Ngành công nghiệp – xây dựng

Một phần của tài liệu Đầu tư phát triển kinh tế tỉnh Hải Dương giai đoạn 2005 - 2009: Thực trạng và giải pháp (Trang 27 - 28)

- Lâm nghiệp

1.2.4.2.Ngành công nghiệp – xây dựng

Trong cơ cấu vốn đầu tư của tỉnh, ngành này chiếm khoảng 50-60%, tốc độ tăng vốn liên hoàn đứng thứ hai trong ba nhóm ngành vào khoảng 28.44%/năm. Nếu năm 2005 số vốn đầu tư vào công nghiệp và xây dựng của Hải Dương là 3193 tỷ thì đến năm 2009 con số này đã lên đên 8108 tỷ đồng. Trong giai đoạn 2005-2009, có những năm tốc độ gia tăng vốn rất cao (131,96% vào năm 2007) nhưng có những năm lượng vốn này lại sụt giảm mạnh ( giảm 7,36% năm 2009 ). Điều này có thể được lý giải là do vốn thực hiện một dự án công nghiệp ( và đi liền với nó là xây dựng ) là rất lớn nên những năm nào mà số dự án về công nghiệp tăng lên thì cũng sẽ kéo theo sự gia tăng rất lớn của vốn đầu tư và ngược lại.

Với phương châm cải thiện cơ sở hạ tầng để thu hút và thúc đẩy vốn đầu tư trong và ngoài nước, Hải Dương đã dành phần lớn nguồn Ngân sách và vốn tín dụng Nhà nước để đầu tư cho lĩnh vực này. Trong năm năm qua, một loạt các công trình đã được xây mới như : xây dựng các khu công nghiệp Tân Trường, Tàu thủy Lai Vu, Dự án Dây chuyền 3 của Công ty Xi măng Hoàng Thạch… Các công trình này đã đẩy tỷ trọng vốn đầu tư của khu vực công nghiệp – xây dựng lên một cách đáng kể.

Do có nhiều lợi thế về tài nguyên khoáng sản, một lượng lớn vốn đầu tư đã tập trung vào ngành khai thác và chế biến. Giai đoạn 2005-2009 tỉnh tiếp tục tập trung đầu tư chiều sâu, đổi mới công nghệ, bổ sung thêm nhiều năng lực sản xuất mới như: Dây chuyền 3 của Công ty Xi măng Hoàng Thạch đi vào hoạt động vào cuối quý III/2009, nâng tổng công suất của Công ty từ 2,3 triệu tấn lên 3,5 triệu tấn/năm, Khu liên hợp sản xuất gang thép Hòa Phát của Công ty Cổ phần thép Hòa Phát có quy mô 320.000 tấn/năm, Nhà máy sản xuất phôi thép vuông 295.000 tấn/năm của Công ty cổ phần B.C.H … Bên cạnh đó, đa dạng hoá quy mô và cơ cấu ngành nghề, đưa thêm vào một số ngành nghề mới như: lắp ráp điện tử, điện lạnh, sản xuất động cơ điện, linh kiện xe máy, đồ nhựa…

theo hướng tập trung đầu tư vào lĩnh vực có hiệu quả cao như sản xuất vật liệu xây dựng, chế biến, lắp ráp hàng cơ khí điện tử và hàng tiêu dùng.

Một phần của tài liệu Đầu tư phát triển kinh tế tỉnh Hải Dương giai đoạn 2005 - 2009: Thực trạng và giải pháp (Trang 27 - 28)