hoạt động kinh doanh của Công ty Vận tải đa phương thức. Nó đã hạn chế thị phần của Công ty. Nếu Công ty không có những chiến lược kinh doanh phù hợp linh hoạt với thực tế thì khả năng cạnh tranh sẽ bị giảm và thậm chí có thể bị triệt tiêu.
Năng lực cạnh tranh quốc gia cũng ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Theo xếp hạng năng lực cạnh tranh toàn cầu của WEF 2006; Việt Nam xếp thứ 77/125 nước, tụt 3 bậc so với năm 2005, trong đó thể chế xếp thứ 74, cơ sở hạ tầng 83, kinh tế vĩ mô 53, ytế và giáo dục phổ thông 56, giáo dục đại học 90, hiệu quả thị trường 73, độ sẵn sàng về công nghệ 85, mức độ hài lòng doanh nghiệp 86, mức độ sáng tạo 75. Theo xếp hạng môi trường kinh doanh của WB/IFC 2007: việt nam xếp thứ 104/175 nước, tụt 5 bậc so với 2006, trong đó: khởi sự doanh nghiệp thứ 97, cấp phép thứ 25, thuê lao động 104, đăng ký tài sản 34, tiếp cận tín dụng 83, bảo vệ nhà đầu tư 170, nộp thuế 120, XNK 75, thực hiện hợp đồng 94, đóng cửa doanh nghiệp 116. Theo báo cáo của Liên Hợp quốc về FDI 2006 Việt nam xếp thứ 74/114 nước về triển vọng thu hút FDI năm 2005 tụt 4 bậc, thứ 53 về hiệu quả FDI. Theo bảng đánh giá xếp loại của các tổ chức thế giới thì năng lực cạnh tranh của việt nam đều tụt so với năm 2005, điều này
sẽ là khó khăn cho các doanh nghiệp việt nam nói chung và công ty vận tải đa phương thức nói riêng đặc biệt là trong giai đoạn Việt Nam gia nhập tổ chức thương mại thế giới WTO.
Với chính sách Việt Nam sẽ là bạn với các quốc gia trên thế giới, mối quan hệ giữa Việt Nam với các nước đã được cải thiện rất nhiều, ngay cả Mỹ một nước được xem là thù địch với ta nay cũng đã khép lại quá khứ, bình thường hoá quan hệ với Việt Nam. Điều này đã tạo điều kiện cho các doanh nghiệp có có hội tiếp cận với công nghệ mới, thực hiện chuyển giao công nghệ, nâng cao vị thế của doanh nghiệp Việt nam với thế giới. Công ty vận tải đa phương thức có cơ hội cọ xát với nhiều doanh nghiệp nước ngoài, học tập được nhiều kinh nghiệm từ các đối tác nước ngoài.
Hiện tượng sát nhập và mua lại các công ty để hình thành các công ty đa quốc gia lớn hơn, mạnh hơn hình thành các mạng lưới công ty con kinh doanh toàn cầu đang là xu hướng trong doanh nghiệp của các nước trên thế giới cũng là một áp lực đối với các doanh nghiệp Việt nam.
Hệ thống pháp luật quốc tế, những hiệp định và thoả thuận của các hiệp hội ngành nghề được nhiều quốc gia tuân thủ đã có ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp vận tải hàng dự án. Hiện nay đội tàu biển của Công ty đã thực hiện đầy đủ các quy định của Hiệp Hội Hàng Hải Thế giới để lấy được chứng chỉ ISM.CODE, chứng chỉ quản lý an toàn SMC để có thể thực hiện vận chuyển hàng hoá ra hải phận quốc tế. Hiện nay quốc tế cũng đã có một số quy định cho các doanh nghiệp thực hiện vận tải đa phương thức và Việt Nam cũng đã tiếp cận và có một số quy định cho các doanh nghiệp Việt Nam khi thực hiện vận tải đa phương thức. Công ty Vận tải đa phương thức đã lấy được chứng nhận kinh doanh vận tải đa phương thức.
Xu thế hội nhập kinh tế khu vực và toàn cầu hoá đã giảm thiểu các rào cản về các thủ tục xuất nhập khẩu, thuế làm cho hàng hoá lưu thông dễ dàng nhanh chóng. Đội ngũ khai thuê hải quan của Công ty vận tải đa phương thức phải luôn luôn theo dõi, cập nhật các chính sách thuế xuất nhập khẩu, nâng cao nghiệp vụ
phục vụ khách hàng nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty.
Hiện nay có một thực tế là có một số doanh nghiệp nước ngoài kinh doanh vận tải hàng dự án đã lạm dụng tính chất phục vụ các dự án trọng điểm của Quốc gia liên kết với các Nhà cung cấp thiết bị đã tạm nhập tái xuất thiết bị phương tiện vào kinh doanh vận tải hàng dự án tại Việt Nam. Đây là khó khăn lớn cho Công ty Vận tải đa Phương thức cũng như các doanh nghiệp kinh doanh cùng ngành của Việt Nam. Đồng thời đây cũng chính là cơ hội để Công ty Vận tải đa phương thức có thể cọ xát, học hỏi cung cách quản lý, điều hành dự án của các tập đoàn nổi tiếng trên thế giới.