Đầu tư phát triển hệ thống thông tin liên lạc

Một phần của tài liệu Đầu tư phát triển kinh tế tỉnh Hải Dương giai đoạn 2005 - 2009: Thực trạng và giải pháp (Trang 35 - 36)

Mạng lưới bưu chính - viễn thông trong giai đoạn 2005-2009 được tập trung đầu tư đồng bộ và mở rộng để triển khai cung cấp các loại hình dịch vụ đa dạng, tiện ích tới người dân đặc biệt là các đồng bào vùng sâu vùng xa. Đến năm hết năm 2009, 100% xã trên địa bàn có máy điện thoại, đẩy mạnh phát triển cơ sơ hạ tầng mạng viễn thông nông thôn.

Cùng với công tác đầu tư cho mạng lưới bưu chính viễn thông, công tác đầu tư phát triển mạng lưới viễn thông trên địa bàn tỉnh đã có những bước phát triển nổi bật. Các đài phát thanh huyện, thành phố đều được nâng cấp. Hệ thống truyền hình cáp được mở rộng tới 70% số hộ trên địa bàn thành phố Hải Dương, các thị trấn: Phả Lại, Sao Đỏ ( Chí Linh ), Phú Thái ( Kim Thành ), Nam Sách; cơ sở vật chất Đài Truyền hình Hải Dương cơ bản được hoàn thiện, hoàn thành và đưa vào sử dụng trường quay đa năng, đảm bảo tốt công tác thông tin tuyên truyền, nâng cao đời sống văn hóa của nhân dân. Các tổng đài vệ tinh được triển khai lắp đặt và đưa vào sử dụng hoạt động ổn định, nâng cao năng lực mạng lưới, đảm bảo phục vụ cho nhu cầu phát triển thông tin viễn thông trên địa bàn trong thời gian dài.

Nhiều dịch vụ mới được đầu tư triển khai có tốc độ tăng tương đối nhanh như: dịch vụ điện thoại IP, dịch vụ điện thoại di động, dịch vụ Mega VNN, dịch vụ chuyển phát nhanh… Chất lượng dịch vụ viễn thông nông thôn được nâng cao thông qua dự án cáp quang hoá các tuyến truyền dẫn xuống xã và cụm xã, thay thế dần phương thức truyền dẫn hiện có. Nhờ vậy mà tốc độ tăng trưởng doanh thu dịch vụ bưu chính - viễn thông bình quân hành năm đạt 5%

Tuy nhiên, vốn đầu tư cho hệ thống thông tin – liên lạc vẫn còn thiếu và yếu, bình quân mỗi năm chỉ chiếm khoảng 7% tổng vốn đầu tư xã hội. Vì thế trong thời gian tới, tỉnh cần quan tâm hơn nữa tới lĩnh vực này.

d. Đầu tư phát triển hạ tầng xã hội

Trong giai đoạn 2005-2009, đầu tư phát triển hạ tầng xã hội chiếm một tỷ trọng khá cao trong cơ cấu nguồn vốn của tỉnh trung bình 27,6 % một năm, chỉ xếp sau đầu tư phát triển sản xuất.

Một phần của tài liệu Đầu tư phát triển kinh tế tỉnh Hải Dương giai đoạn 2005 - 2009: Thực trạng và giải pháp (Trang 35 - 36)