Hệ số ICOR

Một phần của tài liệu Đầu tư phát triển kinh tế tỉnh Hải Dương giai đoạn 2005 - 2009: Thực trạng và giải pháp (Trang 44)

- Đầu tư phát triển lĩnh vực y tế

b.Hệ số ICOR

Hệ số ICOR ( Incremental Capital Ouput Ratio - tỷ số gia tăng của vốn so với sản lượng ) là tỷ số giữa vốn đầu tư tăng thêm với GDP tăng thêm, hay là suất đầu tư cần thiết để tạo ra một đơn vị sản lượng trong kỳ. Như vậy, khi một đồng vốn bỏ ra để đầu tư có đạt được hiệu quả hay không sẽ được phản ánh trong hệ số ICOR.

Bảng 1.22: ICOR của Hải Dương giai đoạn 2005 - 2009

Chỉ tiêu Đơn vị 2005 2006 2007 2008 2009

Tỷ lệ vốn đầu tư/GDP % 46,88 54,10 69,57 66,07 61,27

Tốc độ tăng GDP % 11,9 10,9 11,5 10,9 5,9

ICOR 3,9 4,7 6,1 6,1 10,4

Nguồn: Tính toán từ niên giám thống kê của Hải Dương

Nhìn vào bảng số liệu trên, có thể thấy ICOR của Hải Dương có xu hướng ngày càng tăng. Năm 2005 tỷ lệ là 3,9 thì đến 2009 đã là 10,4 gấp gần 3 lần. Không thể phủ nhận một điều là ICOR tăng nhanh tức là hiệu quả đầu tư cũng sẽ sụt giảm mạnh và nếu ICOR giảm thì không đồng nghĩa với chất lượng đầu tư đã tăng lên. Theo đánh giá của các chuyên gia thì đầu tư ở Việt Nam mới chỉ tập trung vào “chiều rộng “ nên rõ ràng hiệu quả của nó sẽ không cao và không tương xứng với nguồn lực bỏ ra. Hải Dương cũng không nằm ngoài điều đó. Hệ số ICOR không phải là tiêu chí duy nhất để đánh giá hiệu quả đầu tư, nhưng đây là tiêu chí quan trọng hàng đầu, từ những thất thoát và lãng phí trong đầu tư xây dựng thì sự gia tăng của hệ số này vẫn là một điều đáng lo ngại.

Một phần của tài liệu Đầu tư phát triển kinh tế tỉnh Hải Dương giai đoạn 2005 - 2009: Thực trạng và giải pháp (Trang 44)