Đầu tư nâng cao chất lượng nguồn nhân lực

Một phần của tài liệu Đầu tư phát triển kinh tế tỉnh Hải Dương giai đoạn 2005 - 2009: Thực trạng và giải pháp (Trang 63 - 64)

- Cho phép các doanh nghiệp được phát hành cổ phiếu, trái phiếu thông qua bảo lãnh của ngân hàng để tìm kiếm và huy động vốn của dân cư và các nhà đầu tư

2.2.2.3.Đầu tư nâng cao chất lượng nguồn nhân lực

2.2.2.1.Chuyển dịch cơ cấu vốn hợp lý

2.2.2.3.Đầu tư nâng cao chất lượng nguồn nhân lực

Nguồn nhân lựcchính là yếu tố quan tro ̣ng ảnh hưởng đến kết quả và hiê ̣u quả đầu tư vì công cuô ̣c đầu tư là do con người thực hiê ̣n. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong giai đoạn hiện nay trở thành một vấn đề cấp bách, nhất là yêu cầu của sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước và trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế. Thực tế cho thấy chất lượng nguồn nhân lực ở Hải Dương còn nhiều vấn đề cần bàn, chỉ tính trong các cơ quan hành chính sự nghiệp của tỉnh hiện nay tình trạng vừa thừa vừa thiếu diễn ra thường xuyên, thiếu cán bộ, chuyên gia...

Thực trạng đó đòi hỏi các cấp chính quyền tỉnh phải có chính sách ưu tiên phát triển sự nghiệp giáo dục và đào tạo trên địa bàn tỉnh. Tiếp tục củng cố hệ thống các trường cao đẳng, trung học chuyên nghiệp, các trường dạy nghề trên địa bàn tỉnh đào tạo nguồn nhân lực cho phát triển kinh tế xã hội của tỉnh. Đa dạng hoá các hình thức đào tạo như chính quy, tại chức, liên thông, chuyên tu, cử tuyển… từ dài hạn, trung hạn đến ngắn hạn để thu hút được nhiều thành phần tham gia cả ở thành thị, nông thôn, vùng sâu, vùng xa…

Có chính sách thích hợp để thúc đẩy chuyển di ̣ch cơ cấu lao đô ̣ng phù hợp với chủ trương tái cơ cấu nền kinh tế của Chính phủ.

Hoàn thiê ̣n và kiê ̣n toàn ma ̣ng lưới các Trung tâm giáo du ̣c thường xuyên. Thành lâ ̣p thêm các trung tâm kỹ thuâ ̣t tổng hợp hướng nghiê ̣p và da ̣y nghề.

Tập trung đào tạo đội ngũ cán bộ quản lý, lực lượng chuyên gia kỹ thuật, các nhà sản xuất, kinh doanh giỏi, phát triển đội ngũ các nhà doanh nghiệp trẻ. Trước mắt, cần quan tâm đào tạo cán bộ kỹ thuật, khuyến nông, khuyến lâm giỏi, các nhà sản xuất giỏi.

Có những chính sách đãi ngộ mang tính đột phá, tạo môi trường làm việc hấp dẫn nhằm thu hút nhân tài về công tác và phục vụ trên địa bàn tỉnh.

Tiếp tu ̣c thực hiê ̣n đổi mới nô ̣i dung, chương trình và phương pháp giảng da ̣y theo hướng tiếp câ ̣n với những tiến bô ̣ khoa ho ̣c kỹ thuâ ̣t và công nghê ̣ thông tin. Tăng ường quản lý Nhà nước trong lĩnh vực đào ta ̣o, nhất là đào ta ̣o nghề.

KẾT LUẬN

tiến trình phát triển kinh tế của cả nước thông qua con đường công nghiệp hoá-hiện đại hoá, xây dựng một nền kinh tế mở. Những thành tựu về đầu tư phát triển kinh tế - xã hội mà Hải Dương đạt được trong thời gian qua là một minh chứng cho những nỗ lực cố gắng của tỉnh và rất đáng ghi nhận. Tuy nhiên, có thể thấy bên cạnh những mặt đạt được thì vẫn còn tồn tại nhiều yếu kém và bất cập. Trước những thách thức rất gay gắt và cạnh tranh quyết liệt, nhất là trong bối cảnh kinh tế, xã hội của tỉnh còn nhiều yếu tố lạc hậu, chậm phát triển, đòi hỏi tỉnh Hải Dương cần phải có sự nghiên cứu, xem xét một cách nghiêm túc đến cơ chế, chính sách, và việc thực hiện, triển khai các hoạt động đầu tư trên địa bàn tỉnh. Từ đó đưa ra được những quyết sách phù hợp và đúng đắn đưa hoạt động đầu tư nói riêng và hoạt động phát triển kinh tế xã hội của tỉnh nói chung lên một tầm cao mới. Đó cũng chính là vấn đề mà đề tài quan tâm.

Một phần của tài liệu Đầu tư phát triển kinh tế tỉnh Hải Dương giai đoạn 2005 - 2009: Thực trạng và giải pháp (Trang 63 - 64)